Tại Quyết định số 640/QĐ-BCT, Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt được phân loại theo mã HS 2922.42.20 có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc và trên cơ sở kết quả rà soát lần thứ nhất (mã vụ việc AR01.AD09) với nội dung chi tiết nêu tại Thông báo được ban hành kèm theo Quyết định số 640/QĐ-BCT.
![Áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia. Ảnh minh họa, nguồn internet Áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia. Ảnh minh họa, nguồn internet](https://media.thuonghieucongluan.vn/uploads/2022/04/09/bot-ngot-tq-1524553821-1649462945.jpg)
Các quyết định miễn trừ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đã được Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành trước ngày quyết định này có hiệu lực được tiếp tục có giá trị thực hiện đến hết thời hạn hiệu lực của quyết định miễn trừ đó.
Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá được thực hiện theo pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, pháp luật về thuế xuất nhập khẩu và các quy định pháp luật có liên quan.
Trước đó, ngày 22/07/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1933/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia.
Tiếp đó, ngày 28/09/2021, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 2217/QĐ-BCT rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia, Trung Quốc.
Biện pháp chống bán phá giá đối với bột ngọt nhập khẩu từ Trung Quốc và Indonesia sẽ có hiệu lực trong vòng 05 năm. Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, sau 01 năm kể từ ngày áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức, các bên liên quan có quyền nộp hồ sơ đề nghị rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Lê Pháp (T/h)