Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sản xuất xanh - Giải pháp ứng phó cho doanh nghiệp khi đơn hàng giảm

Nhanh chóng chuyển đổi sang sản xuất xanh, bền vững là giải pháp tất yếu để doanh nghiệp phát triển trong bối cảnh các yêu cầu từ thị trường ngày càng khắt khe.

Sản xuất xanh đang trở thành xu thế tất yếu trên toàn cầu, từ các quốc gia phát triển đến những nền kinh tế mới nổi. Nhiều quy định về sản xuất xanh, bền vững đã được Châu Âu - một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam, đưa ra.

Doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng chuyển đổi sang hướng sản xuất xanh, bền vững để đáp ứng những quy định ngày càng cao của thị trường. Điều này là thay đổi tất yếu để hàng hóa Việt tiếp cận với các thị trường khó tính. Đây cũng được xem là giải pháp dài hạn để ứng phó với tình trạng kinh tế thế giới khó khăn, sụt giảm đơn hàng.

Doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng chuyển đổi sang hướng sản xuất xanh, bền vững để đáp ứng những quy định ngày càng cao của thị trường. Ảnh minh họa
Doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng chuyển đổi sang hướng sản xuất xanh, bền vững để đáp ứng những quy định ngày càng cao của thị trường. Ảnh minh họa.

Công ty CP Kết nối Thời trang Faslink từ năm 2022 đến nay vẫn mở rộng được thị trường xuất khẩu nhờ đáp ứng tốt nhu cầu của bạn hàng Châu Âu dù thời gian vừa qua là giai đoạn khó khăn của nhiều doanh nghiệp. Với sản phẩm vải làm từ vật liệu thân thiện với môi trường như bã cà phê hay sen, doanh nghiệp thu hút được sự chú ý của nhiều khách hàng. Trung bình cứ 10 khách tìm hiểu sản phẩm thì có 3 khách chốt đơn.

Mảng xuất khẩu chiếm tới 5% tổng doanh thu của công ty chỉ sau hơn 1 năm. Bà Trần Hoàng Phú Xuân, Tổng Giám đốc Công ty CP Kết nối Thời trang Faslink, cho biết: “Các sản phẩm muốn xuất khẩu thì chúng tôi phải có các bản mô tả sản phẩm thận trọng, đáp ứng toàn bộ nhu cầu chứng minh về sản xuất bền vững và có thêm nhiều tính năng nhờ công nghệ sợi”. 

Doanh nghiệp cũng cho biết, nhu cầu của thị trường thế giới với các sản phẩm có chất lượng tốt vẫn ổn định.

Theo ý kiến từ các chuyên gia, các lĩnh vực xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như dệt may, da giày chịu nhiều tác động khi kinh tế thế giới bất ổn do các ngành hàng này chủ yếu vấn là gia công, phụ thuộc vào các đơn hàng lớn, thâm dụng lao động. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dư địa cho phân khúc thị trường cao cấp đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn sản xuất.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, đánh giá: “Yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường buộc doanh nghiệp thay đổi để làm sao sản xuất xanh, giảm chi phí. Khi tham gia thị trường phải có các chứng chỉ, yêu cầu mà những thị trường khó tính đặt ra”.

Theo giới quan sát, vốn đầu tư chính là khó khăn lớn nhất khi doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất xanh. Để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi hiệu quả hơn, Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh kiến nghị Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi tín dụng, kích cầu đầu tư liên quan ngoài nguồn tín dụng xanh ưu đãi lãi suất từ các tổ chức tài chính hiện có.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cho rằng: “Để xanh hóa thì phải có quá trình chúng ta đầu tư. Nếu doanh nghiệp đầu tư cái này thì thành phố có chính sách hỗ trợ lãi suất, cấp bù lãi suất trong thời gian 5 - 7 năm, để doanh nghiệp mạnh dạn tái cơ cấu, chuyển đổi lại cấu trúc sản phẩm, đổi mới công nghệ của mình”.

Ngoài ra, quá trình chuyển đổi xanh đòi hỏi sự tham gia, hợp tác của nhiều bên trong chuỗi giá trị. Bởi vậy, để việc chuyển đổi diễn ra nhanh chóng cùng chi phí tiết giảm, các chuyên gia lưu ý doanh nghiệp cần tăng cường khả năng đàm phán với bạn hàng, đối tác.

Hồng Nhung (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Triển lãm ảnh đất và người Quảng Bình nhân kỷ niệm 420 năm
Triển lãm ảnh đất và người Quảng Bình nhân kỷ niệm 420 năm

Từ ngày 26/4 – 28/4, tại khuôn viên trụ sở Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Bình sẽ diễn ra Triển lãm ảnh cá nhân của nghệ sĩ nhiếp ảnh Bách Chiến.

Câu chuyện kinh doanh của đại gia bán lẻ công nghệ Việt Nam
Câu chuyện kinh doanh của đại gia bán lẻ công nghệ Việt Nam

Hiện nay, hai đại gia công nghệ có nhiều cửa hàng và kinh doanh nhiều loại hàng hóa khác nhau là FPT và Thế Giới Di Động. Hai "ông lớn" này đều đã lên sàn chứng khoán. Cổ phiếu của Thế Giới Di Động thì giảm trong tháng Tư nhưng cổ phiếu của FPT thì vẫn duy trì được độ hót nhất định.

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa nâng cao công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024
Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa nâng cao công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và luôn coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá (QLTT) đã ban hành Quyết định số 333/QĐ-QLTTTH về ban hành Kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024.

Lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa triển khai công tác quản lý các hoạt động mùa du lịch biển 2024
Lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa triển khai công tác quản lý các hoạt động mùa du lịch biển 2024

Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hóa với cương vị là đơn vị chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành của UBND huyện Hoằng Hóa vừa xây dựng Kế hoạch số 66/KH-Đ3 ngày 17/4/2024 về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn khu du lịch biển Hải Tiến năm 2024.

Đồng Nai xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần 2,2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024
Đồng Nai xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần 2,2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024

Theo Cục Thống kê Đồng Nai, ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2024 của Đồng Nai đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 3,69% so với tháng trước và tăng hơn 12,7% so với tháng 4/2023.

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới
Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới nhưng sản lượng thịt heo năm 2024 của Việt Nam dự báo chỉ tăng nhẹ 0,5% so với năm trước lên 2,05 triệu tấn.