Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sẽ xây dựng thương hiệu Huế thành kinh đô ẩm thực

Nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy tinh hoa Ẩm thực Huế, nâng cao hình ảnh của Ẩm thực Huế trong khu vực và trên thế giới, mới đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức tuần lễ Festival Huế 2022. Với 2 chương trình lễ hội ẩm thực trong tuần lễ Festival Huế 2022, tỉnh Thừa Thiên - Huế kỳ vọng đây sẽ là sản phẩm tạo sức bật cho du lịch.

Từ nay đến ngày 26/06, du khách có cơ hội thưởng thức món ngon của 18 tỉnh, thành tại 83 gian hàng trong lễ hội "Ẩm thực kinh đô Huế với bốn phương", do Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) phối hợp Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức. Với chủ đề "Tôn vinh quá khứ - Kiến tạo tương lai", lễ hội là một trong những chuỗi sự kiện đồng hành của tuần lễ Festival Huế 2022.

Thương hiệu văn hóa du lịch

Theo ông Lã Quốc Khánh - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam, đồng Trưởng Ban Tổ chức lễ hội "Ẩm thực kinh đô Huế với bốn phương": Lễ hội nhằm giới thiệu tới du khách, công chúng những nét độc đáo, đặc sắc, có giá trị lịch sử của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Lễ hội góp phần lan tỏa và khẳng định mạnh mẽ vị thế ẩm thực Huế - một thương hiệu văn hóa - du lịch có giá trị xứng tầm và đang được tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng cộng đồng doanh nghiệp, các nghệ nhân đồng hành phát triển.

"Chương trình là nơi hội tụ các sắc thái ẩm thực vùng miền với nét đặc sắc vốn có của ẩm thực Huế. Điều này chứng minh rằng phát triển văn hóa ẩm thực là chủ trương đúng đắn và chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để xây dựng ẩm thực Việt Nam trở thành thương hiệu quốc gia" - ông Lã Quốc Khánh khẳng định.

Sau 2 năm tạm dừng vì dịch Covid-19, Festival Huế 2022 sắp trở lại vào cuối tháng 6 này. Đây là kỳ festival đầu tiên tổ chức theo định hướng 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông với hơn 50 hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra quanh năm nhằm tôn vinh, quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng đất, khai thác các thế mạnh về danh thắng, kiến trúc, du lịch tâm linh, thu hút khách du lịch hướng đến việc đưa Huế thành thành phố festival đặc trưng của Việt Nam.
Sau 2 năm tạm dừng vì dịch Covid-19, Festival Huế 2022 trở lại vào cuối tháng 6 này. Đây là kỳ festival đầu tiên tổ chức theo định hướng 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông với hơn 50 hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra quanh năm nhằm tôn vinh, quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng đất, khai thác các thế mạnh về danh thắng, kiến trúc, du lịch tâm linh, thu hút khách du lịch hướng đến việc đưa Huế thành thành phố festival đặc trưng của Việt Nam.

Đến với lễ hội, nhiều du khách trải nghiệm món đặc trưng từ sản phẩm truyền thống, món Việt Nam cổ, món tiến vua; các gian hàng giới thiệu sản phẩm thực dưỡng; món ăn dân gian đường phố địa phương… Nếu như Hà Nội có phở cuốn Ngũ Xã, cá kho trà cổ thụ, chè cốm, xôi Phú Thượng, bún ốc thì Điện Biên mang đến gà đen Tủa Chùa, xôi chim Mường Thanh, thịt heo xay hấp lá chuối. Còn Quảng Ninh có chả mực, gà đồi Tiên Yên, nem Quảng Yên, khâu nhục Tiên Yên.

Ngoài các món ăn của 3 miền, du khách còn được xem Nghệ nhân Ưu tú Phan Tôn Gia Hiền làm bánh cung đình Huế; nghệ nhân Diệp Chấn Hưng, Phó Chủ nhiệm CLB Nghệ nhân ẩm thực đương đại, làm bánh bao nghệ thuật; nhà giáo - nghệ nhân Mai Thị Trà chế biến món chè tiến vua…

Sức bật cho du lịch Huế

Cũng trong khuôn khổ tuần lễ Festival Huế 2022, từ ngày 25 đến 30/6, sẽ diễn ra Lễ hội Ẩm thực đường phố 2022 do Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức tại tuyến đường đi bộ dọc bờ sông Hương với 35 gian hàng và hơn 100 món ăn ngon.

Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết Lễ hội Ẩm thực đường phố 2022 là tiền đề để hiệp hội phối hợp với Sở Du lịch tìm kiếm cơ hội với các đối tác, huy động nguồn lực xây dựng, hình thành một số không gian, khu ẩm thực đường phố độc đáo, tiến đến tổ chức thường xuyên trong các lễ hội và hằng tuần phục vụ du khách. Bên cạnh đó, lễ hội giúp kết nối với các công ty lữ hành để xây dựng tour ẩm thực đường phố giới thiệu đến du khách, xây dựng Huế thành một trong những trung tâm ẩm thực đường phố nổi tiếng.

ễ hội cũng là cầu nối cho nghệ nhân, doanh nhân, doanh nghiệp kinh doanh về văn hóa ẩm thực trên cả nước có dịp gặp gỡ, giao lưu nhằm cùng nhau phát triển, xây dựng, nâng tầm nền văn hóa ẩm thực Việt
Lễ hội cũng là cầu nối cho nghệ nhân, doanh nhân, doanh nghiệp kinh doanh về văn hóa ẩm thực trên cả nước có dịp gặp gỡ, giao lưu nhằm cùng nhau phát triển, xây dựng, nâng tầm nền văn hóa ẩm thực Việt.

Huế hiện có 1.700 món ăn đã được kiểm kê, phân thành 3 loại: ẩm thực dân gian, ẩm thực cung đình và ẩm thực chay. Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, ẩm thực là loại hình du lịch có sức hút rất lớn đối với du khách hiện nay, được nhiều điểm đến khai thác thành công, nhiều du khách chọn đến Huế vì muốn thưởng thức các món ăn. Sở Du lịch đang nghiên cứu dự án "Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Huế - Kinh đô ẩm thực" cho các đặc sản ẩm thực Huế. Dự án tập trung nghiên cứu nhằm đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho 22 món ăn đặc trưng và có vùng nguyên liệu bảo đảm, tiến tới đăng ký bản quyền và quản lý hiệu quả món ăn Huế.

Vào 20 giờ hôm nay, 25/6, tuần lễ Festival Huế 2022 chính thức bắt đầu với chương trình nghệ thuật khai màn "Ước vọng tương lai tươi sáng" tổ chức tại sân khấu Ngọ Môn - Đại nội Huế (300.000 đồng/vé). Kéo dài đến ngày 30/6 với nhiều chương trình chính như Hoàng cung giao hòa, âm nhạc Trịnh Công Sơn, dấu ấn nghệ thuật tuồng Huế "Ngàn xưa âm vọng", lễ hội đường phố..., tuần lễ Festival Huế 2022 hứa hẹn sẽ mang tới cho công chúng một lễ hội tươi trẻ, tầm vóc.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.

Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ
Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ

Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 1546/UBND-NCKS về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ dịp Lễ 30/4, 1/5 và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và du lịch Hè 2024.

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.