Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tại Hà Nam, Thái Bình: Hé lộ hàng loạt sai phạm trong khai thác cát

LTS: “Cát tặc” hoành hành trên các sông, gây sạt lở đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người dân tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc xử lý như thế nào - thì đây vẫn đang là bài toán khó, chưa có lời giải...

THCLLTS: “Cát tặc” hoành hành trên các sông, gây sạt lở đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người dân tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc xử lý như thế nào - thì đây vẫn đang là bài toán khó, chưa có lời giải...

Bài 1: Vấn nạn cát tặc thuộc tỉnh nào?

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trăn trở: “Tuần trước tôi về quê, thấy có tình trạng người dân mang cuốc xẻng ra... ẩu đả với cát tặc. Còn nhớ, năm 2004, người dân ở đây từng va chạm với cát tặc dẫn tới đổ máu”.

Cát tặc dùng chiêu... "ngủ ngày hút đêm"

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhìn nhận, tại huyện Lý Nhân (Hà Nam), cát tặc thường "ngủ ngày, hút đêm". Vì vậy, một khi Bộ Giao thông Vận tải không phối hợp với địa phương quản lý tốt, sẽ khiến một bộ phận không nhỏ người dân sống dọc hai bên các tuyến sông hồng (những khu vực bị cát tặc hoành hành) bức xúc.

Gần đây nhất (15/3) tại ngã ba sông Hồng, nơi giáp ranh 3 tỉnh Hưng Yên, Hà Nam và Thái Bình, anh Nguyễn Hồng Quân (40 tuổi, Hưng Hà, Thái Bình) bị bắn vào bụng, do có người nghi hút cát trái phép gây ra.

“Việc khai thác cát trái phép đang diễn ra rất phức tạp và có chuyện "bảo kê", xã hội đen nhắn tin đe dọa cán bộ lãnh đạo, gây bức xúc ở địa phương, cũng chính là liên quan tới vấn đề này. Trong khi đó, doanh nghiệp thu về lợi nhuận khủng từ khai thác cát, nếu không quản lý tốt sẽ gây thất thu lớn”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Cũng theo Bộ trưởng, trên các tuyến sông, có rất nhiều cơ quan quản lý, việc nạo vét lòng sông, thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông Vận tải; lĩnh vực quản lý tài nguyên, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; quản lý nước, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

Khi nạo vét sông, các doanh nghiệp lợi dụng để khai thác cát. Tình trạng này, không riêng gì Bắc Giang, Bắc Ninh, mà các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình đều lên tiếng. Do đó, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải dừng cấp phép các dự án nạo vét luồng sông, giao việc này cho địa phương.

Trước đó (9/3), tỉnh Bắc Ninh có văn bản gửi lên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, đề nghị tiếp tục tạm dừng dự án khai thác cát, nạo vét luồng lạch tận thu sản phẩm trên tuyến sông Cầu (dự án do Cục Đường thủy nội địa cấp phép).

Bắc Ninh cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra về việc “một số cá nhân từ trung ương đến địa phương đứng sau "bảo kê", đe dọa” cán bộ chuyên môn, lãnh đạo sở, ngành và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, liên quan đến việc tỉnh này muốn dừng dự án trên.

Theo báo cáo của huyện Quế Võ (Bắc Ninh) gửi UBND tỉnh ngày 15/3, qua giám sát từ ngày 26/2 - 12/3 cho thấy, khu vực dự án đã diễn ra hoạt động nạo vét, hút cát cả ngày lẫn đêm, thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang, giáp ranh với 3 xã của huyện. Cụ thể, tại xã Việt Thống, có 20 - 25 tàu hút cát mỗi ngày; xã Quế Tân, 13 - 15 tàu; xã Phù Lãng có 20 - 25 tàu. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an khẩn trương xác minh sự việc nêu trên, báo cáo kết quả lên Thủ tướng trong tháng 3...

Cát tặc "làm mưa làm gió" tại Thái Bình - Hà Nam

Tại Hà Nam, Thái Bình: Hé lộ hàng loạt sai phạm trong khai thác cát - Hình 1

Đôi bờ sông Hồng thuộc địa phận các tỉnh Hà Nam, Thái Bình đang bị cát tặc đục khoét

Ghi nhận của PV tại 2 bờ sông Hồng, qua địa bàn xã Chân Lý (Lý Nhân, Hà Nam), và xã Hồng Lý ( Vũ Thư, Thái Bình), các công ty khai thác cát có hành vi vi phạm, tiểm ẩn nguy cơ sạt lở bờ kè, cuốn trôi đất sản xuất của người dân.

Do quá bức xúc, trước đó (17/4/ 2016), người dân đã có hành động tự phát: đánh đắm tàu cuốc hút cát số 19 của Công ty CP Xây dựng và đầu tư Phúc Lợi. 

Theo hồ sơ, tại địa bàn xã Chân Lý, có 1 dự án nạo vét luồng tận thu. Đây là khu vực ngã ba sông Hồng - sông Luộc, giáp ranh các tỉnh Hà Nam - Thái Bình - Hưng Yên. Năm 2014, Công ty CP Xây dựng và đầu tư Phúc Lợi (Hà Nội) được Cục Đường thủy nội địa (Bộ Giao thông Vận tải) cấp phép thực hiện Dự án cải tạo luồng lạch sông Hồng. Cụ thể, tại HĐ số 32 - thực hiện dự án nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa quốc gia - sông Hồng khu vực bãi Việt Hùng, Phạm Lỗ (Hà Nam) và bãi chân chim kết hợp tận thu sản phẩm, do Cục phó Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, ông Hoàng Minh Toàn ký với thời gian nạo vét 4 năm từ mùa cạn năm 2014.

Được biết, cũng chính Cục phó Hoàng Minh Toàn là người đã ký các giấy cấp phép cho DN tư nhân Sáu Hằng tại Hưng Yên; doanh nghiệp này đã lợi dụng danh nghĩa làm bến cảng để khai thác cát trái phép. Sự việc, sau đó được Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Hoàng Hồng Giang khẳng định "không hề hay biết việc cấp dưới ký văn bản cấp phép này (!).

Theo phản ánh của người dân, hoạt động khai thác cát quá mức cho phép, khai thác không đúng giấy phép được cấp của Công ty CP Xây dựng và đầu tư Phúc Lợi khiến cư dân bức xúc. Tình trạng căng thẳng giữa người dân ven sông với các đơn vị khai thác cát xảy ra thường xuyên vì người dân cho rằng, các tàu hút cát hoạt động là nguyên nhân gây nguy cơ sụt lún bờ kè, sạt lở đất canh tác ở bờ sông. Không những thế, họ còn lo lắng việc khai thác cát có thể làm bờ kè sông Hồng sạt lở bất cứ lúc nào và hàng tỷ đồng sẽ theo đó trôi sông!

Không thể chịu nổi tiếng ồn và nguy cơ sụt lở đê kè, đất canh tác, người dân xã Chân Lý đã kéo đến văn phòng đại diện của doanh nghiệp để yêu cầu dừng hút cát. Thế nhưng, các cán bộ, nhân viên ở đây lại có hành động bằng cách xì hơi ga, tạt xăng, dọa... đốt người dân (?!). Hậu quả của vụ việc làm đó đã khiến ông Trần Đăng Trào bị bỏng mắt độ 2.

Bức xúc trước tình trạng cát tặc tại địa phương, ông Trần Khắc Sơn, Bí thư Chi bộ 2, thôn Đồng Yên, xã Chân Lý cho biết, lợi dụng đêm tối, nhiều tàu cát tự ý vượt qua phao chỉ giới 200 m vào sát bờ: “Khai thác cát sai về vị trí, độ sâu, thời gian quy định, khai thác cả đêm, kể cả giấc ngủ của người dân cũng không được yên, như thế ảnh hưởng đến kè Chân Lý”.

Theo ông Trần Quang Vinh, Chủ tịch UBND xã Chân Lý: Từ tháng 9/2015, tình trạng khai thác cát trên sông diễn ra phức tạp, nhất là từ khi tàu cuốc của Công ty CP Xây dựng và đầu tư Phúc Lợi được Cục Đường thủy nội địa cấp phép hoạt động và sau đó liên tiếp xảy ra xung đột giữa người dân và doanh nghiệp.

Vấn đề đặt ra: Công tác kiểm tra, giám sát vẫn chưa thường xuyên! Cơ quan nào cấp phép thì đề nghị ngành chức năng của cơ quan đó phải tiến hành kiểm tra, giám sát. Nếu có vi phạm thì phải xử lý! Cần công khai địa điểm, vị trí khai thác để ngươi dân được biết và cùng giám sát.

Tại xã Hồng Lý (Vũ Thư, Thái Bình), có đơn thư của Chủ tịch UBND xã Trần Quốc Hoàn và bà con thôn Gia Lạc, thôn Hội Kê gửi Công an tỉnh, Công an huyện Vũ Thư và Phòng CSGT - Công an tỉnh, phản ánh về việc: "Gần đây, có rất nhiều phương tiện tàu thuyền vào khai thác cát dọc tuyến đê thuộc địa bàn xã. Tàu thuyền khai thác rất gần bờ kè, bờ đê cả ngày và đêm, ảnh hướng tới tuyến đê kè và đất canh tác. Việc khai thác gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới sức khỏe - đời sống của người dân địa phương”.

UBND xã Hồng Lý đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn tuyến đê kè và ổn định đời sống, sức khỏe của người dân.

Thái Bình: không chấp thuận dự án nạo vét dòng chảy

Tại Hà Nam, Thái Bình: Hé lộ hàng loạt sai phạm trong khai thác cát - Hình 2

Cát tặc tung hoành cả ngày lẫn đêm, nhưng vẫn không có một lực lượng nào ra quân xử lý?

Không chỉ nạo vét tận thu cát tại địa bàn Hà Nam, theo phản ánh của người dân khu vực cát tặc sông Hồng, thuộc địa bàn giáp ranh giữa huyện Hưng Hà (Thái Bình) và Lý Nhân (Hà Nam), cát tặc tung hoành cả ngày lẫn đêm, nhưng vẫn không có một lực lượng nào ra quân xử lý?

Ghi nhận của PV tại khúc sông Hồng, thuộc địa bàn xã Độc Lập – Minh Tân và bên kia bờ là huyện Lý Nhân (Hà Nam). Cứ vào buổi tối, hàng chục tàu hút công suất lớn lại thi nhau đục khoét lòng sông Hồng. Trong khi ban ngày, các vòi hút vẫn hoạt động hết công suất. Theo quan sát, những chiếc tàu này chỉ lấy cát, còn sỏi, rác hút lên được trả lại lòng sông qua chiếc sàng. Đáng nói, việc hút cát diễn ra bất kể ngày đêm, thế nhưng không thấy bóng dáng bất kỳ một lực lượng chức năng nào xử lý!

Theo báo cáo của UBND xã Minh Tân, UBND xã Độc Lập và Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình), tình trạng khai thác cát trái phép đã diễn ra từ nhiều năm qua, thế nhưng các cơ quan này cũng chỉ biết ghi nhận ý kiến của người dân rồi báo cáo lên cấp trên, bởi vì không có phương tiện và biện pháp để xử lý.

Báo cáo của Cục Đường thủy Nội địa cho biết: "Trên dòng chảy sông Hồng, thuộc địa bàn 4 tỉnh Hà Nam – Thái Bình – Hưng Yên – Nam Định, hiện có 1 dự án nạo vét dòng chảy thuộc khu vực Việt Hùng – Phạm Lỗ, Hà Nam và Bãi Chim".

Như vậy, theo các quy định hiện hành thì doanh nghiệp khi thực hiện dự án phải được sự chấp thuận và bàn giao mốc giới của chính quyền các địa phương, nơi dự án đi qua.

Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình khẳng định: "Thái Bình không chấp thuận cho bất cứ một dự án nạo vét dòng chảy nào trên địa bàn tỉnh".

Trong khi đó, theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình, trên địa bàn tỉnh hiện có 9 mỏ cát, đã được UBND tỉnh cấp phép. Tuy nhiên, trên địa bàn 2 xã là Độc Lập và Minh Tân, không có mỏ cát nào được cấp phép. Đồng thời, trên địa bàn tỉnh cũng không có dự án nạo vét nào được chấp thuận…

Nhóm PV

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.