Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Cát tặc” đục khoét lòng sông Hồng: Dự án bảo vệ cầu Nhật Tân đang bị đe dọa!

Việc “cát tặc” đua nhau đục khoét lòng sông Hồng (thuộc địa bàn phường Thụy Phương; phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), khai thác cát trái phép đang đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của các vị trí của bờ kè chữ U (thuộc Dự án nắn dòng, đảm bảo an toàn của cầu Nhật Tân).

THCL Việc “cát tặc” đua nhau đục khoét lòng sông Hồng (thuộc địa bàn phường Thụy Phương; phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), khai thác cát trái phép đang đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của các vị trí của bờ kè chữ U (thuộc Dự án nắn dòng, đảm bảo an toàn của cầu Nhật Tân).

“Cát tặc” đục khoét lòng sông Hồng: Dự án bảo vệ cầu Nhật Tân đang bị đe dọa! - Hình 1“Cát tặc” đục khoét lòng sông Hồng: Dự án bảo vệ cầu Nhật Tân đang bị đe dọa! - Hình 1

Hàng loạt tàu trọng tải lớn vẫn đua nhau đục khoét lòng sông Hồng (Ảnh: Hùng Long)

Như Thương hiệu & Công luận đã thông tin, theo quy hoạch, trên địa bàn phường Thụy Phương và phường Đông Ngạc không được phép khai thác cát, lập bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng… Tuy nhiên, trên sông Hồng (đoạn thuộc địa phận phường Đông Ngạc) hàng loạt tàu thuyền vẫn ngang nhiên hút cát giữa “thanh thiên bạch nhật”, thậm chí nhiều bãi cát lớn còn được tập kết sát khu vực chân cầu Thăng Long…

Việc “cát tặc” đua nhau đục khoét lòng sông để khai thác khoáng sản - đã gây biến đổi dòng chảy, sạt lở đất ven sông, thay đổi luồng lạch, hệ thống báo hiệu giao thông. Cùng với đó là việc các phương tiện khai thác cát, sỏi đỗ, đậu không đúng nơi quy định, lấn luồng, tạo nên những yếu tố gây cản trở và mất an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông trên tuyến.

Điều đáng nói, tình trạng này đã xảy ra khá lâu, nhưng đến nay vẫn chưa được chính quyền địa phương và cơ quan chức năng xử lý dứt điểm, hàng loạt tàu vẫn ngạo nghễ nối đuôi nhau “dàn trận”, hút cát dưới lòng sông Hồng (!).

Theo ghi nhận của phóng viên (từ ngày 19 đến ngày 21/11/2016), ngay dưới chân cầu Thăng Long (chỉ cách các mố cầu chừng hơn 100 mét) vẫn có hàng chục tầu quốc, tầu hút, cùng các tầu đang neo đậu chờ “ăn cát” để vận chuyển đến điểm tập kết, tiêu thụ.

Những chiếc tàu hút có trọng tải từ 100 - 200 khối, hoạt động liên tục hết công Suất. Sau khi hút xong cát, các tàu này di chuyển vào các bến bãi tập kết trái phép tại đại bàn phường Đông Ngạc, phường Thụy Phương (Bắc Từ Liêm) và một bến tập kết tại xã Hải Bối (Đông Anh).

Mặt khác, việc các đối tượng đua nhau khai thác cát trên sông Hồng đang đe dọa đến an toàn của các vị trí của bờ kè chữa U (thuộc Dự án nắn dòng, đảm bảo an toàn của cầu Nhật Tân). Bởi, theo quan sát của phóng viên, các vị trí sạt lở tại bãi nổi giữa sông Hồng gần đây cho thấy, có khoảng 30 - 40 m theo chiều dài đã không còn.

Được biết, Dự án nắn dòng chảy sông Hồng, đoạn qua Hà Nội được chia làm 3 hạng mục, gồm: Xây dựng hệ thống kè có hình chữ U theo hướng dòng chảy bọc gần kín bãi nổi Nhật Tân (thuộc phường Nhật Tân, phường Phú Thượng, Tây Hồ); xây dựng một bức tường kè để nắn dòng chảy chếch hẳn về phía huyện Đông Anh, thay vì khu vực quận Tây Hồ; xây dựng hệ thống kè bờ sông Hồng đoạn địa phận Tàm Xá (xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh) và khu vực thuộc cống Liên Mạc (Bắc Từ Liêm).

Khi dự án này hoàn công, sông Hồng sau khi chảy qua cầu Thăng Long sẽ được nắn dòng, chảy chính qua phía huyện Đông Anh (dòng chảy phía quận Tây Hồ sẽ trở thành dòng phụ). Bức tường bê tông cốt thép bọc bãi nổi Nhật Tân nhằm cố định bãi nổi, không để lượng cát lớn trên bãi dịch chuyển, ảnh hưởng tới giao thông đường thủy.

Mục tiêu của hạng mục nắn dòng tiêu tốn 25 triệu USD này là “ngăn lượng cát lớn trên bãi dịch chuyển” tránh ảnh hưởng đến dòng chảy. Thế nhưng, bất chấp các mối hiểm họa đang tiềm ẩn, “cát tặc” vẫn ngày đêm “móc ruột” sông Hồng.

“Cát tặc” đục khoét lòng sông Hồng: Dự án bảo vệ cầu Nhật Tân đang bị đe dọa! - Hình 2“Cát tặc” đục khoét lòng sông Hồng: Dự án bảo vệ cầu Nhật Tân đang bị đe dọa! - Hình 2

Nhiều bãi tập kết cát trái phép "mọc" sát chân cầu Thăng Long (Ảnh: Hùng Long)

Trước đó, theo Quy hoạch Số: 711/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội, về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng cát, sỏi trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nêu rõ: Các điểm chung chuyển vật liệu xây dựng gần cầu Thăng Long chủ yếu trên địa bàn 02 phường là Phường Thụy Phương và phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm) đều không nằm trong quy hoạch này.

Nhằm bảo vệ tài nguyên, khoáng sản quốc gia, UBND quận Bắc Từ Liêm đã ra nhiều văn bản. Trong đó, có Văn bản số 2210 ngày 15/8/2016 gửi các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan về việc “Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm”. Nội dung công văn nêu rõ, tại phường Thụy Phương và phường Đông Ngạc, diện tích quy hoạch theo QĐ 711/QĐ-UBND là 0 (ha).

Tuy nhiên, hàng loạt tàu vẫn ngang nhiên hút cát sát chân cầu Thăng Long; và nhiều bãi tập kết cát sai quy định vẫn “mọc” lên dọc 2 bên bờ sông Hồng (thuộc địa bàn phường Thụy Phương, Đông Ngạc)… trước sự im lặng của chính quyền địa phương, khiến người dân vô cùng bức xúc.

Để xảy ra tình trạng này, trách nhiệm quản lý của chính quyền ở đâu? Vì sao hành vi khai thác cát trái phép, ngang nhiên thành lập bãi tập kết sai quy định không bị xử lý? Có hay không việc “chống lưng” cho những sai phạm ngang nhiên hoành hành?...

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Hùng Long

Bài liên quan

Tin mới

Tăng trưởng tại các thị trường chủ lực thúc đẩy doanh số xuất khẩu của Vinamilk
Tăng trưởng tại các thị trường chủ lực thúc đẩy doanh số xuất khẩu của Vinamilk

Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.

Hơn 1.600 cổ đông tham dự, MB chi đến hơn 800 triệu đồng tặng phong bì cho cổ đông
Hơn 1.600 cổ đông tham dự, MB chi đến hơn 800 triệu đồng tặng phong bì cho cổ đông

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều nội dung quan trọng được đệ trình và thông qua. Mỗi cổ đông đến dự Đại hội đều được ngân hàng này gửi tặng phong bì 500.000 đồng. Như vậy, với khoảng hơn 1.600 cổ đông tham dự, MB đã phải chi đến hơn 800 triệu đồng.

Giá lúa gạo hôm nay 19/4: Đi ngang, cuối vụ Đông Xuân nguồn hàng ít
Giá lúa gạo hôm nay 19/4: Đi ngang, cuối vụ Đông Xuân nguồn hàng ít

Hôm nay 19/4, giá lúa gạo không biến động. Cuối vụ Đông Xuân nguồn hàng ít, khó mua và được chào bán giá cao.

Sen Vàng tăng vốn điều lệ lên 5.135 tỷ đồng và đặt mục tiêu khôi phục lại các nghiệp vụ môi giới cơ bản
Sen Vàng tăng vốn điều lệ lên 5.135 tỷ đồng và đặt mục tiêu khôi phục lại các nghiệp vụ môi giới cơ bản

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Công ty cổ phần chứng khoán Sen Vàng (GLS) diễn ra đầu tuần qua đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 5.135 tỷ đồng và đặt mục tiêu khôi phục lại các nghiệp vụ môi giới cơ bản.

Việt Nam-Australia: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch
Việt Nam-Australia: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch

Ông Kevin Hogan, Bộ trưởng phụ trách về thương mại và du lịch cho rằng, Việt Nam-Australia còn nhiều tiềm năng và dư địa, đặc biệt trong xúc tiến thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch.

PC Quảng Ninh góp phần đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu về chuyển đổi số
PC Quảng Ninh góp phần đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu về chuyển đổi số

Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) thực hiện chuyển đổi số trong việc cung cấp các dịch vụ điện đối với các khách hàng có nhu cầu về điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, góp phần đưa tỉnh nhà trở thành một trong những địa phương trong cả nước đi đầu về chuyển đổi số ở cả ba lĩnh vực là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.