Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tại sao VTV bị ép giá bản quyền ASIAD?

Dưới góc nhìn một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bản quyền truyền hình, Giám đốc kênh thể thao VTC3 Vũ Quang Huy cho rằng việc giá bản quyền ASIAD 2018 tại Việt Nam tăng gấp nhiều lần so với các kỳ đại hội trước có nguyên nhân từ hiệu ứng U23 Việt Nam. Nhưng liệu đây có phải là yếu tố duy nhất để lý giải cho việc các nhà đài Việt Nam bị "ép giá"?

Ở VCK U23 châu Á hồi đầu năm, U23 Việt Nam từ một đội bóng kém tên tuổi bất ngờ đi một mạch lên ngôi Á quân, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm rất lớn.

Tại sao VTV bị ép giá bản quyền ASIAD? - Hình 1

Hiệu ứng U23 Việt Nam tạo cơ hội để đối tác ép giá nhà đài Việt Nam

"Giải nào có U23 Việt Nam tham dự, giải ấy sẽ rất "hot". Từ giờ trở đi cứ xác định nhanh là mọi giải đấu có U23 Việt Nam thi đấu, các đối tác đều sẽ tìm cách ép giá nhà đài Việt Nam”, ông Vũ Quang Huy nhấn mạnh.

Bên cạnh xu hướng tăng chung, việc giá bản quyền truyền hình các giải thể thao (World Cup, Euro, ASIAD, AFF Cup, SEA Games...) tại Việt Nam tăng phi mã thời gian qua không thể không nói tới vai trò và trách nhiệm của các nhà đài.

Trong thông báo phát đi tối 30/7, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) cho biết "không thể đàm phán việc mua bản quyền ASIAD 2018", do đối tác KjsmWorld Corp (trụ sở Hàn Quốc, đơn vị mua lại từ Ban tổ chức Á vận hội) đặt giá quá cao.

Chia sẻ thêm về thông báo trên, ông Phan Ngọc Tiến - Trưởng Ban sản xuất các chương trình thể thao VTV, nhận định: "Sau khi VTV mua được bản quyền World Cup 2018 thì có thể đối tác nước ngoài có cái nhìn khác về năng lực tài chính của VTV".

Ở thương vụ bản quyền World Cup vừa qua, VTV và đối tác đã có gần 2 năm đàm phán căng thẳng về mức giá. VTV chỉ chấp thuận trả mức giá phù hợp trong khi đối tác kiên quyết không hạ giá và sự việc chỉ được giải quyết sau khi 2 tập đoàn lớn trong nước hỗ trợ thêm kinh phí để VTV mua thành công bản quyền, phục vụ khán giả.

Ngược trở lại khoảng 10 năm trước, việc các nhà đài cạnh tranh độc quyền gói bản quyền Ngoại hạng Anh, thậm chí "đi đêm", chấp thuận trả giá cao để bằng mọi giá sở hữu độc quyền đã tạo cơ hội cho đối tác thối giá và ép giá. Điều này tạo tiền lệ xấu cho các cuộc thương thảo hợp đồng bản quyền thể thao sau này, khi các đối tác "bắt thóp" được nhà đài Việt Nam để đưa ra mức giá và cách thức đàm phán có lợi nhất cho mình.

Đại diện một nhà đài kể câu chuyện hậu trường xung quanh quá trình tiếp cận bản quyền World Cup 2018, rằng phía đối tác đã rất lọc lõi khi mời đại diện các nhà đài Việt Nam tới để chào bán gói bản quyền, song thay vì mời tất cả, họ mời lần lượt từng đại diện vào phòng đàm phán. Và như thế, khiến những người còn lại ngồi ngoài thấp thỏm không rõ bên trong hai bên thoả thuận những gì, và liệu "đối thủ" có hớt tay trên giành gói bản quyền hay không. 

"Ông nào nôn nóng, tham vọng độc quyền bằng mọi giá thì rất có thể chấp thuận mức giá (dù là) đắt đỏ mà đối tác đưa ra. Và như thế là đã "mắc câu" họ rồi", đại diện nhà đài trên chia sẻ.

Với sự phát triển của truyền hình trả tiền, cũng như mức sống của người dân ngày một tăng, Việt Nam dự báo đã, đang và sẽ là thị trường béo bở cho các đơn vị kinh doanh các gói bản quyền truyền hình thể thao.

Đòi hỏi mua giá rẻ đối với các giải đấu được quan tâm gần như là không tưởng. Câu chuyện cần bàn là làm sao để có sự chủ động và mức giá chấp nhận được, không để người dân thấp thỏm và là đối tượng chịu thiệt nếu nhà đài đàm phán thất bại.

Một trong những mô hình được nhắc đến là liên kết giữa các nhà đài. Dẫn chứng ngay tại World Cup 2018, trước tình cảnh đối tác chào giá cao, các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia đều sử dụng mô hình liên kết . Theo đó các nhà đài, doanh nghiệp cùng góp kinh phí, cử đại diện đứng ra đàm phán trên tinh thần "các bên cùng có lợi" (vừa qua VTV cũng phải nhờ tới sự góp sức của 2 tập đoàn lớn mới đủ kinh phí để mua bản quyền World Cup 2018). 

Tất nhiên khi nhóm nhà đài có được bản quyền, người dân - khách hàng của họ cũng được hưởng lợi.

Bàn thêm về vấn đề này, bình luận viên bóng đá Ngô Quang Tùng cho rằng, trong kinh doanh nói chung và vấn đề bản quyền truyền hình nói riêng luôn chứa đựng những yếu tố may mắn hoặc rủi ro.

"Song nếu các nhà đài Việt Nam thực sự dự đoán được tình hình và luôn đặt mục tiêu phục vụ khán giả lên hàng đầu thì hoàn toàn có thể có những cam kết dài hơi với FIFA (giữ bản quyền World Cup), UEFA (giữ bản quyền EURO), Hội đồng Olympic châu Á (giữ bản quyền ASIAD)", bình luận viên Quang Tùng góp ý.

Dẫn chứng cụ thể vụ bản quyền truyền hình ASIAD, bình luận viên kỳ cựu này cho rằng nếu VTV thông qua Ủy ban Olympic Việt Nam để có cuộc làm việc, cam kết gắn bó với OCA 5-10 năm, khẳng định được là đối tác tin cậy, cam kết đi cùng nhau trên một đoạn đường đủ dài thì chắc chắn không có chuyện giá bản quyền tăng đột biến như những gì đã diễn ra thời gian qua.

Bảo Ngọc

Bài liên quan

Tin mới

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Shinhan Life Việt Nam vừa công bố Báo cáo Tài chính năm 2023
Shinhan Life Việt Nam vừa công bố Báo cáo Tài chính năm 2023

Shinhan Life Việt Nam vừa công bố Báo cáo Tài chính năm 2023 với doanh thu đạt 391 tỷ đồng, tỷ lệ thanh toán tối thiểu ở mức cao 10.721%.

PV Drilling (PVD) đặt mục tiêu lãi ròng năm 2024 đạt 380 tỷ đồng
PV Drilling (PVD) đặt mục tiêu lãi ròng năm 2024 đạt 380 tỷ đồng

Năm 2024, PV Drilling có kế hoạch đầu tư khoảng 2.661 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là thực hiện các dự án chuyển tiếp từ năm 2023 như cụm thiết bị sửa giếng HWU, xây dựng nhà xưởng...

Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác
Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác

Chiều 19/4, Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác nội chính, tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với văn phòng cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.