Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng cường chất lượng thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng (TPCN) trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Lợi dụng lỗ hổng trong quản lý, sự buông lỏng hậu kiểm, hoặc do thủ tục cấp giấy chứng nhận đơn giản...

Hiện nay, trong cơ chế thị trường, Ngành Dược có thay đổi căn bản tạo ra thị trường thuốc, dược liệu phong phú, thuận lợi cho người sử dụng trong đó phải kể đến sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) được sử dụng khá là phổ biến. Trước đây phần lớn sản phẩm phục vụ thị trường trong nước đều nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên đến nay, sản phẩm sản xuất trong nước đã chiếm ưu thế, với 65% đến 70% thực phẩm bảo vệ sức khỏe phục vụ người tiêu dùng do các doanh nghiệp trong nước sản xuất, thậm chí đã có một số loại TPCN của Việt Nam xuất khẩu đi các nước. Thống kê của Cục ATTP (Bộ Y tế), cả nước hiện có hơn 1.000 cơ sở chuyên sản xuất TPCN. Thực tế cho thấy, phần lớn doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ, thậm chí nhiều doanh nghiệp hiện nay chỉ có một phòng tại khu tập thể, lắp điều hòa, trang bị vài máy dập viên, máy nghiền cũng là cơ sở sản xuất TPCN; nhân lực tham gia sản xuất cũng đa dạng, nhiều người không có kiến thức chuyên ngành... Sản xuất trong điều kiện như vậy cho nên chất lượng chắc chắn không bảo đảm và nhất là không công bằng trong hoạt động thương mại, khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất quy mô lớn với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.

Tăng cường chất lượng thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Hình 1

Cần nhiều chế tài để năng cao và xử lý những trường hợp TPCN vi phạm

Nhưng kèm theo những điều đó lại nảy sinh ra nhiều vấn đề phức tạp mới cần phải giải quyết, nổi cộm là: Chất lượng và đảm bảo chất lượng thuốc, dược liệu. Thuốc kém chất lượng, thuốc giả, thuốc hết hạn dùng, thuốc không được phép lưu hành, dược liệu giả mạo, nhầm lẫn, kém chất lượng vẫn xuất hiện trên thị trường và đang có chiều hướng gia tăng. Xác định được vấn đề này, Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm đã tăng cường nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, dược liệu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng lưu hành trên địa bàn tỉnh, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng thuốc và nâng cao hiệu quả phòng, chữa bệnh cho cộng đồng.

Chính những bất cập trên nên vào đầu năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2018/NÐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm (ATTP), từ ngày 1-7-2019, tất cả các cơ sở sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) yêu cầu: Việc áp dụng tiêu chuẩn GMP đối với sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe là tất yếu, đó là các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, nhà xưởng, hệ thống lưu thông không khí, chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất ít nhất phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành. Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất phải đáp ứng các quy định chặt chẽ về hệ thống hồ sơ sổ sách; kiểm soát nguyên liệu đầu vào; đạt yêu cầu về hệ thống kiểm nghiệm.

Cần tăng cường khâu hậu kiểm

Qua thực tế kiểm tra cho thấy, khâu hậu kiểm, kiểm soát chất lượng TPCN là khó nhất. Một phần do thiếu thiết bị kiểm tra, một phần do TPCN thuộc chuyên ngành lĩnh vực y tế nên khi kiểm tra chỉ có thể tin tưởng vào giấy tờ lô hàng, nguồn gốc xuất xứ chứ không thể nhận biết chất lượng bằng cảm quan. Một vấn đề nan giải nữa là việc kiểm soát TPCN xách tay rất khó vì giao dịch chủ yếu trên mạng và bán chuyền tay.

Đồng tình với quan điểm trên, đại diện Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho rằng, việc kiểm soát vẫn rất khó khăn do lợi nhuận kinh doanh lĩnh vực TPCN rất cao, trong khi mức xử phạt các vi phạm lại chưa đủ sức răn đe. Hiện nay hành lang pháp lý về quản lý TPCN tại Việt Nam chưa rõ ràng dẫn đến nhiều bất cập và nguy cơ. Điều kiện sản xuất chưa được quy định cụ thể, mà chung chung là sản xuất thực phẩm.

Để có những giải pháp cụ thể siết chặt TPCN, ông Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam lưu ý, lâu nay TPCN không phải là thuốc, nên chưa có quy định bắt buộc công bố định lượng sản phẩm và không kiểm nghiệm lâm sàng như thuốc. Trong khi đó, một bộ phận người dân lại coi TPCN là thuốc. Vậy nên, “các cơ quan chức năng cần sớm ban hành tiêu chuẩn về TPCN, khi đó mới có thể kiểm soát được”, ông Đáng nhấn mạnh.

Để "mạnh tay” với những vi phạm trong quản lý TPCN, ông Nguyễn Thanh Phong, khẳng định, Bộ Y tế đang chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm, không thực hiện đúng việc công bố chất lượng sản phẩm cũng như quy định ghi nhãn mác sẽ bị xử lý nghiêm.

H.A

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ
Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an vừa có Thư khen, biểu dương thành tích xuất sắc của các đơn vị, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, làm giả thực phẩm chức năng chống đột quỵ quy mô lớn.

Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023
Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023

Số liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Mỹ (NCHS) thể hiện, số ca sinh tại nước này đã giảm từ 3.667.758 ca vào năm 2022 xuống còn 3.591.328 vào năm 2023.

Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024
Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024

Sáng ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024 của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (mã PET) đã không đủ điều kiện tổ chức. Theo quy định, PET sẽ tổ chức đại hội lần 2 sau 30 ngày kể từ ngày hôm nay.

Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%
Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 đã qua kiểm toán. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175% so với cùng kỳ quý I/2023.

TP. Hồ Chí Minh: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi  đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%
TP. Hồ Chí Minh: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi  đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%

Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đến nay, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi (trẻ sinh năm 2022 và 2021) thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%.

Giao dịch chứng khoán sáng 26/4: Nhờ sự nỗ lực của cặp đôi lớn VCB và VIC, thị trường đã tạm dừng phiên sáng trong sắc xanh nhạt
Giao dịch chứng khoán sáng 26/4: Nhờ sự nỗ lực của cặp đôi lớn VCB và VIC, thị trường đã tạm dừng phiên sáng trong sắc xanh nhạt

Áp lực bán gia tăng khiến VN-Index đuối sức bởi sắc đỏ lan rộng hơn, tuy nhiên nhờ sự nỗ lực của cặp đôi lớn VCB và VIC, thị trường đã tạm dừng phiên sáng trong sắc xanh nhạt.