Chè Thái Nguyên ở thời điểm hơn 10 năm trước, khi tỉnh Thái Nguyên bắt đầu đẩy mạnh việc cải tạo và thay thế giống chè cũ bằng các giống mới cho năng suất và chất lượng cao hơn.
. Song song với gìn giữ giống chè trung du (điển hình là ở ,thương hiệu, Chè Thái Tân CươngTP. Thái Nguyên) đã tạo nên thương hiệu "Chè Thái". Khoảng năm 2017, có thể coi đó là thời điểm kết thúc một giai đoạn, chè giống mới của Thái Nguyên đã đạt gần 80%. Hơn 20% còn lại vẫn là giống chè trung du.
Cũng trong thời gian này, tỉnh phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2020. Mục tiêu chính của Đề án là đẩy mạnh phát triển vùng chè tập trung bằng những giống có năng suất, chất lượng cao. Chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ chè. Một điểm nữa mà tỉnh đặc biệt quan tâm đó là vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất.
Đề án đạt hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh nên đã hình thành được các vùng sản xuất chè tập trung ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, công nghệ cao, sản xuất chè theo quy trình VietGAP, sản xuất chè hữu cơ và theo hướng hữu cơ. Cụ thể, giai đoạn 2017-2020, trồng mới, trồng thay thế 3.200ha chè bằng các giống mới có năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu cao. Phấn đấu giai đoạn 2017-2020, hỗ trợ chứng nhận VietGAP (GAP khác) 300ha/năm trở lên; chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm 50 cơ sở/năm…
Hiện nay, Thái Nguyên có diện tích chè lớn nhất toàn quốc, khoảng 22.500ha (khoảng 80% diện tích trong số này là chè kinh doanh), năng suất chè cũng cao nhất toàn quốc với 115 tạ/ha (trung bình toàn quốc khoảng 80 - 85 tạ/ha). Sản lượng chè Thái Nguyên đạt trên 240 nghìn tấn. Diện tích đủ điều kiện chứng nhận VietGAP, hữu cơ trên địa bàn tỉnh hiện nay là khoảng 6.000ha. Cơ bản những vùng chè sản xuất tập trung đã ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho chè. Chính nhờ sự chủ động này nên nhiều nơi làm được chè vụ Đông, đồng thời nâng cao được chất lượng của chè.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất và chế biến sản phẩm chè, Sở Nông nghiệp và PTNT hàng năm đều phê duyệt Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với những cây chủ lực như cây chè, Sở đã tiến hành lấy mẫu ở nơi sản xuất tại vùng chè tập trung và lấy mẫu ở cơ sở sản xuất kinh doanh để kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật xem có vượt ngưỡng cho phép theo thông tư của Bộ Y tế không. Việc lấy mẫu sẽ được thực hiện ngẫu nhiên. Mỗi năm Sở thực hiện lấy và kiểm tra khoảng 5 -7 trăm mẫu nhưng những năm gần đây gần như không phát hiện trường hợp không đủ điều kiện. Điều đó cho thấy người làm chè đã rất chú trọng trong việc tuân thủ các quy định về sản xuất an toàn.
Đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 300 doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè. Trong số 76 sản phẩm OCOP được chứng nhận cho đến hết năm 2020, phần lớn đều là những sản phẩm chè. Năm 2021 dự kiến sẽ có thêm khoảng 60 sản phẩm OCOP nữa và chè vẫn là sản phẩm chủ đạo. Đi kèm với việc được chứng nhận OCOP nói riêng và xây dựng thành công thương hiệu nói chung, nhiều doanh nghiệp, HTX đã đưa giá trị sản phẩm của mình lên cao hơn nhiều so với chính mình trước đó.
Việc người làm chè thay đổi tư duy và phương thức sản xuất thực sự là những tín hiệu lạc quan bền vững. Chè Thái Nguyên vươn xa được hơn nữa, cần thu hút được doanh nghiệp đủ mạnh trong lĩnh vực chế biến sâu các sản phẩm từ chè. Chè có thể chế biến thành các sản phẩm tinh lọc khác phù hợp với nhu cầu thưởng thức của khách hàng nước ngoài hoặc tạo ra các sản phẩm ứng dụng trong dược liệu, chăm sóc sắc đẹp… Cùng với đó, dù đã có nhiều chuyển biến tích cực song chúng ta cần làm tốt hơn nữa việc liên kết vùng để tạo ra được các vùng chè lớn, tương đồng về chất lượng. Xa hơn nữa, cần xây dựng được mã vùng trồng, định danh vùng sản xuất theo quy định của Luật Trồng trọt, bởi đây là điều kiện cứng để xuất khẩu vào thị trường EU…
Hoàng Thiệp