Chuyển dịch cơ cấu có định hướng
Năm 2018, KT-XH nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm và tiềm ẩn yếu tố khó lường; song, tỉnh Thái Nguyên xác định là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của cả nhiệm kỳ.
Đồng thời, thực hiện phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” của Chính phủ, Thái nguyên có sự phát triển bứt phá trong một số lĩnh vực, nhất là thu hút đầu tư. KT-XH phát triển ở mức cao và ổn định. Quản lý tài nguyên, BVMT, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu có nhiều tiến bộ. Đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều thành tựu; tiềm lực QP-AN được tăng cường; trật tự, ATXH được bảo đảm. công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường; các chính sách xã hội được quan tâm đúng mức; diện mạo của tỉnh từ thành thị đến nông thôn, có nhiều khởi sắc; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Để có được kết quả này là do sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của các DN, doanh nhân và người dân. Đặc biệt, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2015 – 2020), đã đề ra 15 nhóm chỉ tiêu, trong đó có 19 chỉ tiêu thành phần. Đến nay, đã có 19/19 chỉ tiêu đều đạt về tiến độ theo thời gian (12/19 chỉ tiêu đạt vượt mang tính bứt phá). Riêng năm 2018, có 16/16 chỉ tiêu đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đạt thành tựu đáng kể trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH.
Lễ thông cầu kỹ thuật cầu Bến Tượng
Về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng CN-XD, TM-DV, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản mà mục tiêu NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2018, dự ước khu vực CN-XD chiếm tỷ trọng 57,2%, khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng 10,9%, khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm tỷ trọng 31,9%. Giá trị sản xuất CN (theo giá so sánh 2010) ước đạt 670,1 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so cùng kỳ, bằng 103,8% kế hoạch (so sánh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Thái Nguyên đứng thứ nhất; trong vùng Thủ đô, Thái Nguyên đứng thứ 2/10; đứng thứ 4/63 tỉnh, thành phố trong cả nước).
Tích cực triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từng bước chuyển đổi mô hình theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Thu NSNN đạt trên 15.000 tỉ đồng (vượt trên 7, 7 tỉ đồng so với năm 2015. Tăng trên 6,8% so với dự toán). Tỉnh phấn đấu tự cân đối thu - chi ngân sách vào năm 2019. Giá trị XK đạt trên 25,06 tỷ USD, tăng 10,2% so với 2017 (đứng thứ 4/63 tỉnh, thành phố trong cả nước).
Điểm sáng thu hút đầu tư
Môi trường đầu tư của tỉnh ngày càng thông thoáng, công khai, minh bạch, đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 6.500 DN, 129 DA FDI, tổng vốn đăng ký gần 7,3 tỷ USD; Tháng 7/2018, tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư, với tinh thần đổi mới về tư duy, phương pháp, cách làm và mô hình tổ chức; kết quả đã có 43 nhà đầu tư, 63 DA, số vốn đăng ký đạt trên 113.000 tỷ đồng.
Các hoạt động sau Hội nghị xúc tiến đầu tư đã và đang được triển khai khẩn trương, đúng quy trình, quy định và có nhiều đổi mới. Nhiều DA, có sức lan tỏa cao đã được thực hiện, nổi bật là dự án Samsung với tổng mức đầu tư gần 6,4 tỷ USD; DA khai thác và chế biến khoáng sản đa kim Núi Pháo; DA Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc và các DA xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt Sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị 2 bên bờ sông Cầu; DA quảng trường Võ Nguyên Giáp; Dự án nâng cấp, sửa chữa Trung tâm dịch vụ thi đấu thể thao tỉnh Thái Nguyên; DA xây dựng TTHC mới huyện Đồng Hỷ…
Phối cảnh Khu đô thị phía Tây thành phố Thái Nguyên
Tháng 11/2018, đã tổ chức thành công Hội nghị tiếp xúc cử tri và đối thoại DN tỉnh Thái Nguyên. Hội nghị có ý nghĩa quan trọng, tạo sự gần gũi, thân thiện giữa chính quyền và DN; đồng thời thể hiện tinh thần xây dựng chính quyền đồng hành, phục vụ nhân dân, phục vụ DN.
Thái Nguyên đang tích cực triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từng bước chuyển đổi mô hình theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn (đang triển khai thí điểm việc dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn...), phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại.
Chương trình xây dựng NTM được đẩy mạnh; toàn tỉnh có 68/139 xã đạt chuẩn NTM (đạt gần 50%). Đã có 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (TP. Thái Nguyên và TP. Sông Công). Dự kiến, đến cuối năm 2018, có thêm một đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (TX. Phổ Yên).
Cùng với sự phát triển của tỉnh, TP. Thái Nguyên, TP. Sông Công, TX. Phổ Yên là những điểm sáng về thu hút đầu tư của tỉnh, có sự đầu tư của Tập đoàn Samsung vào 2 nhà máy SEVT và SEMV và các nhà máy vệ tinh. Các dụ án thu hút đầu tư trọng điểm của tỉnh đã thu hút lượng lớn chuyên gia, quản lý trong và ngoài nước và hàng trục nghìn công nhân từ các địa phương khác đến làm việc, tạo động lực lớn để thị trường bất động sản, TM-DV của địa phương phát triển.
Một góc nhà máy Samsung Phổ Yên, Thái Nguyên
Công Nghiệp có bước phát triển vượt bậc; giá trị sản xuất CN bình quân 2 năm 2016, 2017 tăng 23,1%; năm 2017 đạt hơn 571 nghìn tỷ đồng (đứng thứ 7 trong số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước); riêng 6 tháng đầu năm 2018, ước đạt 290 nghìn tỷ đồng, tăng 12,7% so cùng kỳ. Giá trị XK bình quân 2 năm 2016, 2017 tăng 25,2%; năm 2017 tăng 23% đạt 23,563 tỷ USD (chiếm khoảng 11% giá trị XK chung của cả nước); 6 tháng đầu năm 2018, đạt 13,1 tỷ USD, tăng 11,7% so cùng kỳ, bằng 52,2% kế hoạch năm.
Các lĩnh vực VH-XH có nhiều tiến bộ. GD&ĐT có bước phát triển cả về mạng lưới, quy mô, loại hình; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được tăng cường; chất lượng KCB được nâng lên. Các hoạt động VH-VN, TD-TT chào mừng các sự kiện chính trị, ngày lễ, kỷ niệm được tổ chức kịp thời, hiệu quả, sôi nổi và rộng khắp. Tỉnh đã ký chương trình hợp tác với Đại học Thái Nguyên để chuyển giao tiến bộ KH&KT vào sản xuất và đời sống với kinh phí khoảng 100 tỷ đồng.
Các lĩnh vực VH-XH có nhiều tiến bộ. GD&ĐT có bước phát triển cả về mạng lưới, quy mô, loại hình, chất lượng ngày càng được nâng cao. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương đã được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo…
Hoàng Thiệp