Những kết quả ấn tượng
Thái Nguyên đã tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan bộ, ngành Trung ương, học tập kinh nghiệm thành công của các tỉnh, thời điểm tổ chức Hội nghị XTĐT hợp lý. Đặc biệt, các tiêu chí về chủ trương, đường lối, chính sách, tình hình phát triển KT-XH ổn định của tỉnh và kết quả hoạt động của các NĐT đi trước, đã tạo được niềm tin cho các NĐT.
Về chủ trương, hội nghị được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của của Đảng bộ, chính quyền địa phương. Hội nghị XTĐT lần này, Thái Nguyên tập trung kêu gọi đầu tư vào một số lĩnh vực quan trọng: Các DA phát triển hạ tầng du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng; DA đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN, CCN; DA đầu tư sản xuất CN theo hướng công nghệ cao, CN sạch trong các KCN, CCN; DA phát triển hạ tầng đô thị; DA nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ…
Một góc thành phố Thái Nguyên
Tại hội nghị, có 38 chủ đầu tư, đã được trao quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, biên bản ghi nhớ đầu tư đối với 50 DA, tổng vốn đầu tư 46.785 tỷ đồng. Cũng trong khuôn khổ hội nghị, 4 ngân hàng đã phối hợp với các NĐT thẩm định, cam kết, ký hợp đồng tín dụng cho 27 DA với số tiền là 10.196 tỷ đồng trong các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, XK, DNNVV, CN phụ trợ, ứng dụng công nghệ cao.
Ngay sau Hội nghị XTĐT 2018, đã có 6 NĐT đăng ký đầu tư vào Thái Nguyên với số vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng. Sự kiện này - đã tạo nên một hiệu ứng tích cực để các NĐT quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc đến các dự án kêu gọi thu hút đầu tư của tỉnh.
Tạo lực hút các nhà đầu tư
Thái Nguyên đã xây dựng được môi trường đầu tư đảm bảo công khai, minh bạch; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2011 đứng vị trí thứ 57/63 tỉnh, thành phố và đến năm 2015 và năm 2016 đã đứng ở vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; năm 2017 tuy đứng ở vị trí 15/63 tỉnh, thành phố, nhưng tổng điểm các chỉ số thành phần tăng 2,63 điểm so với 2016; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2017 đạt 94,04%, đứng sau Vĩnh Phúc (95,75%) và Ninh Bình (95,1%) là một trong 3 tỉnh dẫn đầu cả nước.
Những năm qua, Thái Nguyên đã đạt được những kết quả quan trọng trong công tác thu hút đầu tư. Từ đó, huy động tối đa các nguồn lực của các tổ chức kinh tế, cộng đồng DN, doanh nhân, các NĐT trong và ngoài nước. Sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia, tiêu biểu là Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) và các DN FDI của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... tại Thái Nguyên - là minh chứng cho những chủ trương, quyết sách đúng đắn của tỉnh, tạo niềm tin đối với các NĐT.
Những kết quả đó được thể hiện: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trên địa bàn bình quân 20 năm (1997 - 2017) đạt 11%/năm; riêng giai đoạn 5 năm (2012 - 2017), tăng trưởng bình quân đạt 16,7%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng CN-XD-TM-DV.
Giá trị sản xuất CN năm 2017, đạt 571.000 tỷ đồng, gấp 22,6 lần so năm 2010; trong 5 năm gần đây (giai đoạn 2012 - 2017), giá trị sản xuất CN tăng bình quân 82,5%/năm. Giá trị XK năm 2017, đạt 23,56 tỷ USD (chiếm 11% giá trị XK chung của cả nước), gấp 212 lần so với năm 2010, gấp 934 lần năm 1997. Thu ngân sách tăng nhanh qua các năm, đạt 12,600 tỷ đồng vào năm 2017. Thái Nguyên phấn đấu lấy thu bù chi trước năm 2020.
Tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 839 DA còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 305.000 tỷ đồng; vốn đầu tư FDI là 125 DA, tổng vốn đăng ký đầu tư 7,2226 tỷ USD. Số lao động có việc làm mới 15.000 lao động/năm (hiện trong các DN FDI của 9 quốc gia nước ngoài thường xuyên có khoảng gần 100.000 lao động đang làm việc).
Thái Nguyên cũng là địa phương kinh tế phát triển, trong đó CN đóng vai trò chủ yếu. Nhiều KCN lớn như KCN Sông Công I (195 ha), KCN Sông Công II (250 ha), KCN Nam Phổ Yên (120 ha), KCN Yên Bình (400 ha), KCN Điềm Thụy (350 ha), KCN Quyết Thắng (105 ha)...
Trong đó, có 4 KCN đã đi vào hoạt động là Sông Công I, Nam Phổ Yên, Yên Bình và Điềm Thụy, thu hút 163 DA, gồm 83 DA FDI và 80 DA đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký tương ứng khoảng 7 tỷ USD và trên 11.000 tỷ đồng. Đây chính là những điểm đến tin cậy với những cơ chế, chính sách ưu đãi tốt nhất cho các NĐT.
Những hành động cụ thể
Thái Nguyên đã thành lập BCĐ triển khai các DA đầu tư trên địa bàn tỉnh. Báo cáo kết quả tổ chức hội nghị với Chính phủ; làm việc với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, VCCI để thực hiện các nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Để đảm bảo hiệu quả các DA đầu tư đăng ký tại Hội nghị XTĐT 2018, BCĐ yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai phối hợp, hướng dẫn các NĐT đã nhận quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại hội nghị hoàn thiện thủ tục tiếp theo, sớm đầu tư và đưa DA đi vào hoạt động; phối hợp với các NĐT đã trao biên bản ghi nhớ đầu tư để thống nhất vị trí, ranh giới thực hiện dự án, bổ sung quy hoạch và hoàn thiện thủ tục đăng ký chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư để tiến hành các bước triển khai DA đúng tiến độ so với đăng ký.
Ông Vũ Hồng Bắc, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh (bên phải) và ông Trần Hữu Sử, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn DANKO ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Thái Nguyên và Công ty CPTập đoàn DANKO
Công tác thu hút đầu tư tiêu biểu như: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc các nhà đầu tư thực hiện cam kết đã ký. Sở cần kịp thời hướng dẫn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện. Hàng tháng, quý tổng hợp tiến độ báo cáo với UBND tỉnh.
Để thu hút đầu tư hiệu quả và phát huy tối đa các nguồn lực, ông Hoàng Thái Cương Giám đốc Sở cho biết: "Chúng tôi sẽ đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư đề ra trong khả năng, khuôn khổ pháp luật và tỉnh cũng hỗ trợ tối đa từ công tác cấp phép đầu tư, công tác đền bù giải phóng mặt bằng đến việc phối hợp với nhà đầu tư trong quá trình tuyển dụng lao động, đảm bảo một môi trường an ninh bền vững giúp đỡ các nhà đầu tư yên tâm hoạt động khi đã quyết định đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên".
TP. Thái Nguyên chủ động, tích cực, tạo mọi điều kiện, kịp thời cung cấp thông tin và hồ sơ liên quan cho các nhà đầu tư để thu hút, mời gọi các nhà đầu tư vào thành phố Thái Nguyên. Tổng số các dự án được trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư trên địa bàn thành phố: Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018 của tỉnh, TP. Thái Nguyên đã thu được những kết quả ấn tượng: Tổng số 27 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư trên 34.000 tỷ đồng.
TP. Sông Công, trong Hội nghị xúc tiến thu hút đầu tư TP có 23 (trong tổng số 34 dự án) danh mục dự án kêu gọi thu hút đầu tư. Có 16 doanh nghiệp quan tâm đề xuất tham gia đầu tư dự án. Đặc biệu công nghiệp II (250ha) đang tiến hành triển khai hạ tầng và thu hút đầu tư vào KCN Sông Công II nói riêng và các khu, cụm công nghiệp khác trên địa bàn T.P. Hiện tại, đã có 3 nhà đầu tư quan tâm đăng ký thẩm định nâng tổng mức đầu tư đăng ký đề xuất của thành phố khoảng 30 ngìn tỉ đồng.
Dự án Tiến Bộ - Phổ Yên của CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ
TX. Phổ Yên là địa phương có các khu công nghiêp và cụm công nghiệp lớn của tỉnh Thái Nguyên. Sự đầu tư của Tập đoàn Samsung vào 2 nhà máy SEVT và SEMV cũng thu hút lượng lớn chuyên gia, quản lý trong, ngoài nước và hang trục nghìn công nhân từ các địa phương khác đến làm việc, tạo ra sức cầu lớn về nhà ở.
Tất cả các yếu tố trên tạo động lực lớn để thị trường bất động sản nơi đây phát triển. Thị xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ nhà máy Sam Sung. Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch gắn đầu tư đổi mới với bảo vệ môi trường.
Tập trung lãnh đạo thực hiện tốt việc giải phóng mặt bằng các dự án, công trình trọng điểm, như: Khu công nghiệp Yên Bình I mở rộng (136ha); Khu công nghiệp Yên Bình giai đoạn 2 (64ha); Trung tâm dịch vụ thể thao Golf Yên Bình (48,3ha); Khu công nghiệp Điềm Thụy phần diện tích 180ha CN7, các khu tái định cư, tái nghĩa địa, đồng thời giải quyết dứt điểm một số mặt bằng còn vướng mắc, giải phóng mặt bằng các dự án mới khi được chấp thuận đầu tư...
Ông Vũ Hồng Bắc, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Hội nghị XTĐT 2018 cho biết:
“Thành công của Hội nghị XTĐT 2018, không chỉ giúp Thái Nguyên thu hút các NĐT trong các mặt CN-XD-TM-DV…, mà các DA ưu tiên của tỉnh như nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, chế biến nông sản chất lượng cao, CN phụ trợ… sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động tại các địa phương trong tỉnh.
Đồng thời, với phương châm “Đồng hành cùng cộng đồng DN, doanh nhân”, Thái Nguyên đưa ra chương trình hành động: Cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các NĐT, các tập đoàn kinh tế có một môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định lâu dài, phát triển bền vững và thịnh vượng. Tỉnh tiếp tục có những giải pháp quyết liệt để thực hiện 6 cam kết và tôn trọng giữ chữ tín.
Song, để thực hiện được những cam kết đó, cần có sự đồng thuận, nhất quán của các cấp chính quyền, các cơ quan và của người dân nhằm giảm chi chi phí trung gian, rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi về thủ tục hành chính, đất đai, tài chính, tín dụng, môi trường, giải phóng mặt bằng… một cách tốt nhất, hiệu quả nhất cho các DN, các NĐT đến với Thái Nguyên”.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên cũng như cộng đồng DN phấn đấu - nỗ lực trong việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT-XH để Thái Nguyên là cực phát triển của phía bắc với nhiều tiềm lực phát triển kinh tế, nhất là tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, là tiền đề để phát triển ngành CN khai khoáng - như lời phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị.
Hoàng Thiệp