Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Than đá chưa thể là dĩ vãng, Châu Âu vẫn đối mặt mùa Đông tuyệt vọng

Với các chính sách giá trần và cấm vận đang và sẽ được áp dụng với dầu Nga, cùng sự không chắc chắn về sự trả đũa của Moscow, Châu Âu vẫn có thể rơi vào mùa Đông tuyệt vọng nếu giá năng lượng tăng vọt trở lại.

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine có ý nghĩa sâu rộng đối với thị trường năng lượng do Moscow đóng vai trò là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới và là một trong những quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

Nga-Châu Âu, cấm vận dầu Nga. Nguồn Reuters
Nga-Châu Âu, cấm vận dầu Nga. Nguồn Reuters.

Giá dầu thô Brent tăng vọt khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, từ khoảng 76 USD/thùng vào đầu tháng 01/2022 lên hơn 110 USD/thùng vào ngày 04/03, lần đầu tiên kể từ năm 2014.

Tuy nhiên, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, các nước phương Tây như Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã áp dụng một loạt biện pháp trừng phạt đối với Moscow, bao gồm các hạn chế đối với ngành tài chính, cũng như xuất khẩu than và dầu mỏ, ngoài các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chung.

Stephen Innes, đối tác quản lý của quỹ SPI Management, cho biết: Tình trạng thiếu hụt khí đốt ở Châu Âu khiến mọi người lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng, nhưng thời tiết ấm hơn dự kiến và quyết tâm lấp đầy các kho dự trữ của EU đã xoa dịu những lo ngại này.

Ông nói thêm: “Nhưng với các chính sách giá trần và cấm vận đang và sẽ được áp dụng với dầu Nga và sự không chắc chắn về sự trả đũa của Moscow, Châu Âu vẫn có thể rơi vào mùa Đông tuyệt vọng nếu giá mặt hàng này tăng vọt trở lại”.

"Tất nhiên, thị trường đang hướng tới một trạng thái cân bằng giúp các nhà cung cấp và người tiêu dùng hài lòng. Mặc dù vậy, rủi ro lớn đối với người tiêu dùng dầu khí là họ đang và sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột được cho là sẽ kéo dài ở Đông Âu”, chuyên gia Innes nhận định.

Ở Châu Âu, than thực sự cần thiết để thay thế khí đốt của Nga trong bối cảnh sản lượng điện hạt nhân và thủy điện giảm. Trong ảnh: Một nhà máy nhiệt điện ở Garzweiler, Đức. Nguồn AFP
Ở Châu Âu, than thực sự cần thiết để thay thế khí đốt của Nga trong bối cảnh sản lượng điện hạt nhân và thủy điện giảm. Trong ảnh: Một nhà máy nhiệt điện ở Garzweiler, Đức. Nguồn AFP.

Ông Innes cho biết: "Chúng ta sẽ bước vào thời kỳ suy thoái toàn cầu vào năm tới, tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến thị trường năng lượng. Giả sử chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine chưa chấm dứt, giá dầu có thể giao dịch trong khoảng từ 75-95 USD/thùng vào năm 2023. Trong khi đó, suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ khiến nhu cầu dầu khí từ Trung Quốc chưa thể tăng, mặc dù nước này có thể mở cửa trở lại sau những hạn chế do Covid-19”.

Chuyên gia Innes nói thêm: "Bất kỳ thay đổi nào trong xung đột ở Ukraine cũng khiến cả giá dầu và khí đốt giảm đáng kể".

Vào đầu tháng 10, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (OPEC+) đã tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 11. Đây là mức cắt giảm lớn nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, tương đương với khoảng 2% nhu cầu dầu toàn cầu.

Đến ngày 04/12, OPEC đã quyết định duy trì việc cắt giảm sản lượng trên trước những bất ổn xung quanh triển vọng kinh tế toàn cầu và thị trường dầu mỏ.

Than từ lâu bị “sa lầy” trong những tranh cãi. Chi phí khai thác rẻ, dễ vận chuyển và dễ sử dụng, than đã đưa thế giới bước vào thời đại công nghiệp hoàng kim. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nhiêu liệu hóa thạch này cũng gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Xung đột Nga-Ukraine khiến EU đánh giá lại nguồn cung năng lượng của mình, đặc biệt là cho mùa Đông năm 2022 này. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá khí đốt tự nhiên tăng, việc chuyển đổi sang sử dụng than đá ở nhiều quốc gia bắt đầu tăng lên.

Trong bối cảnh đó, giá than đã tăng cao. Ngày 6/9, than giao ngay bốc tại cảng Newcastle của Australia có giá 436,71 USD/tấn, mức cao nhất mọi thời đại. Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Wood Mackenzie cho thấy, tỷ trọng nhập khẩu khí đốt Nga của EU đã giảm xuống chỉ còn 9,0% trong tháng 10 năm nay so với 36% cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, theo IEA, nhập khẩu dầu thô Nga của EU đã giảm 33% trước khi lệnh áp giá trần có hiệu lực vào ngày 05/12.

Ở Châu Âu, than thực sự cần thiết để thay thế khí đốt của Nga trong bối cảnh sản lượng điện hạt nhân và thủy điện giảm.

Trong khi đó, hạn hán lịch sử ở Trung Quốc vào tháng Bảy và tháng Tám năm nay đã làm cạn kiệt các hồ chứa của các đập thủy điện lớn, điều này cũng khiến nhu cầu tiêu thụ than tại quốc gia Châu Á tăng đột biến.

Hơn thế nữa, tại Mỹ, các nhà máy điện than vẫn đang hoạt động và ước tính sản lượng sẽ tăng 3,5% trong năm nay khi các công ty khai thác tìm cách đáp ứng nhu cầu gia tăng từ khắp nơi trên thế giới và tận dụng mức giá kỷ lục.

Theo Báo Quốc tế

Bài liên quan

Tin mới

Công an Thanh Hóa bắt nhóm đối tượng tàng trữ và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
Công an Thanh Hóa bắt nhóm đối tượng tàng trữ và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Công an huyện Bá Thước (Công an tỉnh Thanh Hóa) đã điều tra, làm rõ và bắt giữ nhóm đối tượng về hành vi tàng trữ và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Dự báo vùng núi Bắc Bộ chuẩn bị đón đợt mưa to diện rộng
Dự báo vùng núi Bắc Bộ chuẩn bị đón đợt mưa to diện rộng

Dự báo, từ đêm 7-8/5, khu vực vùng núi Bắc Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to diện rộng. Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Phát hiện trên 500 kg tôm nguyên liệu chứa tạp chất
Phát hiện trên 500 kg tôm nguyên liệu chứa tạp chất

Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang tiến hành khám đồ vật tập kết tại ấp Lung Lớn, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, phát hiện trên 500 kg tôm nguyên liệu chưa xác định được chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp.

Thủ tướng: Tây Ninh có 'thiên thời, địa lợi, nhân hòa' để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững
Thủ tướng: Tây Ninh có 'thiên thời, địa lợi, nhân hòa' để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững

 Chiều ngày 5/5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).

Ngân hàng Nhà nước được ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc
Ngân hàng Nhà nước được ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc

Đây là một trong những nội dung của Dự thảo Thông tư quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra lấy ý kiến.

Đổi mới sáng tạo: Từ khóa của hội nhập và phát triển
Đổi mới sáng tạo: Từ khóa của hội nhập và phát triển

Tạp chí Việt Nam Hội nhập vừa tổ chức một hoạt động có ý nghĩa nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2024 tại TP Hồ Chí Minh. Nói như Chủ tịch Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý - Tổng biên tập Tạp chí Việt Nam Hội nhập Đoàn Mạnh Phương trong lời phát biểu khai mạc: Khoa học và Công nghệ đã đem tới cho chúng ta tư duy và hành động về đổi mới sáng tạo và đổi mới sáng tạo đã trở thành một từ khóa trên hành trình hội nhập và phát triển.