Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa: Đầu tư nhân lực để đột phá trong Cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh Thanh Hóa. Việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (DN) và hội nhập quốc tế đang là mục tiêu quan trọng mà tỉnh này hướng tới.

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh HóaHọc viên trong giờ học thực hành tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

Với sự phát triển của CMCN 4.0, một số ngành nghề mới sẽ được phát triển trong tương lai. Trong bối cảnh đó, GDNN đang chịu sự tác động mạnh mẽ do tính chất công việc nghề nghiệp thay đổi sẽ kéo theo cần nhiều kỹ năng mới đòi hỏi sự thích ứng kịp thời của GDNN. Bắt nhịp với xu thế ấy, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh  Thanh Hóa cũng có những bước đi phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề của đơn vị, đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong tình hình mới.

Nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của trí thức, nhất là nguồn nhân lực  chất lượng cao, những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng như kỹ năng, tay nghề cho người lao động qua định hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội. Cùng với việc lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6/8/2008, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định 5 chương trình trọng tâm, 4 khâu đột phá, trong đó có chương trình trọng tâm về đào tạo và sử dụng NNL và khâu đột phá về nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

Với vị thế là cơ sở đào tạo lớn nhất, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cao của tỉnh, nhiều năm qua, Trường ĐH Hồng Đức đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực  theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp. Hiện nhà trường đang đào tạo 2 chuyên ngành tiến sĩ, 9 chuyên ngành thạc sĩ, 7 ngành đào tạo ĐH, 4 ngành đào tạo sư phạm chất lượng cao, 2 ngành ĐH văn bằng hai...

Hiện nhà trường có trên 450 giáo viên cơ hữu, trong đó có 20 phó giáo sư, 152 tiến sĩ, trong đó có gần 30% giảng viên được đào tạo ở nước ngoài, có khả năng làm việc độc lập với các đối tác quốc tế. Đặc biệt, nhà trường tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình hợp tác đào tạo, hợp tác nghiên cứu khoa học và trao đổi giảng viên, sinh viên với các Trường ĐH Zielona Gora Ba Lan trong nghiên cứu “Xây dựng phòng thí nghiệm vật lý quang tử” và chương trình trao đổi giáo viên, sinh viên theo học bổng Eramus Plus; hợp tác liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh với Trường ĐH Songsil (Hàn Quốc) và ĐH Anhalt (CHLB Đức); hợp tác với Trường ĐH Zittau (CHLB Đức) triển khai thành công Chương trình Summer School với chủ đề “Trao đổi văn hóa - phát triển du lịch bền vững và du lịch cộng đồng”...

Theo đánh giá của UBND tỉnh Thanh Hóa, sau 10 năm thực hiện Đề án liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ ĐH và sau ĐH với các trường ĐH nước ngoài, Thanh Hóa đã thu hút, đào tạo được 201 người tại các trường ĐH nước ngoài có trình độ năng lực (22 tiến sĩ, 153 thạc sĩ và 26 ĐH) về công tác tại các cơ quan, đơn vị, DN trên địa bàn tỉnh. Bám sát chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực  và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các trường ĐH, cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã tập trung đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và năng lực người học, kết hợp với các cơ sở thực hành, thực tập, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo; xác định rõ những ngành nghề có thế mạnh, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh để tập trung xây dựng thành các khoa, ngành đào tạo chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia và khu vực; xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra đối với từng ngành, nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội; mở rộng liên kết đào tạo giữa nhà trường với các DN... Ngoài ra, để nâng cao chất lượng đào tạo, các trường ĐH cũng đã chủ động hợp tác với các trường ĐH trong và ngoài nước để triển khai các chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và trao đổi giảng viên, sinh viên.

Nhờ xây dựng chính sách, cùng với việc phát huy lợi thế của nguồn lao động địa phương, tỉnh ta đạt được nhiều thành tựu về cải thiện nguồn nhân lực . Năng suất lao động tăng đều qua các năm, cơ cấu ngành nghề đào tạo được điều chỉnh theo ngành nghề sản xuất, kinh doanh, có thêm nhiều ngành nghề mới được đào tạo mà thị trường có nhu cầu, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đông đảo, người lao động có cơ hội tiếp cận máy móc thiết bị hiện đại và tác phong lao động công nghiệp...

Tuy nhiên, muốn ứng dụng thành công thành tựu CMCN 4.0 trong phát triển kinh tế, trước tiên phải có “những con người 4.0”. Mặc dù đang trong thời kỳ “dân số vàng” với nguồn lao động dồi dào, nhưng nguồn nhân lực  của tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực tế sản xuất, kinh doanh.

Do vậy, để đáp ứng nguồn nhân lực  phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cùng với các cơ chế, chính sách của tỉnh, các cơ sở giáo dục ĐH, GDNN cần tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; chủ động “đi tắt, đón đầu” trong công tác đào tạo, nhất là những ngành nghề phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và nhu cầu sử dụng lao động của các DN; đồng thời có chiến lược đào tạo dài hơi, chuẩn bị một bước nguồn nhân lực  bảo đảm về chất lượng, số lượng, cơ cấu hợp lý, phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Thanh Hóa trong những năm tới.

Để thích ứng với cuộc cách mạng 4.0, giai đoạn 2016-2020, nguồn ngân sách Trung ương và địa phương đã hỗ trợ đào tạo nghề, trang bị cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị đào tạo các nghề trọng điểm với số tiền gần 80 tỷ đồng. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phê duyệt ngành nghề trọng điểm; trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025.

Theo đó, tỉnh Thanh Hóa có 12 trường công lập (11 trường thuộc tỉnh quản lý và 1 trường Trung ương đóng trên địa bàn) được lựa chọn đầu tư 19 ngành, nghề trọng điểm (1 nghề cấp độ quốc tế, 3 nghề cấp độ Asean và 18 nghề cấp độ quốc gia). Ngoài ra, tỉnh ta cũng không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề, đến nay, đội ngũ này cơ bản đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Tổng số giáo viên của các cơ sở GDNN hiện nay là 1.801 người, trong đó tiến sĩ 21 người (1,17%); thạc sĩ 372 người (20,66%); đại học (ĐH) 894 người (49,64%), cao đẳng 176 người (9,77%); trung cấp và trình độ khác 338 người (18,76%). Cùng với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, của tỉnh, các cơ sở GDNN cũng đã tích cực nghiên cứu khoa học, tự làm thiết bị đào tạo phục vụ công tác giảng dạy.

Theo các chuyên gia, cuộc CMCN 4.0 sẽ không cần sử dụng nhiều lao động phổ thông, nguy cơ thất nghiệp của nhóm đối tượng này rất cao. Thay vào đó, thị trường chỉ cần công nhân đã qua đào tạo, có tay nghề, trình độ kỹ thuật cao. Vì vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh cao và hội nhập sâu rộng thì đào tạo nguồn nhân lực  chất lượng cao được xem là yếu tố quan trọng trong sự phát triển xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 Hoài Thu

 

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.