Ảnh minh họa
Theo đó, tính đến ngày 30/06/2020, tổng nguồn của chi nhánh đạt 9.964,7 tỷ đồng, tăng 537,9 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 6.645,6 tỷ đồng; huy động vốn của các tổ chức, cá nhân đạt 2.423,1 tỷ đồng; tiền gửi tiết kiệm của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn đạt 615,8 tỷ đồng; vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 280,2 tỷ đồng, tăng 43,7 tỷ đồng.Tổng dư nợ đạt 9.924,2 tỷ đồng, tăng 534,1 tỷ đồng so với cuối năm 2019, với trên 257,62 ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.
Vốn tín dụng chính sách đã góp phần hỗ trợ kịp thời vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho gần 4.588 lao động, trong đó 164 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp gần 338 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng 28,9 ngàn công trình nước sạch và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn; xây dựng 724 căn nhà ở cho các đối tượng chính sách…
Công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tính đến ngày 30/06, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh 16,6 tỷ đồng, chiếm 0,16%/tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn là 12,3 tỷ đồng, chiếm 0,12%/tổng dư nợ; nợ khoanh 4,35 tỷ đồng, chiếm 0,04%/tổng dư nợ.
Chất lượng tín dụng chính sách toàn tỉnh xếp loại tốt, trong đó, 26 đơn vị xếp loại tốt, chiếm tỷ lệ 96,3%, 1 đơn vị xếp loại khá, chiếm tỷ lệ 0,37%, không có đơn vị xếp loại trung bình và yếu.
6 tháng cuối năm 2020, NHCSXH Thanh Hóa đang đề ra mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và chất lượng hoạt động của Ban Đại diện; tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng và chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm vay vốn; chú trọng hoạt động thu hồi nợ khó đòi; thực hiện lồng ghép với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để phát huy hiệu quả vốn tín dụng chính sách.
Hoài Thu