Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thành lập cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước

Ngày 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc về việc thành lập cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN).

THCL Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ việc thành lập cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DN là chủ trương của Đảng. Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV cũng thống nhất việc thành lập cơ quan này.

Thành lập cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước - Hình 1Ảnh minh họa

Việc thành lập cơ quan này nhằm tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước và chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN), sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu của các bộ, UBND các cấp để các cơ quan quản lý nhà nước làm tốt hơn công tác xây dựng chính sách.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh đề án thành lập cơ quan này phải rất chi tiết. Cụ thể, đề án cần thể hiện rõ các nội dung về sự cần thiết và căn cứ thành lập cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DN, lưu ý tới việc dự báo cho giai đoạn sau năm 2020 khi số lượng DNNN sẽ giảm đi, chỉ tập trung vào những lĩnh vực then chốt; vai trò của DNNN được nâng lên và hiệu quả tốt hơn.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cơ quan chủ trì soạn thảo - làm rõ hơn trong đề án về 5 chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước được quy định trong Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN.

Với mục tiêu của Đề án, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu làm nổi bật được việc tập trung thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DN thay vì cách làm phân tán như hiện nay. Việc thành lập cơ quan này sẽ không làm giảm nhẹ mà còn tạo điều kiện để các Bộ làm tốt hơn chức năng quản lý nhà nước đối với vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào DN.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, Phó Thủ tướng đề nghị cụ thể hóa các nhiệm vụ tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các quyền trực tiếp của cơ quan này thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước (tại các Điều 40, 41, 42, 43 của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN); tham mưu phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Chính phủ thực hiện các quyền chủ sở hữu; giám sát, thanh tra, quản lý hoạt động đầu tư quản lý sử dụng vốn nhà nước tại DN. Cơ quan này chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Quốc hội về việc thực hiện chức năng, quyền hạn của mình.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ phải làm rõ cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy và tài chính của cơ quan này ngay trong đề án. Đi kèm với đó là rà soát các văn bản pháp luật, tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bãi bỏ các văn bản quy định về đại diện chủ sở hữu nhà nước không còn phù hợp.

Đối với các vấn đề còn ý kiến khác nhau như tên gọi, mô hình tổ chức, phạm vi quản lý và lộ trình chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích sâu các phương án để xin ý kiến các cấp có thẩm quyền.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết sẽ sớm hoàn thiện đề án trong tuần sau để sớm báo cáo Chính phủ cho ý kiến, trước khi trình lên Bộ Chính trị thảo luận.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

ĐHĐCĐ thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng
ĐHĐCĐ thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

Ngày 17/4/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại Đại hội, trong đó có kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu
Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia, đứng đầu trong số các quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023. Sự tiến bộ này là điều tối quan trọng để Việt Nam đạt được tầm nhìn trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 9: SHB tiếp tục tăng trưởng bền vững
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 9: SHB tiếp tục tăng trưởng bền vững

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Techcombank được vinh danh 2 giải thưởng về đổi mới sáng tạo lĩnh vực thương hiệu và tiếp thị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2024
Techcombank được vinh danh 2 giải thưởng về đổi mới sáng tạo lĩnh vực thương hiệu và tiếp thị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2024

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (“Techcombank”) là đại diện ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được tôn vinh 2 giải thưởng lớn tại hạng mục đổi mới sáng tạo lĩnh vực thương hiệu và tiếp thị của Stevie Awards Châu Á-Thái Bình Dương.

Xây dựng thương hiệu - yếu tố sống còn của doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu - yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Đó là chia sẻ của Tổng giám đốc Công ty TNHH quốc tế Trà Tiên Thảo, Nguyễn Hà Thu tại Lễ Kỷ niệm 16 năm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4), do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) tổ chức sáng 19/4.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.