Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường bánh Trung thu 2023: Kẻ lo lắng ít khách, người “trăm đơn” mỗi ngày

Dù còn khoảng 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, nhưng trên nhiều tuyến phố, vỉa hè tại Hà Nội đã phủ đầy màu sắc từ các ki-ốt bánh với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, các sạp bánh vẫn còn thưa thớt người mua dừng chân.

Ki-ốt vỉa hè “hạ trại” muộn hơn mọi năm

Theo khảo sát của phóng viên Thương hiệu và Công luận, các thương hiệu đã bắt đầu dựng rạp hàng bánh Trung thu, chủ yếu ở trên vỉa hè tuyến phố lớn Hà Nội như Đào Tấn, Thái Hà,... hoặc dưới các trung tâm thương mại nơi có nhiều người qua lại. So với năm ngoái, các sạp bánh vỉa hè hoạt động có phần muộn và “trầm lắng” hơn mọi năm.

Nhiều ki-ốt từ các thương hiệu lớn tọa lạc dưới vỉa hè, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành phố
Nhiều ki-ốt từ các thương hiệu lớn tọa lạc dưới vỉa hè, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành phố

Chị Hoài - chủ sạp bánh của Công ty Bánh Mứt kẹo Hà Nội trên đường Giảng Võ chia sẻ: “Bên mình mới bán được khoảng 3-4 ngày thôi. Những năm trước, các ki-ốt hay được dựng trước rằm tháng Bảy khoảng 1 tháng để phục vụ người tiêu dùng. Do năm nay kinh tế khó khăn, bên mình cũng không biết chắc nhu cầu của khách hàng như thế nào nên để gần Tết Trung thu mới bắt đầu bán.”

Chị cũng cho hay, lượng khách mua vẫn còn lác đác, chủ yếu là để khảo giá và xem mẫu mã. Thậm chí, nhiều quầy hàng còn thường xuyên trong cảnh không một bóng người mua. Nhiều đại lý kinh doanh tin rằng, sau rằm tháng Bảy trở đi, nhất là từ đầu tháng Tám âm lịch thì khối lượng mua bán mới sôi động do nhu cầu mua bánh Trung thu gia tăng.

Lượng khách mua tại các quầy lẻ vẫn còn ít. Theo các chủ sạp, sức mua sẽ tăng trở lại từ đầu tháng Tám âm lịch
Lượng khách mua tại các quầy lẻ vẫn còn ít, theo các chủ sạp, sức mua sẽ tăng trở lại từ đầu tháng Tám âm lịch.

Trái với các sạp lẻ ngoài vỉa hè, các cửa hàng chính hãng lại có sức mua sôi động hơn.

Ghi nhận tại tiệm bánh nổi tiếng Madame Hương ở số 39 Lý Thường Kiệt, người người ra vào nhộn nhịp dù là ngày thường. Bên cạnh bày bán trong khuôn viên tiệm bánh, nhân viên tại đây cũng trưng bày sản phẩm ở ngoài vỉa hè để thuận tiện cho khách mua. Theo quan sát của phóng viên, một số vị bánh hot như trà xanh, sữa dừa…đều trong tình trạng cháy hàng.

Cửa hàng Madame Hương trên phố Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cửa hàng Madame Hương trên phố Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Một số loại bánh hot như trà xanh, sữa dừa, hạt dẻ,...đều trong tình trạng cháy hàng
Một số loại bánh hot như trà xanh, sữa dừa, hạt dẻ,...đều trong tình trạng cháy hàng

‘Sản phẩm bên em, khách hay đặt theo số lượng lớn, chủ yếu là để cúng bái, biếu tặng. Khách đặt cho nhân viên công ty, với số lượng từ 100 hộp trở lên. Một số combo cao cấp có mẫu mã đẹp như Lý Thường Kiệt hay Hà Thành bán rất chạy trên thị trường.” Nhân viên của Madame Hương tư vấn.

Các hộp combo được cửa hàng trưng bày bên ngoài
Các hộp combo được cửa hàng trưng bày bên ngoài.

Dù đang là sáng sớm, nhưng tại tiệm bánh Trung thu truyền thống Bảo Phương (201A Thụy Khuê, quận Tây Hồ) đã có rất nhiều người dân xếp hàng. Nhân viên bán hàng cho biết, mỗi ngày cửa hàng phục vụ gần trăm lượt khách mua, người tiêu dùng chủ yếu lựa chọn các hộp combo 4, các lẵng bánh để dâng cúng hoặc làm quà biếu trong dịp Trung thu.

Sảnh chính của tiệm bánh Bảo Phương đông đúc người vào sáng sớm
Sảnh chính của tiệm bánh Bảo Phương đông đúc người vào sáng sớm

“Có hôm không đủ bánh, tiệm phải hẹn trước khách ngày hôm sau mới có thể lấy được”, nhân viên bán hàng chia sẻ.

Bên cạnh đó, tiệm cũng nhận số lượng lớn đơn đặt trước ngay từ đầu tháng Bảy âm lịch nhằm kịp phục vụ người tiêu dùng trong các dịp lễ lớn.

Theo khảo sát, giá bánh Trung thu năm nay có mức tăng nhẹ từ 1.000 - 4.000 đồng/chiếc. Cụ thể, bánh từ thương hiệu Công ty Bánh mứt kẹo Hà Nội có giá dao động từ 48.000 - 520.000 đồng tùy loại. Bánh nướng đậu xanh 1 trứng 180g có giá 62.000 đồng/chiếc, tăng 2.000 đồng. Sen xát truyền thống từ 58.000 đồng lên 59.000 đồng/chiếc. Thập cẩm truyền thống tăng 2.000 đồng lên 72.000 đồng/chiếc… Các dòng bánh dẻo truyền thống như Sen xát trà xanh, Đậu xanh xát, Thập cẩm,....cũng nâng lên từ 1000 - 2000 đồng/chiếc.

Bảng giá bánh Trung thu từ thương hiệu Bánh mứt kẹo Hà Nội
Bảng giá bánh Trung thu từ thương hiệu Bánh mứt kẹo Hà Nội

Bánh Trung thu Madame Hương tăng giá từ 1.000 - 3.000 đồng/cái. Theo đó, các loại bánh nướng 80g tăng 2.000 đồng, đồng giá 40.000 đồng/cái. Bánh nướng 120g đồng giá 58.000 đồng, hơn 3.000 đồng so với năm ngoái. Bánh dẻo 150g có giá 70.000 đồng/cái,...

Bảng giá bánh lẻ của hãng Madame Hương
Bảng giá bánh lẻ của hãng Madame Hương

Theo đà với các thương hiệu lớn, năm nay bánh trung thu truyền thống cũng tăng giá nhẹ. Lý giải về việc này, đại diện cửa hàng Bảo Phương cho biết, năm nay giá nguyên liệu đầu vào tăng khoảng 10-20% nên giá bánh có tăng nhẹ, tầm 5000 - 8000 đồng/cái.

Các hãng bánh truyền thống cũng chịu ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu đầu vào tăng
Các hãng bánh truyền thống cũng chịu ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu đầu vào tăng

Theo ghi nhận, các loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm của cửa hàng Bảo Phương có giá 55.000 đồng/bánh. Bánh thập cẩm Jambon có giá 75.000 đồng/cái. Tương tự, các loại bánh Trung thu nhân đậu xanh cũng tăng lên mức 45.000 đồng/cái. Riêng bánh dẻo chay vẫn giữ nguyên mức giá cũ.

Quầy bánh Trung thu di động lấn chiếm vỉa hè Hà Nội

Khi bánh Trung thu “xuống phố” cũng đồng nghĩa với việc trên vỉa hè dọc các tuyến đường lớn bị chiếm dụng hết phần đường của người đi bộ.

Thực trạng ghi nhận, đoạn đường Võ Chí Công, Đào Tấn, Thái Hà, Nguyễn Chí Thanh, Trần Đăng Ninh… xuất hiện nhiều quầy di động bán bánh trung thu. Đáng chú ý, trên tuyến đường Võ Chí Công, Trần Đăng Ninh còn là điểm nút giao giao thông, nhất là vào giờ tan tầm, người dân di chuyển rất khó khăn.

Nhiều khách hàng muốn mua bánh, đa phần phải đỗ xe dưới lòng đường khiến không ít người tham gia giao thông bức xúc, khó chịu. Đáng chú ý, việc các chủ kinh doanh ngang nhiên lập quầy bán bánh trung thu trên vỉa hè khiến người đi bộ buộc phải tràn xuống lòng đường, đối diện với những nguy cơ tai nạn giao thông.

Các quầy bánh dựng lên ngay giữa vỉa hè gây mất an toàn đường bộ
Các quầy bánh dựng lên ngay giữa vỉa hè gây mất an toàn đường bộ

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi buôn bán trong nhiều năm qua vốn là vấn đề nhức nhối nhưng chưa được xử lý triệt để. Trong nhiều năm qua, Sở Công Thương TP. Hà Nội đã đề nghị UBND TP.  Hà Nội cho giải tỏa các cửa hàng, ki-ốt trưng bày và bán hàng trên vỉa hè, đặc biệt là các quầy bánh Trung thu.

Thực tế, để được sử dụng vỉa hè làm nơi kinh doanh, chủ các quầy bánh Trung thu phải được UBND cấp quận, huyện cấp phép, quản lý và chỉ được hoạt động trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng phải có trách nhiệm nhắc nhở và xử lý những trường hợp hoạt động trái phép hoặc không đúng với giấy phép.

Quy định tại Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 nêu rõ: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Trong một số trường hợp vẫn cho phép tổ chức một số hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ. Trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác phải do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

4-5 quầy bánh nằm rải rác trên vỉa hè, lấn chiếm khu vực người đi bộ
4-5 quầy bánh nằm rải rác trên vỉa hè, lấn chiếm khu vực người đi bộ

Căn cứ vào Điều 12, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ: “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng; Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị”.

Đề nghị các cơ quan chức năng có liên quan cần kiên quyết xử lý triệt để tình trạng các quầy bánh trung thu di động lấn chiếm vỉa hè, gây mất mỹ quan đô thị, đặc biệt là gây ảnh hưởng tới giao thông đi lại của người dân.

Thảo Nguyễn - Hồng Nhung

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.