Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường “đóng băng”, hơn 90% doanh nghiệp gỗ lao đao

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế Việt Nam, phạm vi ảnh hưởng rất rộng, với ngành gỗ, tình hình sản xuất của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ có thể nói là bị ngừng trệ.

Thị trường “đóng băng”, hơn 90% doanh nghiệp gỗ lao đaoThị trường “đóng băng”, hơn 90% doanh nghiệp gỗ lao đao (Ảnh: internet)

Trước khi Covid-19 có diễn biến phức tạp, ngành gỗ được coi là một trong số ít ngành không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, khi dịch lan nhanh sang Tây Ban Nha, Italy, Mỹ và nhiều nước EU, thì ngành gỗ ngay lập tức trở thành ngành gặp nhiều khó khăn, bởi Mỹ và EU là những thị trường hàng đầu của ngành (Mỹ chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt, EU chiếm 10%).

Theo báo cáo “Đối diện và vượt qua thách thức: Tác động của đại dịch Covid-19 tới ngành gỗ và hướng đi mới của doanh nghiệp” do nhóm nghiên cứu của Tổ chức Forest, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) và 3 hiệp hội gỗ trong nước thì ngành gỗ Việt Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch. Toàn bộ các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc gần như đóng băng, với 60 - 80% đơn hàng xuất khẩu gỗ bị cắt, chậm thanh toán và thậm chí hủy đơn hàng.

Ông Vũ Hải Bằng, Tổng giám đốc Công ty Woodsland cho biết, các thị trường nhập khẩu đồ gỗ chính của Việt Nam đã đóng cửa hết hệ thống cửa hàng tiêu thụ. “Người mua hàng từ Woodsland ngay lập tức thông báo ngừng đơn hàng. Mọi việc diễn ra quá nhanh, chỉ trong vòng 2 tuần. Dự kiến, 6 - 7 tuần nữa mới có thêm thông tin các cửa hàng bên kia có nhận hàng hay không”, ông Bằng cho biết.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ - doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu gỗ dán sang Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết, những thị trường tưởng chừng dần phục hồi như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng chưa có tín hiệu khả quan. “Trước dịch, bình quân mỗi tháng doanh nghiệp xuất khẩu 50 container hàng, hiện giờ chỉ xuất 5 container mỗi tháng”, ông Kiên nói.

Thị trường đóng băng, các đơn hàng bị hủy hoặc chậm làm tất cả doanh nghiệp xuất khẩu phải thu hẹp quy mô sản xuất. Theo khảo sát của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đối với 124 doanh nghiệp gỗ trên cả nước, trên một nửa (51%) đã phải thu hẹp quy mô sản xuất do dịch; 35% đang hoạt động bình thường, nhưng phải sẽ tạm ngừng sản xuất trong thời gian tới; 7% đã ngừng hoạt động và 7% vẫn hoạt động bình thường.

Không chỉ ảnh hưởng về sản xuất, các doanh nghiệp còn bị thiệt hại tài chính. 124 doanh nghiệp được khảo sát ước tính thiệt hại khoảng 3.066 tỷ đồng, với bình quân gần 25 tỷ đồng/doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các đơn hàng bị hủy bỏ hoặc chậm làm hầu hết doanh nghiệp phải giảm quy mô lao động. Đơn cử, trước khi xảy ra Covid-19, Công ty cổ phần Lâm Việt sử dụng 1.000 lao động để làm đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ và EU, nhưng nay đã phải giảm 600 lao động.

Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ được coi là một trong những mặt hàng chủ lực của ngành nông lâm nghiệp, với kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2019 đạt kỷ lục 11 tỷ USD, tạo tiền đề bứt phá tiếp tục cho ngành hàng này trong năm 2020. Thế nhưng, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, nhiều thị trường xuất khẩu đóng băng khiến các mặt hàng gỗ và lâm sản không tiêu thụ được, gần 80% lao động trong các doanh nghiệp phải nghỉ việc. Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu gỗ cùng các doanh nghiệp đang tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn này.

Thời gian qua, các hiệp hội gỗ trong nước đã có công văn gửi Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, kiến nghị các vấn đề có liên quan đến hỗ trợ, miễn, giảm các khoản thuế, phí đối với doanh nghiệp, bảo hiểm y tế và xã hội đối với các lao động phải tạm dừng việc; gia hạn các loại thuế và tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong 6 tháng; có gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp…

Hà Trần

Tin mới

Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2
Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2

Ngày 28/3, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư NNP - Chủ đầu tư Dự án Nhà ở xã hội số 2 thành phố Lạng Sơn tổ chức lễ khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2.

BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng
BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bảo Lộc (BIDV Bảo Lộc) vừa tổ chức gặp gỡ và trao hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn (BIC Bình An) cho thân nhân khách hàng không may gặp rủi ro tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định
Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định

Ngày 28/3/2024, Sở Công Thương Thanh Hóa ban hành công văn số 786/SCT-QLTM về việc triển khai thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định, gửi các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025
Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025

Thực hiện Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 22/03/2024 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025, Trường THPT chuyên Lam Sơn xin trân trọng thông báo kế hoạch tuyển sinh của nhà trường năm học 2024-2025.

Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ
Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ

Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa từ chiều tối và đêm 28/3 đến ngày 29/3 ở khu vực tỉnh Thanh Hóa sẽ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to.

Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn
Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn

Thông tin từ Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), đến ngày 28/3/2024, dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đạt thành tựu vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn, không xảy ra tai nạn lao động.