Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường nông sản: Để không quá lệ thuộc vào Trung Quốc

Từ 2015 đến nay, hàng loạt nông sản Việt Nam lâm cảnh “được mùa rớt giá”. Nhiều vụ “giải cứu” được phát động rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân khiến nông sản nước ta rơi vào tình trạng lao đao?

Phụ thuộc nhiều, rủi ro lớn

Một thực tế đang diễn ra hiện nay đó là 90% nông sản của Việt Nam xuất khẩu dưới dạng thô, chủ yếu theo đường tiểu ngạch và phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc.

Theo số liệu của ngành hải quan, năm 2016, tổng giá trị kim ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc cán mức 72 tỷ USD. Trong khi theo công bố của Tham tán Thương mại Trung Quốc, con số này cao hơn nhiều: 87,84 tỷ USD. Theo đó, Việt Nam xuất 32,96 tỷ USD, trong khi nhập từ Trung Quốc 54,88 tỷ USD, nhập siêu lên đến 22 tỷ USD. Dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt - Trung sẽ cán mức 100 tỷ USD/năm những năm tới.

Theo các chuyên gia kinh tế, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chế biến lúa gạo, trái cây và thủy hải sản lớn của Việt Nam, phần lớn phụ thuộc vào Trung Quốc. Đặc biệt, đối với cá tra, Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam. Như vậy, 4 sản phẩm chính của Việt Nam là lúa gạo, trái cây, cá và tôm hiện nay, đều có liên quan tới thị trường Trung Quốc.

Ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ cho biết, Việt Nam nhập khẩu và xuất khẩu, nhập siêu tại thị trường Trung Quốc rất lớn so với các nước. Đối với đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 37%, tôm từ 11 - 15%.

“Từ thực tế đó cho thấy, chỉ cần Trung Quốc “nóng - lạnh” là thị trường của Việt Nam lập tức bị cảm sốt ngay. Tức là, khi phía Trung Quốc không mua, lập tức các mặt hàng nông sản dư thừa, ứ đọng”, ông Dũng nói.

Thị trường nông sản: Để không quá lệ thuộc vào Trung Quốc - Hình 1

Khi giao thương với phía Trung Quốc, doanh nghiệp cần ký cam kết thu mua rõ ràng

Tại buổi làm việc gần đây nhất của Đoàn công tác của Quốc hội, do Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển dẫn đầu, đã có buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã đặt ra nhiều vấn đề trăn trở rằng: Tại sao thị trường nông nghiệp nước ta lại quá phụ thuộc vào Trung Quốc?

“Mỗi khi Trung Quốc có sự điều chỉnh chính sách biên mậu, hoặc thương lái Trung Quốc o ép thì sản phẩm nông nghiệp lại lao đao. Bài học này diễn ra thường xuyên, từ quả dưa, tới con lợn... Luôn diễn ra điệp khúc “được mùa, mất giá”, “được giá, mất mùa”...”, ông Hiển nêu.

Đặc biệt, xuất khẩu theo đường tiểu ngạch của Việt Nam, phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái Trung Quốc. Nhập cảnh của Việt Nam theo đường khách du lịch, thương lái Trung Quốc ngang nhiên đến tận ruộng đồng, trang trại của nông dân ra giá mua dưa hấu, khoai lang, chuối, cá, thịt heo… theo hợp đồng miệng, trả bằng tiền mặt - “qua mặt” các cơ quan quản lý thị trường trong nước. Sau khi nông dân Việt Nam tin tưởng, gia tăng sản lượng với quy mô lớn, thương lái Trung Quốc đột ngột biến mất, để lại hậu quả nặng nề cho họ, chẳng hạn như vụ thừa ứ chuối ở Đồng Nai mới đây…

Cần hiểu rõ thị trường Trung Quốc

Có thể thấy, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và nguồn nhập siêu lớn nhất của Việt Nam.

Theo Ủy ban Chính sách phát triển của LHQ, việc phụ thuộc quá mức vào một thị trường xuất nhập khẩu - là một yếu tố rủi ro không thể xem thường. Nếu có biến động từ thị trường đó về nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất, thì việc làm, thu nhập của người lao động sẽ gặp khó khăn lớn, kim ngạch xuất khẩu bị giảm sút, tác động tiêu cực đến cân đối thương mại và thanh toán quốc tế. Ngoài ra, nếu thị trường xuất khẩu bị giảm sút hay hạn chế, hàng hóa ứ đọng cũng gây thiệt hại lớn.

Nhận định về tình hình thương mại và đầu tư của Trung Quốc trong thời gian qua, chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng cho biết, tình trạng cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam đối với thế giới đang từng bước được cải thiện. Đối với thị trường Trung Quốc, cần có bộ phận nghiên cứu sâu nhằm nắm bắt những đặc tính, yêu cầu tiêu dùng của thị trường để khai thác có hiệu quả, có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Theo chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng, để kinh doanh có hiệu quả với thị trường Trung Quốc, vai trò của Nhà nước vô cùng quan trọng trong kinh tế, nhất là kinh tế đối ngoại. Cần phải có chủ trương, chính sách rõ ràng từ cả hai nhà nước để doanh nghiệp đôi bên hợp tác kinh doanh yên tâm, tránh rủi ro. Mặt khác, chúng ta cần xây dựng thương hiệu, một khi có thương hiệu, hàng hóa sẽ tiếp cận được với nhiều thị trường, được tham gia niêm yết trên sàn chứng khoán, tạo cơ chế minh bạch giá cả - sẽ là những yếu tố đảm bảo tính bền vững.

Đặc biệt, khi giao thương với phía Trung Quốc, cần tăng cường buôn bán chính ngạch, có ký cam kết thu mua với các đối tác Trung Quốc phòng khi họ “lật kèo”. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần dẹp nạn buôn lậu hoành hành tại các vùng biên nhằm hạn chế tối đa việc buôn bán theo đường tiểu ngạch đầy rủi ro.

Ngọc Linh

Bài liên quan

Tin mới

Tám "vấn đề" pháp lý và dịch vụ công đã chi phối hoạt động khám chữa bệnh như thế nào?
Tám "vấn đề" pháp lý và dịch vụ công đã chi phối hoạt động khám chữa bệnh như thế nào?

Đại diện Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục C06, Bộ Công an đánh giá về việc thực hiện Đề án 06 của Bộ Y tế là còn tồn tại 2 vấn đề pháp lý và 6 vấn đề dịch vụ công.

Chủ tịch Tập đoàn Hà Đô muốn nghỉ việc càng sớm càng tốt
Chủ tịch Tập đoàn Hà Đô muốn nghỉ việc càng sớm càng tốt

Tại Đại hội cổ đông sáng 27/4, ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hà Đô đề cập đến vấn đề chuyển giao bền vững doanh nghiệp, bởi hiện nay, ông Thông cũng đã hơn 70 tuổi. Ông cũng mong muốn các cổ đông ủng hộ vì có như vậy sẽ tốt cho các cổ đông hơn.

Chính thức khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tại Hà Nội
Chính thức khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tại Hà Nội

Sáng nay, 27/4, tại Hà Nội, cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024 chính thức khởi động nhằm tìm kiếm gương mặt Đại sứ du lịch hội tụ nhan sắc, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh, góp phần quảng bá đến bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hiện đại, năng động và không ngừng phát triển cùng với những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp được thiên nhiên ban tặng.

Chỉ có 3 hãng sản xuất trên dây chuyền đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP
Chỉ có 3 hãng sản xuất trên dây chuyền đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP

Theo Thông tư, thuốc đưa vào danh mục thuốc có ít nhất 3 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp phải đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí.

Quảng Bình tổ chức khai mạc lễ hội ẩm thực “Hương quê”
Quảng Bình tổ chức khai mạc lễ hội ẩm thực “Hương quê”

UBND TP. Đồng Hới đã tổ chức khai mạc lễ hội ẩm thực “Hương quê” tại Quảng trường biển Bảo Ninh, TP. Đồng Hới.

23 trạm đo của cơ quan khí tượng ghi nhận nhiệt độ trên 40 độ C
23 trạm đo của cơ quan khí tượng ghi nhận nhiệt độ trên 40 độ C

Trong ngày đầu tiên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nắng nóng tiếp tục bao trùm cả nước. Lúc 13h trưa nay (27/4), có đến 23 trạm đo của cơ quan khí tượng cho kết quả nhiệt độ trên 40 độ C.