Triệu chứng thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, đầu xương bị bào mòn trở nên xù xì khiến cho các hoạt động của khớp bị cản trở, đi lại, vận động khó khăn. Các khớp dễ bị thoái hoá bao gồm khớp gối, khớp háng, khớp vai… Dưới đây là các triệu chứng thường gặp khi bị thoái hoá khớp:

Đau khi vận động: Mới đầu chỉ đau khi khớp hoạt động, nghỉ sẽ hết đau. Sau đó có thể đau âm ỉ liên tục và đau trội hẳn lên khi vận động. Khi đau, bệnh nhân làm các động tác cúi, nghiêng, ngửa hoặc xoay người rất khó khăn.

Hạn chế vận động: Nếu bị thoái hóa khớp háng, người bệnh thường đi khập khiễng, khó gập đùi vào bụng. Nếu bị thoái hóa khớp gối, các động tác gấp và duỗi thẳng chân bị hạn chế, đứng lên ngồi xuống khó khăn, có thể thấy tiếng lắc rắc khi vận động khớp. Nếu bị thoái hóa khớp vai sẽ hạn chế các động tác đưa tay ra trước, ra sau, quay tay và không làm được một số việc đơn giản như gãi lưng, chải đầu…

Cứng khớp buổi sáng là một triệu chứng hay gặp ở người bệnh thoái hoá khớp.  Đây là tình trạng khi ngủ dậy, các khớp ngón tay, ngón chân, khớp gối... bị cứng, phải tập luyện gấp duỗi một lúc khớp mới vận động dễ dàng hơn. Thời gian cứng khớp thường dưới 30 phút.

Thoái hóa khớp khiến việc đi lại, vận động khó khăn
Thoái hóa khớp khiến việc đi lại, vận động khó khăn

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Phát hiện và điều trị thoái hóa khớp sớm sẽ giúp loại bỏ triệu chứng, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Hiện nay, có nhiều giải pháp điều trị thoái hóa khớp cổ tay, cụ thể đó là:

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

Người bị thoái hoá khớp cũng cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý, khoa học. Cụ thể như sau:

Vận động, luyện tập thể dục thường xuyên: Người bị thoái hóa khớp khuỷu tay nên tránh việc khiêng vác, vận động mạnh các khớp thoái hóa. Cũng không nên vận động chúng thường xuyên mỗi ngày khiến tình trạng thoái hóa khớp khuỷu tay thêm trầm trọng.

Ăn uống khoa học, lành mạnh: Sử dụng những loại thực phẩm giúp giảm đau nhức, tốt cho hệ xương khớp bao gồm: Đậu hũ, đậu trắng, hành tây, bắp cải, cải bó xôi và cam. Người già hay những người đang gặp phải tình trạng thoái hóa khớp khuỷu tay nên có kế hoạch đưa các loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày cải thiện tình trạng đau nhức.

Người bị thoái hóa khớp nên luyện tập thể dục thường xuyên
Người bị thoái hóa khớp nên luyện tập thể dục thường xuyên

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc tây y thường mang đến hiệu quả tức thời, giảm đau nhanh chóng. Tùy vào tình trạng của người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm liều lượng khác nhau. Một số loại thuốc tây thường dùng trong điều trị thoái hóa khớp khủy tay như:

Các loại thuốc giảm đau:  Paracetamol, aspirin, tramadol…

Các loại thuốc kháng sinh chống viêm: Tenoxicam, meloxicam, ibuprofen…

Tiêm corticosteroid giúp giảm đau và sưng viêm.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu sẽ làm giảm các triệu chứng do thoái hóa khớp gây ra như viêm, đau, cứng khớp, khó vận động… Chức năng của các khớp bị tổn thương sẽ dần được hồi phục nhờ những bài tập khoa học và phù hợp.

Tăng khả năng hoạt động chuyển động của khớp: Để giải quyết tình trạng cứng khớp, bạn cần thực hiện các động tác uốn cong, duỗi thẳng khớp thường xuyên.

Tăng cơ quanh vùng khớp bị tổn thương: Khi bị thoái hóa các sụn khớp bị bào mòn, tạo ra ma sát gây đau khi chuyển động. Các bài tập tăng cơ sẽ giúp bạn giảm được sự ma sát này.

Điều chỉnh tư thế: Tình trạng thoái hóa khớp sẽ thuyên giảm khi bạn có các tư thế ngồi, đi, đứng phù hợp, giảm được áp lực lên khớp. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đề xuất các bài tập phù hợp để bạn giải quyết được vấn đề này.

Vật lý trị liệu giúp cải thiện triệu chứng đau do thoái hóa khớp hiệu quả
Vật lý trị liệu giúp cải thiện triệu chứng đau do thoái hóa khớp hiệu quả

Điều trị bằng phẫu thuật

Giải pháp điều trị nội khoa sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm chỉ phù hợp khi mới phát bệnh, tình trạng bệnh còn nhẹ. Nếu bệnh đã rơi vào giai đoạn nặng, có khả năng biến chứng thì giải pháp phẫu thuật thay khớp sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật thay khớp thường rất cao, cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Sử dụng thảo dược - Giải pháp cải thiện thoái hoá khớp hiệu quả, an toàn

Hy thiêm từ lâu đã được coi là loại thảo dược quý trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp, thoái hoá khớp. Hy thiêm giàu Darutin, một dẫn chất của axit salicylic có tác dụng giảm sưng đỏ, kháng các ổ viêm. Ngoài ra hy thiêm còn có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, tác động vào nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp.

Hoàng Thấp Linh với thành phần chính từ cây hy thiêm kết hợp cùng sói rừng, nhũ hương, bạch thược và các dưỡng chất boron, magie, pregnenolone giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm thoái hóa khớp: Đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay. Hoàng Thấp Linh dùng cho người bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, khô khớp, cứng khớp, vận động đi lại khó khăn do khô khớp. Sản phẩm được chiết xuất bằng công nghệ lượng tử giúp sàng lọc bụi bẩn, tạp chất và chiết xuất dưỡng chất tinh khiết nhất, an toàn cho người sử dụng.

Hoàng Thấp Linh giúp cải thiện tình trạng đau nhức do thoái hoá khớp
Hoàng Thấp Linh giúp cải thiện tình trạng đau nhức do thoái hoá khớp

Người bệnh nên kết hợp cùng luyện tập thể thao, ăn uống điều độ và đừng quên sử dụng Hoàng Thấp Linh mỗi ngày để viêm khớp, thấp khớp chớ lo - Khỏi sưng nhức khớp, trở trời không đau bạn nhé.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thu Hương