Báo cáo cho biết thêm, trong 6 tháng đầu năm 2021, do dịch bệnh covid 19 bùng phát làm nhu cầu tiêu thụ một số mặt hàng lương thực, thực phẩm, khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn,… có tăng nhưng không lớn. Tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn không có vấn đề nổi cộm.
Tình trạng kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2020. Hàng nhập lậu chủ yếu là: thuốc lá điếu, áo quần, mỹ phẩm, giày dép,…Hàng giả chủ yếu là các mặt hàng: áo quần, giày dép, túi xách giả mạo các nhãn hiệu: Adidas, Nike, The North Face, Gucci,…
Việc niêm yết giá hàng hóa hoặc niêm yết giá không đúng quy định, vi phạm quy định về nhãn hàng hóa vẫn còn xảy ra.
Tình hình gian lận trên khâu vận chuyển, hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Các hành vi gian lận chủ yếu là, sử dụng xe không chính chủ (thuê xe, mượn xe) để vận chuyển hàng hóa nhập lậu với số lượng lớn; chia nhỏ hàng hóa để vận chuyển, vận chuyển hàng hóa vào ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ.
6 tháng đầu năm 2021, Cục QLTT đã tiến hành kiểm tra 53 cơ sở theo kế hoạch đã ban hành. Toàn lực lượng QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế đã kiểm tra 745 vụ, xử phạt 682 vụ, tổng giá trị thực hiện là 4.385.113.000 đồng, nộp ngân sách 639.215.000 đồng, trong đó số tiền xử phạt là 492.100.000 đồng, trị giá tang vật đã bán là 147.115.000 đồng
Tổng trị giá hàng hóa bị tịch thu là 3.810.873.000 đồng, trong đó 14 vụ kinh doanh hàng nhập lậu, hàng cấm bị xử phạt vi phạm hành chính 2.000.000 đồng; giá trị hàng tịch thu đã bán 147.115.000 đồng; trị giá hàng tịch thu chờ bán là 1.688.690.000 đồng; trị giá hàng tiêu hủy 1.757.975.000 đồng.
Có 06 vụ vi phạm sản xuất, buôn bán hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, xử phạt vi phạm hành chính 20 triệu đồng, chờ tiêu hủy là 282.600.000 triệu đồng; kiểm tra và xử lý 212 vụ không chấp hành việc niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng theo quy định, xử phạt 168.500.000 triệu đồng. Cục QLTT phát hiện 18 vụ kinh doanh thực phẩm hết hạn sử dụng, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, xử phạt 9.975.000 đồng, tịch thu tang vật có giá trị 16.653.000 đồng; phát hiện và xử lý 432 vụ vi phạm về ghi nhãn hàng hóa, xử phạt vi phạm hành chính 291.625.000 triệu đồng.
Bên cạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, Cục QLTT Thừa Thiên Huế còn tham gia phối hợp với lực lượng Thú y trực tại 02 chốt kiểm dịch động vật ở Phong Điền và Phú Lộc; phối hợp với Công ty xăng dầu, Công an tỉnh theo qui chế; tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của địa phương; thẩm tra, xác minh 02 vụ việc theo đề nghị của Cục Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Chi cục Thuế thành phố Huế.
Lực lượng QLTT Thừa Thiên Huế còn tham gia hiến máu, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT “Ngày Chủ Nhật đỏ”; ủng hộ quỹ phòng, chống dịch Covid-19 của địa phương 13.321.000 đồng; tổ chức thăm, tặng quà đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, các chiến sĩ công an, lực lượng dân quân tự vệ đang làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát y tế; tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn các huyện Phú Vang, Phong Điền và thị xã Hương Trà, phụng dưỡng 01mẹ Việt Nam anh hùng; tổ chức kết nối, hỗ trợ tiêu thụ gần 50 tấn vải thiều Bắc Giang….
Tuy nhiên, Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế cũng kiến nghị với Tổng cục QLTT về tăng thêm biên chế hoạt động, hỗ trợ kinh phí xây dựng trụ sở Đội QLTT số 2, nhiều trang bị phương tiện hoạt động đã quá cũ cần phải thay mới để chống buôn lậu hiệu quả…
Trần Hoàng Minh Nghĩa