Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thương hiệu và câu chuyện những gói thầu của các doanh nghiệp "quen mặt"

Hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh đấu thầu qua mạng, các tiêu chí mời thầu đã công khai minh bạch hơn trước. Hệ thống pháp luật về đấu thầu cũng đã dần được hoàn thiện, nhưng vẫn còn nhiều tình trạng ‘lách luật’ ở một số địa phương. Do vậy, cần cấp thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật để tránh nguy cơ thất thoát ngân sách trong hoạt động đấu thầu.

Thời gian qua, trên địa bàn một số tỉnh có nhiều phản ánh về những dấu hiệu sai phạm trong những sản phẩm đấu thầu. Nhiều doanh nghiệp liên tiếp trúng hàng loạt sản phẩm gói thầu một đơn vị chủ đầu tư với mức tiết kiệm thầu ‘siêu thấp’. Mặc dù, liên tiếp triển khai các sản phẩm gói thầu có tổng giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong nhiều năm nhưng các doanh nghiệp này lại có kết quả tài chính, lợi nhuận kinh doanh không cao, thậm chí thua lỗ, khiến gần như không phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp, từ đó, không đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước.

Trong đó, có thể kể đến một số doanh nghiệp có thương hiệu ở Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... thường xuyên trúng thầu về các gói thầu sử dụng ngân sách Nhà nước với tỷ lệ tiết kiệm ‘siêu thấp’. 

Thương hiệu H.P.Y được thành lập từ năm 2004. đăng ký các ngành nghề kinh doanh chính như: Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm; Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông; Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính; Dịch vụ liên quan đến in; Xây dựng nhà các loại… Do vậy, với ngành nghề kinh doanh đa dạng giúp H.P.Y có thể dễ dàng tham dự các gói thầu trên nhiều lĩnh vực trên địa bàn tỉnh nhà và một số tỉnh lân cận. 

Công ty H.P.Y trúng nhiều gói thầu như: Gói thầu số 1; Gói thầu số 01; Gói thầu số 03... về mua sắm trang thiết bị dạy học cho trường tiểu học và trang thiết bị dạy học cho trường TH&THCS.

Gói thầu số 01: Mua sắm trang thiết bị dạy học cho các khối lớp 3, 4, 5 trường tiểu học và trang thiết bị dạy học cho các khối lớp 7, 8, 9 trường THCS, trường TH&THCS. 

Gói thầu mua máy móc, thiết bị chuyên dùng cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và cho phòng Giáo dục và Đào tạo cơ sở. Với H.P.Y, các gói thầu tại địa phương đều không có đối thủ.

Theo dõi tại Sở Tài chính các tỉnh trên thì H.P.Y trúng 6 gói thầu. Ngoài tham gia các gói thầu trực tiếp thì H.P.Y còn thông qua các doanh nghiệp khác, liên doanh để trúng nhiều gói thầu ở các địa phương khác nhau.

Liên quan đến vấn đề tỷ lệ tiết kiệm thấp trong các gói thầu, luật sư Mai Quốc Việt, đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng nhìn nhận: “Hiện tượng nhiều gói thầu tỷ lệ tiết kiệm thấp rất có khả năng có các dấu hiệu vi phạm quy định, đặc biệt là trong quá trình mời thầu và lựa chọn nhà thầu. Nếu tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu thấp, hiệu quả kinh tế không cao do phát sinh từ việc vi phạm trong hoạt động đấu thầu thì đây là hành động cần lên án và phải bị xử lý.

Bởi lẽ, với việc dùng các thủ thuật để hạn chế nhà thầu tham gia, bỏ giá thấp, có các hành động cạnh tranh không lành mạnh thì những nhà thầu có kinh nghiệm, kỹ năng bị loại bỏ, giảm động lực cạnh tranh, đổi mới, phát triển của doanh nghiệp, xã hội. Ngoài ra, tạo ra cơ chế quan liêu, nhũng nhiễu từ một số bộ phận và gây thiệt hại cho cơ quan, chủ đầu tư”.

Còn theo ý kiến luật sư Nguyễn Cao Đạt, Giám đốc Công ty Luật Nguyên Khang và Cộng sự thì: “Tỷ lệ tiết kiệm rất thấp thì rõ ràng là chưa đạt được mục tiêu là hiệu quả kinh tế trong công tác đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu".

Vừa qua, tại một số phiên họp của Quốc hội, đưa ý kiến góp ý về dự án Luật Đấu thầu sửa đổi có ý kiến Đại biểu Quốc hội cho rằng, không phải mỗi lần đấu thầu đều mang lại hiệu quả tiết kiệm ngân sách nhà nước. Bởi lẽ, trong thực tế có những trường hợp có những gói thầu giá trị cao nhưng khi công bố kết quả trúng thầu, tỷ lệ giảm giá rất thấp.

Ở một số địa phương, có tình trạng mỗi lần nhà thầu “quen mặt” tham gia đều trúng, ở các gói thầu này tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách không cao. Vì vậy, cần phải xem lại quy trình, thủ tục, việc đăng ký, tổ chức đấu thầu để đạt hiệu quả tiết giảm cho ngân sách Nhà nước.

Minh An

Bài liên quan

Tin mới

Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV
Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chiều 2/5/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.

Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Công ty Điện lực Thanh Hóa đã xây dựng phương án cụ thể bảo đảm nguồn điện phục vụ tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội
Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Tại kỳ họp bất thường thứ 7, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ
Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Thanh Hóa cam kết, chậm nhất đến ngày 30/5 sẽ đảm bảo mặt bằng sạch 100% khoảng néo để đủ điều kiện đóng điện, đưa công trình đường dây 500kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) vận hành trước ngày 30/6/2024 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024
Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024

Chiều 2/5, ông Lê Đức Giang, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024. Cùng tham dự có các thành viên Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đại diện các địa phương và chủ thể sản xuất.

Bình Định: Hoài Nhơn nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Bình Định: Hoài Nhơn nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu. Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm.