Khi vào mùa khô ở miền Nam và mùa nắng nóng ở miền Bắc và miền Trung, nhu cầu sử dụng điện cho việc làm mát (đặc biệt là điều hòa) là nguyên nhân chính làm cho điện tiêu thụ của các hộ gia đình tăng cao dẫn đến tiền điện tăng.

Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong mùa nắng nóngĐảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong mùa nắng nóng

Nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát tăng mạnh

Số liệu thống kê cho thấy, đã có tới hơn 3,1 triệu khách hàng sinh hoạt trên tổng số 26 triệu khách hàng sử dụng điện sinh hoạt trên cả nước (tương đương khoảng 11,92%) có mức tiêu thụ điện của tháng 5 cao hơn 30% so với tháng 4/2020, đặc biệt trong số này có tới gần 1 triệu khách hàng có mức tiêu thụ điện tăng 50%, thậm chí có tới hơn 215 nghìn khách hàng có mức tiêu thụ điện tăng trên 300% so với tháng 4 trước đó.

SỐ KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG ĐIỆN THÁNG 5/2020 TĂNG SO VỚI THÁNG 4/2020

Đơn vị

Số KH

Tăng thêm 30%-50%

Số KH Tăng thêm từ 50% đến dưới 100%

Số KH

Tăng thêm từ 100% đến dưới 200%

Số KH

Tăng thêm từ 200% đến dưới 300%

Số KH

Tăng thêm từ 300% trở lên

Tổng số KH tăng trên 30%

TCTĐL miền Bắc

677.303

456.321

194.392

55.939

95.793

1.479.748

TCTĐL miền Nam

343.426

231.250

98.946

28.651

51.095

753.368

TCTĐL miền Trung

150.536

94.940

39.757

11.198

18.133

314.564

TCTĐL TP Hà Nội

126.528

94.232

44.133

12.889

24.663

302.445

TCTĐL TP Hồ Chí Minh

105.568

75.599

36.253

11.991

25.745

255.156

Tổng

1.403.361

952.342

413.481

120.668

215.429

3.105.281

Ví dụ: Một hộ gia đình có mức tiêu thụ tháng 4 là 300 kWh thì số tiền điện cần thanh toán là 688.160 đồng (không tính giảm giá do Covid-19). Nếu sang tháng 5, gia đình này nếu tiêu thụ điện tăng 20% nghĩa là sản lượng điện tiêu thụ ở mức 360 kWh số tiền điện cần thanh toán 875.204 đồng, tức là hóa đơn tiền điện tăng 27,18%. Nếu sản lượng điện tiêu thụ tăng 50% (450 kWh) thì số tiền điện thanh toán là 1.160.885 đồng – tiền điện tăng 68,69% so với tháng 5. Nếu sản lượng điện tiêu thụ tăng 100% (600 kWh) thì số tiền thanh toán là 1.643.840 đồng - tăng 138,87% so với tháng 4.

Chi tiết tính toán tiền điện của khách hàng ví dụ như trên theo các mức sản lượng tiêu thụ như sau:

 Mức tiêu thụ

 Bậc 1

 Bậc 2 

 Bậc 3

 Bậc 4

 Bậc 5

 Bậc 6

 Tổng tiền chưa thuế (đồng)

 Thuế VAT (10%)

 Số tiền phải trả (đồng)

Đơn giá (đồng/kWh)

1.678

1.734

2.014

2.536

2.834

2.927

300 kWh

50

50

100

100

-

-

625.600

62.560

688.160

360 kWh

50

50

100

100

60

-

795.640

79.564

875.204

450 kWh

50

50

100

100

100

50

1.055.350

105.535

1.160.885

600 kWh

50

50

100

100

100

200

1.494.400

149.440

1.643.840

Một điều rất dễ nhận ra là, chỉ với các hộ gia đình có sử dụng máy lạnh/máy điều hòa nhiệt độ mới thấy rõ việc sử dụng điện tăng lên nhiều và kèm theo đó là chi phí sử dụng điện cũng tăng theo. Còn với các hộ không sử dụng máy lạnh và chỉ sử dụng quạt làm mát thì chi phí này thay đổi không nhiều. Với các ngày mùa hè, đặc biệt các ngày nắng nóng gay gắt và kéo dài ở mức trên 35 độ. nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát như điều hoà và quạt được sử dụng thường xuyên, liên tục. Thực tế việc sử dụng các thiết bị làm mát này nhiều hơn so với thời điểm các tháng trước đó.

Khi sử dụng máy lạnh/máy điều hòa nhiệt độ, điện năng sử dụng của thiết bị này phụ thuộc rất nhiều vào chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ trong phòng. Nhiệt độ ngoài trời càng cao, chênh lệch nhiệt độ ngoài trời so với trong nhà càng lớn thì thiết bị điều hoà nhiệt độ sẽ phải hoạt động nhiều hơn, tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác như việc mở cửa ra vào nhiều, đóng mở tủ lạnh nhiều lần cũng gây thất thoát nhiệt làm cho lượng điện tiêu thụ có thể tăng  đến 17%.

Theo chuyên gia, khi nhiệt độ ngoài trời tăng thêm 1 độ C, lượng điện tiêu thụ của điều hòa tăng từ 2 đến 3%. Nếu nhiệt độ ngoài trời tăng thêm 5 độ C, lượng điện tiêu thụ của điều hòa tăng thêm 10%. Do đó, mặc dù thời gian sử dụng điều hòa không đổi nhưng khi nhiệt độ môi trường tăng và nhiệt độ trong phòng vẫn đặt ở mức không thay đổi thì lượng điện tiêu thụ của điều hòa vẫn tăng lên rất nhiều.

Độ chính xác của công tơ điện và ghi chỉ số điện

Về độ chính xác của điện kế (công-tơ) và cách ghi chỉ số điện, EVN thông tin cụ thể như sau: Các công tơ/điện kế đo lường lượng điện năng tiêu thụ khi được lắp đặt đều được kiểm định đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư số 07/2019/TT BKHCN ngày 26/7/2019. Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2. Các công tơ đến hạn kiểm định sẽ được các đơn vị của ngành Điện thực hiện thay thế định kỳ bằng công tơ đã được kiểm định cho khách hàng.

Hiện tại, các công tơ điện tử được thu thập chỉ số tiêu thụ điện hoàn toàn tự động và thực hiện từ xa. Đối với công tơ cơ khí được áp dụng việc ghi chỉ số bằng phần mềm trên máy tính bảng có các tính năng cảnh báo vượt sản lượng, các tính năng hỗ trợ phát hiện các số liệu bất thường để nhân viên ghi chỉ số thực hiện kiểm tra đảm bảo hạn chế tối đa việc xảy ra sai sót (nếu có) trong công tác ghi chỉ số và lập hóa đơn tiền điện. Khách hàng sử dụng điện có quyền giám sát việc ghi chỉ số công tơ. Lịch ghi chỉ số công tơ được quy định trong hợp đồng mua bán điện và được Đơn vị Điện lực công khai, đảm bảo khách hàng biết, kiểm tra chỉ số công tơ và sản lượng điện tiêu thụ. Trên cơ sở lịch ghi chỉ số của từng khu vực được công bố công khai, khách hàng có thể giám sát công tác ghi chỉ số công tơ của Điện lực.

Trong quá trình sử dụng điện nếu có thắc mắc cần tư vấn, rất mong Quý khách hàng liên hệ với các Trung tâm Chăm sóc khách hàng của ngành điện để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

PV