Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Toàn cảnh dịch bệnh COVID-19 thế giới ngày 20/5: Thế giới gần 5 triệu người mắc

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 92.129 trường hợp mắc COVID-19 và 4.467 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên 4.980.253 người. Trừ Mỹ và Brazil, đại dịch tiếp tục xu thế hạ nhiệt trên thế giới, nhiều nước thận trọng nới lỏng các biện pháp phòng dịch và đang từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội.

Dịch bệnh đến nay đã xuất hiện và lây lan ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 1.957.753 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch giảm xuống còn 45.068 và 2.698.068 ca đang điều trị tích cực. Xu thế dịch "hạ nhiệt" tiếp tục diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới, xét cả về số ca tử vong và dương tính mới với virus SARS-CoV-2.

Bản tin lúc 6h ngày 20/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến nay đã 34 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng. Tình hình sức khoẻ của bệnh nhân nam phi công (BN91) đã có dấu hiệu cải thiện, 5 lần âm tính liên tục với virus SARS-CoV-2 và sắp chuyển sang BV Chợ Rẫy điều trị tiếp theo về hồi sức tích cực. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 7.945.

Tại châu Á, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết thêm 3 bệnh nhân được xuất viện. Như vậy, tính đến hết ngày 18/5, tại Trung Quốc đại lục có tổng cộng 78.241 bệnh nhân được chữa khỏi.

Tổng số ca nhiễm là 82.960 người, trong đó có 4.634 ca tử vong.

Hàn Quốc thông báo tổng số ca nhiễm tăng thêm 13 ca lên 11.078 ca, đánh dấu ngày thứ 4 liên tiếp số ca mới hàng ngày dưới 20 ca. Trong số các ca nhiễm mới có 9 ca lây nhiễm trong nước.

Số ca tử vong vẫn giữ nguyên ở con số 263. Ngoài ra, Hàn Quốc có thêm 34 bệnh nhân bình phục, đưa tổng số ca được chữa khỏi lên 9.938 ca.

Chính phủ Nhật Bản đã thông qua chương trình hỗ trợ tài chính cho các sinh viên gặp khó khăn do tác động của dịch COVID-19. Theo đó, Nhật Bản sẽ trợ cấp tối đa bằng tiền mặt 200.000 yen (khoảng 1.900 USD)/người cho các sinh viên đang theo học tại khoảng 430.000 trường cao đẳng, đại học, trường kỹ thuật dạy nghề và trường dạy tiếng Nhật ở Nhật Bản, đang gặp khó khăn trong việc thanh toán học phí hoặc trang trải chi phí sinh hoạt do dịch COVID-19.

Tới sáng 20/5 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận tổng cộng 71.064 ca mắc bệnh và trên 2.250 người tử vong. Trong 24 giờ qua, khu vực có ba nước Indonesia, Philippines và Malaysia ghi nhận các ca tử vong vì virus SARS-CoV-2, trong khi Campuchia và Timor Leste không còn bệnh nhân nào.Thế giới gần 5 triệu ca nhiễm COVID-19Thế giới gần 5 triệu ca nhiễm COVID-19

Theo thống kê của trang worldometers.info, các nước ASEAN trong 24 giờ qua có thêm 1.203 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước. Virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của 2.257 người dân ở khu vực này, tăng 37 trường hợp so với 1 ngày trước đó. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 26.308 trường hợp.

Trong vòng 24 giờ qua, Indonesia đã “vượt qua” Singapore để thành quốc gia ghi nhận số ca mắc bệnh COVID-19 cao nhất khu vực với 486 ca. Indonesia cũng đã trở thành “ổ dịch” nghiêm trọng nhất khu vực với tổng cộng 1.221 ca tử vong tới thời điểm này, tăng 30 trường hợp so với ngày 18/5.

Maylaysia sau nhiều ngày yên ả, lại ghi nhận thêm 1 ca tử vong nữa trong ngày 19/5. Tuy nhiên, về tổng thể, dịch COVID-19 chỉ còn diễn biến phức tạp tại ba nước Indonesia, Singapore và Philippines; một số nước ASEAN bắt đầu mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế-xã hội.

Mỹ, Nga và Brazil vẫn là ba quốc gia có số người nhiễm virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới tính theo ngày, trong đó "Xứ sở Samba" có nguy cơ trở thành tâm dịch mới khi dịch bệnh đang diễn biến xấu với tốc độ rất nhanh những ngày gần đây.

Tính tới 6 giờ sáng 20/5 (theo giờ Việt Nam) Mỹ tiếp tục là ổ dịch nghiêm trọng nhất thế giới với số ca COVID-19 lên tới 1.569.516 ca mắc bệnh (tăng 19.222 so với 1 ngày trước) và trên 93.466 ca tử vong (tăng 1.485 ca).

Cơ quan y tế New York công bố các số liệu cho thấy một số khu vực ở thành phố New York ghi nhận số ca tử vong cao gấp 15 lần các nơi khác. Một số bang của Mỹ đang từng bước nối lại hoạt động kinh tế và thể thao.

Tại châu Âu, nước Anh đang chịu ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất khu vực khi ghi nhận số ca tử vong lên đến 35.341 người (tăng 545 ca so với 1 ngày trước) và 248.818 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 (tăng 2.412 ca).

Với 299.941 ca mắc COVID-19 tính tới sáng 20/5, Nga là quốc gia châu Âu có nhiều ca mắc bệnh nhất. Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 của LB Nga cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 9.263 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 tại 83 chủ thể liên bang, đưa tổng số người nhiễm COVID-19 lên 299.941 trường hợp, trong đó 43,1% số ca nhiễm mới không có biểu hiện lâm sàng.

Tại Italy, quốc gia từng là tâm dịch của châu Âu, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho biết trong ngày 19/5 nước này ghi nhận 813 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 226.699 trường hợp.

Trong khi đó, số ca tử vong do COVID-19 tại Italy đã tăng lên 32.169 trường hợp (tăng 162 ca trong 24 giờ qua). Ngoài ra, có 2.075 ca hồi phục trong ngày, nâng tổng số ca hồi phục lên 129.401 người. Số ca phải điều trị tích cực tiếp tục giảm xuống mức 716 ca (giảm 33 ca).

Đến sáng 20/5, Pháp ghi nhận 180.809 ca nhiễm (tăng 882 ca so với 1 ngày trước) và 28.022 ca tử vong. Điều đặc biệt là trong vòng 24 giờ qua, "kinh đô ánh sáng" không ghi nhận ca tử vong nào vì virus SARS-CoV-2.

Ngày 19/5, lãnh đạo Đức và 4 nước Visegrad (còn gọi là Nhóm V4, gồm Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, Ba Lan) đã nhất trí dần gỡ bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới ngay khi tình hình dịch COVID-19 cho phép.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi kết thúc hội nghị trực tuyến cấp thủ tướng cùng ngày giữa Nhóm V4 và Đức.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng trình bày về những điểm chính của kế hoạch thành lập gói cứu trợ trị giá 500 tỷ euro do Đức và Pháp đề xuất nhằm phục hồi kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Đây là một trong những ưu tiên của Đức khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) thời gian tới.

Phát biểu với báo giới sau khi kết thúc hội nghị, Thủ tướng Séc Andrej Babis đã nhấn mạnh nếu Séc, Slovakia, Đức và Hungary cùng mở cửa biên giới vào ngày 15/6, thì đó là điều lý tưởng.

Theo ông Babis, hiện Ba Lan chưa sẵn sàng mở cửa biên giới vào thời gian này.

Tính tới nay, Đức ghi nhận tổng cộng 177.827 ca mắc COVID-19 và 8.193 người tử vong.

Hơn 100 quốc gia ký vào dự thảo nghị quyết kêu gọi tiến hành cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch COVID-19. Dù ngôn ngữ trong văn bản hoàn toàn mang tính chất ngoại giao và không nhắc đến tên quốc gia nào, nó vượt lên khỏi lời kêu gọi của Úc về việc cần làm sáng tỏ những thất bại của Trung Quốc trong giai đoạn đầu ứng phó với khủng hoảng dịch bệnh, và đi ngược lại mong muốn của Bắc Kinh rằng, bất kỳ cuộc điều tra nào cũng phải do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dẫn đầu.

“Trung Quốc ủng hộ ý tưởng tiến hành một đánh giá toàn diện về phản ứng của toàn cầu đối với COVID-19 sau khi nó được kiểm soát để có thể tổng kết kinh nghiệm và khắc phục thiếu sót”, ông Tập nói. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng, công việc này cần được tiến hành “dựa trên cơ sở khoa học và chuyên nghiệp, do WHO dẫn đầu và được tiến hành theo cách thức khách quan và vô tư”.

Các nhà phân tích cho rằng, với cách nói này, nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tạo nên một cuộc chơi lâu dài, mang lại cho Bắc Kinh nhiều cách để tránh bất kỳ tác động bất lợi tiềm tàng nào trong tương lai nếu một cuộc điều tra được thực hiện, CNN đánh giá.

 Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) tăng cường quản lý việc khai thác, tập kết cát, sỏi lòng sông
Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) tăng cường quản lý việc khai thác, tập kết cát, sỏi lòng sông

Thời gian qua, UBND thị xã Quế Võ đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các xã, phường đẩy mạnh công tác kiểm tra đối với việc khai thác, tập kết cát, sỏi lòng sông trên địa bàn, qua đó đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế; đồng thời tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền trên địa bàn thị xã Quế Võ trong việc khai thác, tập kết cát, sỏi lòng sông.

Chi tiêu “thả ga”, hoàn tiền “cực đã” lên tới 3 triệu đồng cùng thẻ tín dụng quốc tế SHB
Chi tiêu “thả ga”, hoàn tiền “cực đã” lên tới 3 triệu đồng cùng thẻ tín dụng quốc tế SHB

Từ nay đến hết 5/9/2024, những khách hàng mở mới hoặc đang sở hữu một trong những thẻ trong bộ “Gia đình thẻ” tín dụng quốc tế SHB sẽ được hưởng mức ưu đãi hoàn tiền hấp dẫn lên tới 3 triệu đồng cho các hoạt động chi tiêu mua sắm, ẩm thực...

Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo báo Resumen Latinoamericano, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân, luôn luôn lấy việc phục vụ nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu.

Cuba bày tỏ cảm ơn sâu sắc đến Chính phủ và Nhân dân Việt Nam
Cuba bày tỏ cảm ơn sâu sắc đến Chính phủ và Nhân dân Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba bày tỏ cảm ơn sâu sắc trước sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo cấp cao cũng như Chính phủ và Nhân dân Việt Nam đối với Cuba trong tình hình hiện nay thông qua các đợt viện trợ gạo và cung ứng ổn định gạo cho Cuba, giúp Cuba phát triển sản xuất lương thực và thuỷ sản, ủng hộ Cuba tại các diễn đàn quốc tế.

Bắc Ninh nỗ lực triển khai chi trả bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng
Bắc Ninh nỗ lực triển khai chi trả bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng

Cùng với việc triển khai đồng bộ các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thời gian qua, BHXH tỉnh Bắc Ninh tích cực chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng, góp phần bảo đảm an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngành BHXH và người thụ hưởng chính sách.

Giao dịch chứng khoán phiên sáng 16/4: Cổ phiếu bất động sản, xây dựng chịu ảnh hưởng mạnh
Giao dịch chứng khoán phiên sáng 16/4: Cổ phiếu bất động sản, xây dựng chịu ảnh hưởng mạnh

Tâm lý thận trọng và sẵn sàng đặt lệnh giá thấp vẫn đang bao trùm thị trường sau phiên lao dốc hôm qua. Đặc biệt là các cổ phiếu bất động sản, xây dựng chịu ảnh hưởng mạnh nhất.