Biểu đồ: T.Bình
Biểu đồ: T.Bình.

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu nói chung tăng 22,7%. Các nhóm hàng chủ lực như điện thoại; máy vi tính; máy móc thiết bị… cũng có tốc độ tăng trưởng lên đến hàng chục phần trăm.

Đáng chú ý, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt gần 7,2 tỷ USD, tăng tới trên 81% và đã vượt dệt may để trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ ba cả nước.

Đặc biệt, tình cảnh ảm đạm của nhóm hàng dệt may diễn ra ở hầu khắp các châu lục, thị trường quan trọng như Mỹ, EU, Nhật Bản…

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan theo thị trường hết tháng 2 cho thấy Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với trị giá đạt 2,2 tỷ USD, chiếm 49% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước, tuy nhiên, kim ngạch này giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.

Tại thị trường Nhật Bản kim ngạch chỉ đạt 490 triệu USD, giảm 14,1%; thị trường EU cũng chỉ đạt 440 triệu USD, giảm 6,6%...

Năm 2020, xuất khẩu dệt may cả nước cũng chỉ đạt 29,81 tỷ USD, giảm mạnh tới 9,2% so với năm 2019.

Trước những ảnh hưởng trực diện của Covid-19 khả năng nhiều doanh nghiệp dệt may có thể phải cho người lao động thôi việc hoặc cơ cấu, tổ chức lại lao động nên một bộ phận lao động sẽ mất việc. Vì thế, Nhà nước mở rộng đối tượng cho người lao động vay vốn lãi suất 0% trả tiền trợ cấp thôi việc, mất việc.

Hiệp hội Dệt may cũng đề nghị Chính phủ cho phép doanh nghiệp bị ảnh hưởng được dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất đến hết năm 2020 mà không kèm điều kiện giảm 50% lao động hoặc chỉ nên giảm từ 20%.

Thuận Yến – Thùy Linh