Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TOP 10 địa phương dẫn đầu PCI - Bài 10: Phú Thọ giữ vị trí số 10

Vừa qua, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023…

Bài 10 (bài cuối): Phú Thọ giữ vị trí số 10

Chỉ số PCI - Phú Thọ đạt 69,10 điểm, tăng 14 bậc so 2022, trở thành “gương mặt” mới lọt TOP 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023 và đứng thứ 2 khu vực miền núi trung du phía bắc. Đó là sự bứt phá mạnh mẽ - thể hiện việc triển khai khâu đột phá chiến lược “cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh” của tỉnh!

Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050: Phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh vùng đất Tổ.

Ghi nhận những kết quả đạt được

Tỉnh Phú Thọ, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức; tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, tiếp tục có chuyển biến tích cực, cơ bản đạt mục tiêu tổng quát đề ra; trong đó một số lĩnh vực có sự cải thiện rõ rệt. Tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì, quý II tăng 9,57% (quý I tăng 6,67%).

Thông tin từ UBND tỉnh, trong 6 tháng đầu năm, các điều kiện hỗ trợ cho sản xuất được đảm bảo, các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp duy trì đà tăng trưởng, công nghiệp chế biến chế tạo có mức tăng cao.

Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Phú Thọ đạt kết quả nổi bật, có thêm 2 huyện Thanh Ba, Tam Nông được công nhận huyện nông thôn mới (hoàn thành trước 2 năm so Nghị quyết). 

Xuất nhập khẩu, đạt mức tăng trưởng cao. Kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 12.900 triệu USD, tăng 45,9% so cùng kỳ 2023. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn, ước đạt 21.593 tỷ đồng, tăng 15,2% so cùng kỳ. Tiến độ một số dự án đầu tư công đạt khá, giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao so cả nước.

Cải cách hành chính, chuyển đổi số, tiếp tục được đẩy mạnh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận giải quyết các thủ tục hành chính.

Phát triển Việt Trì trở thành “Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam”

Năm 2013, tỉnh Phú Thọ chỉ xếp thứ 54 trên Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Qua nhìn nhận, đánh giá thực tế khách quan, bằng những quyết sách đúng đắn, kịp thời, những năm tiếp theo, địa phương này luôn trong TOP khá về PCI, tăng đều qua các năm.  

Cụ thể: Năm 2014, tỉnh Phú Thọ xếp vị trí thứ 39; năm 2020, vươn lên vị trí thứ 22; năm 2021, xếp thứ 20/63. Năm 2022, Phú Thọ đứng thứ 24, để rồi có sự bứt phá - vươn lên vị trí thứ 10 trong PCI/2023.

Năm 2023, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX), Phú Thọ có kết quả xếp thứ hạng cao. Trong đó: Chỉ số PCI đạt 69,1 điểm (tăng 2,8 điểm so 2022), lần đầu tiên đứng thứ 10/63 tỉnh (tăng 14 bậc), 2/14 vùng (tăng 2 bậc), thuộc nhóm 10 địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023.  

Một góc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Ảnh: phutho.gov.vn)

Chỉ số PAR INDEX đạt 89,19 điểm (tăng 2,59 điểm), đứng thứ 9/63 cả nước (tăng 9 bậc), 4/14 vùng (tăng 2 bậc). Các chỉ số Đo lường sự hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), duy trì thứ hạng.

Các hoạt động văn hóa - xã hội có chuyển biến tích cực, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, đúng quy định. An ninh chính trị ổn định, trật tự xã hội được giữ vững…

Bên cạnh kết quả đã đạt được, trong 6 tháng đầu năm, cũng bộc lộ những khó khăn, thách thức: 

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, nhất là một số doanh nghiệp chế biến, chế tạo (10/18 ngành sản xuất giảm so cùng kỳ 2023); số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường còn cao; 

Tỉnh Phú Thọ sẽ có thêm một thành phố mới trên cơ sở nâng cấp thị xã Phú Thọ lên thành phố thuộc tỉnh2026 - 2030

Tín dụng tăng trưởng thấp so nhiều năm trước, phản ánh khả năng hấp thụ vốn yếu, sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn;

Tiến độ đầu tư các dự án hạ tầng về cụm công nghiệp, khu du lịch trọng điểm, bất động sản còn chậm; chất lượng lao động cải thiện chậm…

Nỗ lực vượt khó, bứt phá đi lên

Có thể nói, Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm của khu vực miền núi, trung du phía bắc và là cửa ngõ Thủ đô Hà Nội.

Phú Thọ có hệ thống giao thông khá thuận lợi khi gần sân bay Nội Bài; có hệ thống các tuyến đường kết nối như đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai nối liền Phú Thọ với hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Côn Minh, thuận lợi để trung chuyển hàng hóa trong khu vực và quốc tế.

Khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ

Bên cạnh đó, địa phương này có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng, trong đó một số loại có thể khai thác quy mô công nghiệp như đá nguyên liệu sản xuất xi măng, nước khoáng nóng, sắt, đất sét, cao lanh, fenspat...

Tuy nhiên, những lợi thế trên không thể phát huy nếu các cấp chính quyền không có sự chuyển động và điều hành một cách hiệu quả.

Nhận thấy điều đó, trong những năm qua, Phú Thọ đã quyết liệt chỉ đạo, đổi mới trong tư duy lãnh đạo, chỉ đạo cùng việc triển khai đồng bộ các giải pháp để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh xác định cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh là khâu đột phá phát triển trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 và nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm, liên tục của tỉnh.

Phú Thọ có Quyết định số 20/2022/QĐ-UBND bổ sung thêm 4 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 288 ha vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Trong thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều chính sách quan trọng trong thu hút đầu tư và đi vào triển khai mạnh mẽ nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tập trung xây dựng, hoàn thiện, triển khai quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; các quy hoạch vùng, ngành; thực hiện cơ chế một cửa, một đầu mối; bổ sung cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực xã hội, phát huy lợi thế so sánh địa phương; đồng thời, tập trung triển khai chính quyền điện tử và phát triển kinh tế số…

Đáng chú ý, tỉnh Phú Thọ rất chú trọng trong công tác xúc tiến và thu hút đầu tư vốn nước ngoài FDI. Cụ thể, chủ động tiếp cận và thu hút nhà đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, có giá trị cao.

Phú Thọ còn ưu tiên các dự án đầu tư trung tâm logistics khu vực Tây Bắc, tận dụng thời cơ từ các hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA… để mở rộng thị trường mới.

Cụm Công nghiệp Bãi Ba - Đông Thành, huyện Thanh Ba, Phú Thọ

Theo thống kế, trong 5 năm qua, Phú Thọ thu hút thêm 700 dự án đầu tư trực tiếp với tổng vốn đăng ký hơn 48.000 tỷ đồng (bằng 3,6 lần số dự án và 2,4 lần vốn so giai đoạn 2011 - 2015); hơn 3.600 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 21.000 tỷ đồng…

Trong số các “đại bàng” rót vốn, có nhiều nhà đầu tư lớn nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Ấn Độ… và các doanh nghiệp mạnh hàng đầu trong nước đã đầu tư nhiều dự án trọng điểm với số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh

Theo UBND tỉnh Phú Thọ, những kết quả có được, thể hiện sự đánh giá công tâm khách quan của nhà đầu tư, doanh nghiệp, ghi nhận đúng mức những nỗ lực không ngừng nghỉ của hệ thống chính trị, các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ, trong việc thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng và sự hài lòng phục vụ Nhân dân và doanh nghiệp.

Xuất nhập khẩu phục hồi ấn tượng

Quá trình triển khai các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Phú Thọ tập trung trọng tâm vào 5 nhóm mục tiêu và 8 giải pháp mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và bồi thường giải phóng mặt bằng, nhằm tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, minh bạch, thân thiện. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển và khơi thông những “điểm nghẽn” trong việc thu hút đầu tư. 

Xác định việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh - sẽ tạo bước đột phá trong công tác thu hút đầu tư, nhiều năm qua, Phú Thọ đã có những hành động thiết thực nhất nhằm thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương này.

Đặc biệt, ngày 19/1/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành “Chương trình hành động số 331/CTr-UBND” về thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

Trong 6 tháng đầu năm, Công ty TNHH Almus Vina, Khucông nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ, ước nộp thuế 19 tỷ đồng

Lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thành, thị phải xác định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là nhiệm vụ hàng đầu.

Kết quả được đánh giá là thành công, bước chuyển biến mạnh mẽ và đột phá trong quá trình triển khai chiến lược “cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh” của tỉnh Phú Thọ. Việc thực hiện những chủ trương, quyết sách đúng đắn, đã phát huy hiệu quả; đồng thời, tiếp tục khẳng định niềm tin, sự hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đối với công tác chỉ đạo điều hành của Phú Thọ.

Với những kết quả đã đạt được, việc duy trì sự phát triển và có những bước tăng trưởng hơn nữa - là bài toán đặt ra với các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ.

Di tích Đền Hùng, nhìn từ trên cao (Ảnh: Tùng Vy)

Đặc biệt, địa phương xác đinh, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, phát triển theo chiều sâu, sản phẩm có giá trị gia tăng cao và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; đồng thời, giữ vững vai trò là trung tâm công nghiệp của vùng trung du và miền núi phía bắc… Cùng với đó là không ngừng phấn đấu - nâng cao hơn nữa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Hoàn thành 10/20 dự án trọng điểm

Về phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương rà soát, đánh giá, tập trung phân tích những kết quả đạt được, cũng như những tồn tại hạn chế, từ đó đề ra giải pháp thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.

Phú Thọ tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành; chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; tiếp tục huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, cải cách hành chính, chuyển đổi số; đồng thời thực hiện tốt các hoạt động văn hóa, xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Đến thời điểm này, Phú Thọ đã hoàn thành 10/20 dự án trọng điểm thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn, nguồn ngân sách trung ương, giai đoạn 2021 - 2025, đã thực hiện giải phóng mặt bằng 189 ha cho các dự án trọng điểm.

Trong đó: Bổ sung 50 ha đất khu công nghiệp, 65 ha đất cụm công nghiệp, 74 ha đất thực hiện dự án Sân golf Tam Nông 1, 2; chấp thuận chủ trương đầu tư 2 cụm công nghiệp.

Du lịch Phú Thọ

Đồng thời, lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ nhóm 10 dự án trọng điểm và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhóm 8 dự án chậm tiến độ kéo dài theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Từ nay đến cuối năm 2024, các đơn vị, địa phương của tỉnh tiếp tục đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ một số dự án hạ tầng trọng điểm về giao thông, du lịch, dịch vụ...  

Đồng thời, các đơn vị, địa phương thực hiện quyết liệt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; xác định rõ tiến độ bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư, phấn đấu đến hết năm 2024, giải phóng từ 140 – 150 ha mặt bằng sạch. Quyết tâm này - hứa hẹn sự hoàn thành, đưa vào sử dụng hàng loạt công trình, dự án quan trọng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong thời gian tới.

Tổng doanh thu du lịch dịch vụ năm 2023 đạt 3.365 tỷ đồng, tăng 27% so 2022

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nội vụ rà soát lại chỉ tiêu cắt giảm biên chế của tất cả các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập; từ đó, đề xuất phương án cắt giảm biên chế của các đơn vị sự nghiệp công lập và bổ sung biên chế giáo viên hưởng lương từ ngân sách Nhà nước cho phù hợp.

Phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Theo Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, đến nay, toàn tỉnh đã có 6 huyện, thị xã được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 136/196 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm hơn 69%; trong đó có 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Sắc màu đảo Ngọc Xanh (Ảnh:Nguyễn Anh Tuấn)

Trong năm nay, Phú Thọ phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổ số xã đạt chuẩn lên 141 xã; trong đó có 22 xã nông thôn mới nâng cao. Tỉnh dự kiến, sẽ huy động hơn 3.300 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu trên.

Theo đó, bình quân tiêu chí toàn tỉnh đạt 17 tiêu chí/xã; có 20 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 35 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, không có xã đạt dưới 9 tiêu chí; có 1.641/2040 khu dân cư đạt nông thôn mới, trong đó có 129 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, Đỗ Ngọc Đoàn cho biết, để đạt được mục tiêu trên, ngành nông nghiệp tiếp tục triển khai chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới ở các khu dân cư.

Một thoáng Xuân Sơn (Ảnh: Hữu Sơn)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan, tập trung đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động với phương châm “Xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”.

Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất với các bộ, ngành Trung ương, tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn được thuận lợi hơn trong xây dựng nông thôn mới, để người dân được tham gia triển khai các mô hình thí điểm của Trung ương, trong thực hiện các chương trình chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những kết quả đạt được thời gian qua, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Người dân huyện Thanh Ba tích cực tham gia làm đường giao thông, xây dựng nông thôn mới (Ảnh: Linh Nguyễn)

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường; kinh tế toàn cầu, trong nước, có xu hướng phục hồi, nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức.

Để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, UBND tỉnh tiếp tục thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị rà soát, xây dựng đề cương đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 – 2025) và kế hoạch 5 năm (2026 – 2030).

Lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ, Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Những việc làm thiết thực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo

Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; hoàn thiện hồ sơ - trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh; triển khai quy hoạch thành phố Việt Trì, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực.  

Đặc biệt, Lãnh đạo UBND tỉnh tập trung chỉ đạo, hoàn thiện thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ 10 dự án trọng điểm, xử lý 8 dự án chậm tiến độ kéo dài - theo Kết luận số 422-KL/TU ngày 8/3/2024, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Tỉnh cũng tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực. Trong đó, địa phương chủ động nắm tình hình sản xuất, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các ngành hàng sản xuất giảm (dệt may, vật liệu xây dựng…), phát huy tối đa công suất sản xuất các ngành chế biến chế tạo; tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án, hỗ trợ các dự án mới sớm hoàn thành đi vào sản xuất; phấn đấu tăng trưởng cả năm đạt từ 10 - 11%.

Phú Thọ triển khai kịp thời các chính sách tín dụng ưu đãi, giảm thuế, phí, lệ phí, tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp; chủ động kế hoạch điều tiết, tiết giảm, đảm bảo cung ứng điện cho sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh hỗ trợ đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, tiếp cận thị trường mới, thị trường xuất khẩu.

Hát xoan ở đình Hùng Lô (Ảnh: Trọng Trường)

Cùng với đó, địa phương tập trung phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội; bảo đảm an sinh xã hội; ổn định việc làm, đời sống của người dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền, đẩy mạnh triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Tỉnh nỗ lực thực hiện hiệu quả 25 dịch vụ công thiết yếu phục vụ người dân, doanh nghiệp; bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn…

Chỉ số PCI (tên viết tắt tiếng Anh của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - Provincial Competitiveness Index): Chỉ số đo lường và đánh giá thực tiễn chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân của 63 tỉnh, thành phố. Chỉ số PCI - có thể coi như “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành phố. Có thể nói, chỉ số PCI đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của các tỉnh, thành phố. Dựa trên kết quả khảo sát doanh nghiệp, PCI phản ánh thực tiễn chất lượng điều hành kinh tế, môi trường kinh doanh và mức độ thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Nhờ đó, PCI góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt, khi có: Chi phí gia nhập thị trường thấp; tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; chi phí không chính thức thấp; thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; môi trường cạnh tranh bình đẳng; chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; chính sách đào tạo lao động tốt; thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và an ninh trật tự được duy trì…

PCI năm 2023, tỉnh Phú Thọ tăng điểm ở 7/10 chỉ số thành phần: Gia nhập thị trường 7,34 điểm (2022 là 6,95 điểm); Tính minh bạch 6,45 điểm (2022 là 6,05 điểm); Chi phí thời gian 7,61 điểm (2022 là 7,08 điểm); Chi phí không chính thức 7,05 điểm (2022 là 6,54 điểm); Cạnh tranh bình đẳng  6,24 điểm (năm 2022 là 5,28 điểm); Chính sách hỗ trợ DN 6,83 điểm (2022 là 5,98 điểm); Đào tạo lao động 6,77 điểm (2022 là 6,53 điểm).

Chỉ số PGI năm 2023, Phú Thọ tăng điểm ở 3/4 chỉ số thành phần: Giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai 5,40 điểm (2022 là 3,67 điểm); Đảm bảo tuân thủ 5,58 điểm (2022 là 4,35) điểm; Chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ 5,81 điểm (2022 là 1,93 điểm). Chỉ số Thúc đẩy thực hành xanh giảm nhẹ 4,02 điểm (2022 là 4,75 điểm).

Bảng công bố xếp hạng TOP 30 tỉnh, thành phố có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tốt nhất năm 2023:

Tỉnh

Điểm số PCI

Xếp hạngg

Quảng Ninh

71,25

1

Long An

70,94

2

Hải Phòng

70,34

3

Bắc Giang

69,75

4

Đồng Tháp

69,66

5

BRVT

69,57

6

Bến Tre

69,20

7

TT-Huế

69,19

8

Hậu Giang

69,17

9

Phú Thọ

69,10

10

Ninh Thuận

69,10

11

Hưng Yên

69,09

12

Lạng Sơn

69,05

13

Cần Thơ

68,88

14

Vĩnh Phúc

68,81

15

Đà Nẵng

68,79

16

Hải Dương

68,68

17

Bình Thuận

68,06

18

Ninh Bình

67,83

19

Tây Ninh

67,80

20

Đắk Nông

67,79

21

Cà Mau

67,65

22

Thái Nguyên

67,48

23

Trà Vinh

67,46

24

Bình Định

67,44

25

Lào Cai

67,38

26

TP.Hồ Chí Minh

67,19

27

Hà Nội

67,15

28

Tiền Giang

66,80

29

Thanh Hóa

66,79

30

Thủy Hương

Bài liên quan

Tin mới

VRG ủng hộ đồng bào tỉnh Lai Châu bị thiệt hại do bão số 3
VRG ủng hộ đồng bào tỉnh Lai Châu bị thiệt hại do bão số 3

Sáng 20/9, Đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), do Phó bí thư thường trực Đảng ủy, Thành viên HĐQT Tập đoàn Hà Văn Khương làm Trưởng đoàn, đã có buổi thăm, làm việc và ủng hộ đồng bào tỉnh Lai Châu bị thiệt hại do bão số 3...

Tạm giữ 4 đối tượng có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép lậu
Tạm giữ 4 đối tượng có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép lậu

Lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã phát hiện 2 xe ôtô trên đang vận chuyển 90 giàn pháo hoa nổ, loại 49 viên, tổng trọng lượng 155kg cùng 2 con dao.

Bóng đèn Phích nước Rạng Đông bị xử lý thuế gần 5,3 tỉ đồng
Bóng đèn Phích nước Rạng Đông bị xử lý thuế gần 5,3 tỉ đồng

Bóng đèn Phích nước Rạng Đông bị xử lý thuế gần 5,3 tỉ đồng, trong đó bị buộc nộp đủ hơn 3,2 tỷ đồng số tiền thuế còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước.

Đình chỉ lưu hành mỹ phẩm kem dưỡng trắng da chống nắng Careleeser - hộp 1 lọ 8g
Đình chỉ lưu hành mỹ phẩm kem dưỡng trắng da chống nắng Careleeser - hộp 1 lọ 8g

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có Thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm kem dưỡng trắng da chống nắng Careleeser - hộp 1 lọ 8g không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Hà Nội còn 26 trường chưa thể đón học sinh trở lại học
Hà Nội còn 26 trường chưa thể đón học sinh trở lại học

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, tính đến ngày 19/9, hầu hết các trường trên địa bàn TP. Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường. Tuy nhiên, vẫn còn 26 trường bị ngập hoặc chưa bảo đảm các điều kiện an toàn để đón học sinh.

TP. Hồ Chí Minh thay thế, hạ thấp gần 3.000 cây xanh hư hại, mất an toàn
TP. Hồ Chí Minh thay thế, hạ thấp gần 3.000 cây xanh hư hại, mất an toàn

Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đã thay thế gần 3.000 cây xanh có nguy cơ mất an toàn và hạ thấp chiều cao của gần 200 cây.