Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP. Hồ Chí Minh tăng cường kiểm soát mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu lớn dịp cuối năm và Tết Nguyên đán

Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa cuối năm 2021 trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Mục đích chính của Kế hoạch nhằm tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, UBND TP. Hồ Chí Minh trong công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, gian lận thương mại; tăng cường kiểm tra, kiểm soát về ATTP và các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền kiểm tra, xử lý của lực lượng QLTT. 

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh triển khai kế hoạch kiểm tra hàng Tết 2022
Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh triển khai kế hoạch kiểm tra hàng Tết 2022. (Ảnh: Tổng Cục QLTT)

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu lớn trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức; đảm bảo ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng.

Đồng thời, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền quy định pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, ATTP đến các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng để tuân thủ các quy định của pháp luật và tố giác đến lực lượng chức năng kịp thời xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong kinh doanh thương mại, kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, hàng giả.

Theo Kế hoạch, thời gian thực hiện Kế hoạch cao điểm kiểm tra, kiểm soát cuối năm 2021 và trước, trong, sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sẽ được triển khai bắt đầu từ ngày 11/11/2021 đến ngày 28/2/2022.

Đối tượng kiểm tra trong đợt cao điểm lần này sẽ là tổ chức, cá nhân sản xuất, chứa trữ, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa hoặc có hoạt động TMĐT, hoạt động trên môi trường mạng để kinh doanh, có hành vi, dấu hiệu vi phạm:

Kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng không đảm bảo chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc có hành vi, dấu hiệu vi phạm về TMĐT, quảng cáo, đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, niêm yết giá hoặc có hành vi, dấu hiệu vi phạm khác thuộc thẩm quyền kiểm tra, xử lý của lực lượng QLTT. 

Lực lượng QLTT kiểm tra hàng hoá vi phạm
Lực lượng QLTT kiểm tra hàng hoá vi phạm. (Ảnh: Tổng Cục QLTT)

Đặc biệt là hàng tiêu dùng thiết yếu, lương thực, thực phẩm, dược phẩm, trang thiết bị vật tư y tế, sản phẩm phòng chống dịch bệnh COVID-19 có nhu cầu lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng; các đối tượng hoạt động có tổ chức đường dây, ổ nhóm, thường xuyên vi phạm hoặc tác phạm nhiều lần.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại các chợ, tuyến đường phố, trung tâm thương mại siêu thị, cửa hàng tiện ích, hội chợ; chứa trữ, vận chuyển tại các kho hàng, điểm chứa trữ, bến bãi, trạm xe trung chuyển hàng hóa, cảng đường thủy, ga hàng không, ga đường sắt, các tuyến đường sông, đường bộ. Tổ chức, cá nhân hoạt động tổ chức hội chợ, khuyến mại; kinh doanh dịch vụ giữ xe.

Ngoài tập trung kiểm tra nhóm mặt hàng cấm, lực lượng QLTT sẽ kiểm tra nhóm mặt hàng thiết yếu phục vụ tết như quần áo, giày dép, thực phẩm, bánh kẹo, rượu bia, thuốc lá, nước giải khát…đặc biệt chú ý đến các sản phẩm được sử dụng để làm quà tặng.

Nhóm mặt hàng nông lâm, thủy sản, vật tư nông nghiệp và phân bón; các sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm bình ổn thị trường.

Trong từng trường hợp cụ thể, nội dung kiểm tra bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và điều kiện kinh doanh.

Các dấu hiệu của hành vi đầu cơ, găm hàng; kiểm tra hàng hóa, hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa; kiểm tra các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền kiểm tra, xử lý của lực lượng QLTT...

Hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính được tuân thủ đúng quy định của pháp luật; gắn hoạt động kiểm tra và xử phạm vi phạm hành chính với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; không gây phiền hà, trở ngại cho các hoạt động kinh doanh hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được kiểm tra.

Các hành vi vi phạm phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Khi triển khai, tổ chức kiểm tra phải có phương án kiểm tra cụ thể, nội dung kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả; việc đánh giá, kết luận kiểm tra, phản ánh đúng thực tế khách quan, trung thực và đúng quy định của pháp luật.

Nguyễn Tùng - Hoàng Dương

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”
Khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 25/4 tại Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Thanh Hóa kỳ vọng thu hút thành công 30 tỷ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp
Thanh Hóa kỳ vọng thu hút thành công 30 tỷ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp

Thanh Hóa hiện có 161 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 14,65 tỷ USD, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ và đứng thứ 8 cả nước.

Ngân hàng Mỹ không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á
Ngân hàng Mỹ không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á

Ngân hàng Mỹ (BofA) khẳng định trong báo cáo mới nhất rằng: “Chúng tôi không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á”. Vậy, dự báo của BofA về các đồng tiền của Châu Á ra sao?

Việt Nam cam kết thúc đẩy hoàn thành đúng hạn các Mục tiêu phát triển bền vững
Việt Nam cam kết thúc đẩy hoàn thành đúng hạn các Mục tiêu phát triển bền vững

Tại Khóa họp thường niên lần thứ 80 của ESCAP, diễn ra ở Thái Lan, Việt Nam nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy hoàn thành đúng hạn Chương trình Nghị sự 2030 và các Mục tiêu phát triển bền vững.

Giá tiêu hôm nay 26/4: Giảm 500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 26/4: Giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4, giá tiêu giảm 500 đồng/kg tại một số tỉnh thành trên cả nước. Hiện mức giá dao động quanh ngưỡng 96.000 đồng/kg – 97.000 đồng/kg.

Hai phiên đấu thầu vàng bị hủy: Điều kiện chưa đủ hấp dẫn?
Hai phiên đấu thầu vàng bị hủy: Điều kiện chưa đủ hấp dẫn?

Hai phiên đấu thầu vàng đã bị hủy chỉ trong vài ngày do không đủ số lượng đơn vị tham gia. Chuyên gia cho rằng, nếu các điều kiện đấu thầu được NHNN sửa lại cho đủ hấp dẫn, doanh nghiệp có thể cân đối được rủi ro thì sẽ có nhiều tổ chức tham gia đấu thầu vàng hơn.