Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ứng dụng truy xuất nguồn gốc vào nông nghiệp: Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Ngày 23/03, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã tổ chức “Hội thảo ứng dụng công nghệ AI trong nâng cao năng suất nông nghiệp”. Tại đây, nhiều chuyên gia nhận định, áp dụng công nghệ AI vào nông nghiệp là điều cần thiết, khi triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm với iCheck mang lại nhiều giá trị nâng cao giá trị thương hiệu và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Chia sẻ tại hội thảo, các chuyên gia nhận định, dù nông nghiệp Việt Nam vẫn chiếm chủ yếu tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nhưng thực tế, chỉ có 8,6 triệu nông hộ. Điều này gây khó khăn trong việc quản lý chất lượng nông sản, cũng như khả năng tiêu thụ đầu ra nông nghiệp.

Tại Việt Nam, ứng dụng AI vào nông nghiệp vẫn còn khá mới mẻ nhưng đang rất thu hút được sự quan tâm của Chính phủ cũng như của các doanh nghiệp sản xuất vì những ưu thế mà nó mang lại so với nông nghiệp truyền thống. 

Sáng 23/3, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã tổ chức “Hội thảo ứng dụng công nghệ AI trong nâng cao năng suất nông nghiệp”
Sáng 23/3, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã tổ chức “Hội thảo ứng dụng công nghệ AI trong nâng cao năng suất nông nghiệp”.

Ngày nay, những loại thiết bị máy móc ứng dụng trí tuệ nhân tạo đang dần phổ biến trong thời đại công nghệ phát triển. Những loại máy này được sáng tạo và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. Trí tuệ nhân tạo giúp năng suất cây trồng được tăng lên, cây trồng được khỏe mạnh hơn, kiểm soát sâu bệnh và các điều kiện trồng trọt; tổ chức dữ liệu cho nông dân, giúp giải quyết khối lượng công việc và cải thiện một loạt các nhiệm vụ liên quan đến nông nghiệp trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm. 

Phát biểu buổi hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Toản - Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã báo cáo tổng quan chuyển đổi số trong nông nghiệp và những vấn đề đặt ra. “Chuyển đổi số là một trong ba trụ cột thực hiện phát triển nhanh, bền vững; là một trong những đột phá lớn, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã từng đưa ra nhận định: “Chuyển đổi số là một động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, là nền tảng cho một nền kinh tế hiện đại” và “Chuyển đổi số một cách toàn diện với sự tham gia của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan hành chính nhà nước””, TS. Nguyễn Quốc Toản cho biết.

TS. Nguyễn Quốc Toản - Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã báo cáo tổng quan chuyển đổi số trong nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
TS. Nguyễn Quốc Toản - Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã báo cáo tổng quan chuyển đổi số trong nông nghiệp và những vấn đề đặt ra.

Ông Quốc Toản cũng đề xuất của CĐS (chuyển đổi số) ngành nông nghiệp như sau: Chuyển đổi nhận thức; Kiến tạo thể chế; Phát triển hạ tầng số; Phát triển nền tảng số; Củng cố an ninh mạng; Nghiên cứu, hợp tác, đào tạo; chuyển giao công nghệ số. 

Trần Quý - Viện trưởng - Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam đã nêu ra tình hình phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay. “Nông nghiệp đang là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Với địa hình và khí hậu thuận lợi, việt Nam có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có khó khăn trong quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”, ông Trần Quý cho biết. 

“Một trong những thách thức lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam là cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Nhiều khu vực nông thôn chưa được trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng, giao thông và thông tin vẫn chưa phát triển đồng đều. Hơn nữa, nông nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt với các vấn đề như thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, độ tuổi cao của nông dân, nhiễm độc môi trường và sự biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ và đầu tư vào nông nghiệp của Chính phủ cũng đang được triển khai và có những kết quả tích cực. Sản lượng sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đang được tăng cường và các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đang được xuất khẩu đi các thị trường quốc tế”, vị chuyên gia này nhận định.

Trần Quý đưa ra một số ứng dụng của AI trong nông nghiệp tại Việt Nam: Dự báo thời tiết và mô hình hóa tài nguyên nước; Theo dõi sức khỏe cây trồng và phát hiện bệnh tật; Ứng dụng robot tự động hóa trong quá trình sản xuất nông nghiệp; Tăng cường hiệu quả sản xuất bằng cách tối ưu hóa phân bón và thuốc trừ sâu; Tăng cường quản lý đàn gia súc và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Với giải pháp ánh sáng và điều khiển ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp thông minh (smart Farm) của Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông giúp kiểm soát ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tưới tiêu, dinh dưỡng,… 

Nhờ việc áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, bà con nông dân có thể khắc phụcn những nhược điểm như phụ thuộc vào khí hậu tự nhiên; chỉ trồng được cây theo mùa vụ, giá trị kinh tế thấp, năng suất thấp,…

Chia sẻ với Thương hiệu và Công luận về trí tuệ nhân tạo và ứng dụng ngành nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Chính - Phó Tổng Giám đốc CTCP ICheck khẳng định, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số công nghệ AI trong nâng cao năng suất nông nghiệp. Ứng dụng truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm hàng hóa nông nghiệp hiện đang là điều được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Bởi nhờ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quản lý quy trình, chất lượng sản phẩm tốt hơn; lưu trữ, quản lý dữ liệu bài bản, thuận tiện; minh bạch thông tin sản phẩm, nâng tầm giá trị doanh nghiệp; nâng cao giá trị của sản phẩm từ đó tăng giá bán và doanh số bán hàng và niềm tin của khách hàng với sản phẩm.

Tuy nhiên, ông Chính nhận định, trong quá trình triển khai đã xuất hiện những vấn đề lớn như chương trình hỗ trợ từ Nhà nước vẫn còn mang tính phong trào. Cùng với đó, nhóm đối tượng doanh nghiệp hoạt động dưới dạng hợp tác xã, có sự tham gia của nhiều nông dân còn nhiều hạn chế nhận thức về công nghệ nên việc áp dụng thực tế còn gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, giá cả phần cứng và phần mềm cho các hệ thống AI đang rất cao, nhất là trong thời điểm công nghệ phát triển mạnh mẽ. "Dù chi phí cho AI sẽ khá lớn trong giai đoạn đầu, thế nhưng nếu được sử dụng đúng cách và tính toán kỹ lưỡng, các doanh nghiệp, nông dân có thể thu được lợi ích lớn từ việc áp dụng công nghệ trong sản xuất và quản lý", đại diện CTCP ICheck nói thêm.

Có thể nói, những loại thiết bị máy móc ứng dụng AI đang dần phổ biến trong thời đại công nghệ phát triển. Những loại máy này được sáng tạo và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. Những tiến bộ trong chế tạo robot điều khiển bằng AI cũng đang giúp nhà nông trong việc tăng gia sản xuất sử dụng ít đất và ít nhân công hơn.

Dù ứng dụng công nghệ AI vào nông nghiệp vẫn còn khá mới mẻ nhưng hiệu quả mang lại là cực lớn. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn, các ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tại hội thảo, từ đó, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sẽ tổng hợp, đồng thời tham mưu cơ quan quản lý có thẩm quyền xây dựng các chính sách phù hợp; kết nối và thu hút các nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà khoa học và nhà nông nhằm góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp.

Từ đó, thúc đẩy và phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm cải tiến thông minh hóa, tự động hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo quy trình sản xuất, xuất xứ minh bạch, cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Hồng Nhung

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.