Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ưu đãi thuế và phi thuế quan không phải là chìa khóa hướng tới đầu tư nước ngoài bền vững

Hội thảo "Hướng tới thu hút FDI bền vững tại ASEAN: Môi trường kinh doanh là động lực chính" tại Hà Nội ngày 11/11 chia sẻ phát hiện từ báo cáo nghiên cứu gần đây và nhấn mạnh tầm quan trọng của nỗ lực hợp tác và đồng thuận giữa các chính phủ ASEAN trong việc ngưng cung cấp các gói ưu đãi không cần thiết và ưu tiên cải thiện môi trường kinh doanh.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Khu vực ASEAN đang đối mặt với những thách thức lớn trong đại dịch COVID-19. Bên cạnh những khủng hoảng về kinh tế và y tế, dòng vốn FDI đổ vào các quốc gia đang phát triển của châu Á được dự đoán sẽ giảm xuống 30-40% và nguồn thu ngân sách từ thuế đang gặp khó khăn lớn.

Các nước khối ASEAN cần phải lựa chọn giữa việc cạnh tranh không cần thiết giữa các quốc gia để thu hút đầu tư với việc cùng hợp tác, điều phối để đạt được nguồn thu ngân sách từ thuế bền vững, nhằm đầu tư cho giáo dục, y tế và các dịch vụ công thiết yếu khác để giảm nghèo đói và bất bình đẳng.

Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, các quốc gia khối ASEAN đã cạnh tranh nhau trong cuộc đua xuống đáy bằng cách giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và liên tục đưa ra các ưu đãi thuế rất lớn đối với các tập đoàn đa quốc gia mà không đem lại lợi ích thực sự. Thay vì chú trọng vào yếu tố chủ chốt trong việc quyết định khu vực đầu tư FDI là xây dựng môi trường kinh doanh vốn đã được chứng minh là yếu tố then chốt, các chính phủ trong khu vực lại đang áp dụng những chính sách thuế chỉ có lợi cho các công ty lớn của nước ngoài. Để đối phó với đại dịch và đạt được phát triển bền vững, khối ASEAN cần tránh rơi vào bẫy của cuộc đua không cần thiết.

Trong vòng 10 năm qua, các nước thành viên ASEAN đang cạnh tranh với nhau trong một cuộc đua xuống đáy bằng cách giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và liên tục đưa ra các ưu đãi thuế rất lớn đối với các tập đoàn đa quốc gia. Mức thuế suất TNDN trung bình của ASEAN đã giảm từ 25,1% vào năm 2010 xuống còn 21,7% vào năm 2020.

Ngoài việc cắt giảm thuế suất thuế TNDN, việc áp dụng các ưu đãi lớn khác dựa trên lợi nhuận để thu hút FDI, như ân hạn thuế, cũng rất phổ biến ở quốc gia ASEAN. Chi phí của các ưu đãi thuế dư thừa có khả năng vượt quá lợi ích mà FDI mang lại. Việc cắt giảm thuế TNDN quá mức gây ra mối đe dọa đối với thu ngân sách quốc gia dưới hình thức chi qua thuế. Thất thu ngân sách do ưu đãi thuế doanh nghiệp ước tính bằng 6% GDP ở Campuchia và 1% GDP ở Việt Nam và Philippines .

 “Các ưu đãi về thuế có thể tạo ra các ngoại ứng tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả kinh tế. Các nước ASEAN khó có thể đương đầu với các hệ quả đó, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và y tế mà tất cả các nước đang đối mặt. Chúng ta cần phải lựa chọn giữa việc xây dựng xã hội bền vững với chính sách đất đai tốt, hay chỉ làm lợi cho các công ty đang ra sức giảm thiểu hóa đơn đóng thuế của họ. Lợi ích của ai sẽ được đặt lên trên hết?”, ông Ah Maftuchan, Giám đốc tổ chức PRAKARSA nhấn mạnh.

Bên cạnh các ưu đãi về thuế, việc sử dụng các ưu đãi phi thuế cũng phổ biến ở các nước ASEAN và góp phần làm trầm trọng thêm cuộc đua xuống đáy trong khu vực. Cạnh tranh trong việc cung cấp các ưu đãi phi thuế được thể hiện rõ nét ở các ưu đãi về đất đai. Các hình thức cho thuê đất dài hạn có mặt ở tất cả các quốc gia ASEAN, Thái Lan thậm chí còn cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đất trong một số trường hợp đặc biệt. Việt Nam và Lào miễn, giảm tiền thuê đất cho các dự án đầu tư ở vùng sau vùng xa hoặc đẩy mạnh hoạt động sản xuất.

Cạnh tranh về ưu đãi đất đai giữa các nước ASEAN đang làm gia tăng sự bất bình đẳng về mặt kinh tế-xã hội, và cơ chế không minh bạch trong việc cấp ưu đãi đất đai ở Campuchia, Lào và Myanmar đang tạo điều kiện cho tham nhũng và trục lợi .

“Trong khi cạnh tranh về môi trường kinh doanh là cuộc đua để dẫn đầu, cạnh tranh về các ưu đãi thuế và đất đai là một cuộc đua xuống đáy. Việc cấp ưu đãi đất đai, đặc biệt là kéo dài thời hạn thuê đất, thiếu minh bạch, có thể làm tăng nguy cơ tham nhũng”, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Sáng lập viên và Cố vấn trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định.

Khu vực ASEAN đang phải đối mặt với tình trạng bất bình đẳng kinh tế chưa từng có; trong khi đó, một số quốc gia thành viên vẫn có tỷ lệ nghèo ở mức cao nhất trên thế giới và chính phủ của hầu hết các nước chưa có sự đầu tư đúng mức vào các dịch vụ công thiết yếu. COVID-19 khiến đói nghèo và bất binh đẳng trầm trọng hơn do chênh lệch lớn trong khả năng đảm bảo và mức độ tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sứ khỏe.  Myanmar, Indonesia, Việt Nam, và Philippines nằm trong số 20 quốc gia có mức tăng tỉ lệ nghèo cao nhất trên thế giới do tác động của đại dịch .

Những ưu đãi thuế và phi thuế không cần thiết này ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn thu nội địa của các quốc gia, và từ đó sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu cho các dịch vụ công thiết yếu nhằm chống đói nghèo và giảm bất bình đẳng. “Điều vô lý là những chính sách này không hẳn có hiệu quả thiết thực trong việc thu hút dòng vốn FDI như các nhà hoạch định chính sách thường nghĩ”, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Sáng lập viên và Cố vấn trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nói.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chỉ số về môi trường kinh doanh mới là các nhân tố quyết định trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư FDI, cụ thể là ổn định kinh tế, ổn định chính trị, thị trường nội địa, khung pháp lý minh bạch, chất lượng lao động, chất lượng cơ sở hạ tầng, mật độ đường sá chất lượng tốt… Báo cáo này được thực hiện dựa trên các kinh nghiệm so sánh với các khu vực khác và xem xét các trường hợp điển hình của ASEAN, đưa ra năm khuyến nghị cho các quốc gia ASEAN nhằm có các hành động thống nhất: lập danh sách trắng và đen về ưu đãi thuế chỉ rõ các thực hành thuế có hại; ngăn chặn cuộc cạnh tranh trong việc đưa ra các ưu đãi đất đai; thống nhất một mức thuế suất tối thiểu cho toàn khu vực; xây dựng các quy tắc để quản trị tốt các ưu đãi đầu tư; và thống nhất danh sách các yếu tố môi trường kinh doanh quyết định trong việc thu hút FDI.

“Các nước ASEAN cần hành động nhất quán cùng nhau trong cuộc chiến chống đối nghèo cho cuộc sống của hàng triệu người trong khu vực. Đã đến lúc phải nhìn nhận rằng các ưu đãi thuế và phi thuế đang làm trầm trọng tình trạng bất bình đẳng về kinh tế và xã hội và không phải là chìa khóa hướng tới đầu tư nước ngoài bền vững. Mỗi chính phủ cần có nguồn thu ngân sách bền vững để đầu tư cho y tế và giáo dục cũng như các dịch vụ công khác nhằm đầu tranh chống đói nghèo và bất bình đẳng; vì vậy, tất cả các quốc gia thành viên ASEAN cần đoàn kết và cùng ưu tiên việc cải thiện môi trường kinh doanh thay vì đưa ra các ưu đãi không có hiệu quả”, ông Mustafa Talpur, Quản lý cấp khu vực Chiến dịch Thu hẹp khoảng cách, Oxfam tại châu Á nhấn mạnh.

Trần Nguyên

Bài liên quan

Tin mới

Hơn 20% công suất lọc dầu thế giới gặp rủi ro
Hơn 20% công suất lọc dầu thế giới gặp rủi ro

Hơn 1/5 công suất lọc dầu toàn cầu có nguy cơ bị tê liệt do biên lợi nhuận ngành này suy giảm còn áp lực cắt giảm lượng phát thải carbon ngày càng lớn, theo Wood Mackenzie.

Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh: Quý I/2024, xử lý 244 vụ, thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh: Quý I/2024, xử lý 244 vụ, thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Tĩnh, trong quý I/2024, đơn vị này đã kiểm tra 249 vụ, xử lý 244 vụ với 261 hành vi; thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng đạt 33,4% kế hoạch năm 2024.

Vĩnh Phúc: Có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Vĩnh Phúc: Có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Tính đến ngày 15/03/2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 12 dự án DDI với tổng vốn đăng ký đạt 2.099 tỷ đồng; cấp giấy phép cho 25 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 347,13 triệu USD; có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 6,91%, tuy nhiên, có sự gia tăng đáng kể về vốn đăng ký với 3.325 tỷ đồng, tăng 40,73% so với cùng kỳ.

Hà Nội: Thông qua nghị quyết về mức học phí, các khoản thu sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục
Hà Nội: Thông qua nghị quyết về mức học phí, các khoản thu sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục

Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND TP Hà Nội đã thông qua các nghị quyết về mức học phí, các khoản thu, danh mục sự nghiệp công sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo thành phố.

Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3
Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, lên phương án lắp đặt bổ sung camera để xử phạt nguội các hành vi vi phạm trên tuyến đường Vành đai 3.

Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng
Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện một vụ kinh doanh hàng hóa bất hợp pháp. Hộ kinh doanh nói trên đã bị xử phạt 8.500.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ số hàng hóa.