Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Về Hải Hậu thăm cây cầu ngói hơn 500 năm tuổi và khám phá những nét độc đáo cổ truyền trong lễ hội chùa Lương

Cầu ngói chợ Lương là một trong ba cây cầu cổ và đẹp nhất Việt Nam, 2 công trình cầu ngói – chùa Lương (Hải Hậu, Nam Định) làm nên một quần thể di tích nổi tiếng miền Bắc. Lễ hội chùa Lương được tổ chức hàng năm từ ngày 13/03 - 16/03 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng được tổ chức để tưởng nhớ công ơn vĩ đại của tứ tổ: Vũ Chi, Trần Vũ, Phạm Cập, Hoàng Gia và các bậc tiền nhân đã có công khai hoang, mở đất lấn biển, hình thành lên huyện Hải Hậu ngày nay.

Cầu ngói chợ Lương. Ảnh: Internet

Cầu ngói chợ Lương với kiến trúc cổ, mái ngói, được xây dựng từ đầu thế kỷ XVI, nằm cạnh ngôi chùa Phúc Lâm, người địa phương gọi là chùa Lương. Cây cầu Ngói cong như hình Rồng cuộn bay, nằm trên con đường dẫn vào chùa, cầu Ngói cách chùa Lương, đình Phong Lạc khoảng 100m, trở thành một cụm di tích nổi tiếng của vùng đất này. Cả ba công trình đều có cùng niên đại xây dựng nên người dân quen gọi là cầu Ngói, chùa Lương, đình phong Lạc.

Cụm di tích này được xây dựng gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển 500 năm trước của những người đã khai khẩn mảnh đất Quần Anh xưa, nay là xã Hải Anh, huyện Hải Hậu. Trải qua hàng trăm năm, cụm di tích cầu Ngói, chùa Lương, đình Phong Lạc vẫn còn khá nguyên vẹn. 

Cầu ngói chợ Lương được bắc qua con sông Trung Giang, một con sông nhỏ chạy dọc theo xã Hải Anh và được xây dựng theo lối “thượng gia hạ trì”, (trên là nhà dưới là sông). Cầu có 9 gian được dựng trên 18 cột đá vuông. Phía trên cột đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ dầm cầu và nâng sàn cầu. Mái cầu lợp ngói vảy rồng, có hình dáng cong cong tựa như mình rồng đang uốn khúc. Cầu ngói không chỉ là công trình giao thông mà còn là công trình văn hóa, niềm tự hào của người dân xã Hải Anh.

Cả khu vực rộng lớn xung quanh cụm di tích cầu Ngói - chùa Lương là không gian chính tổ chức lễ hội truyền thống vào tháng Ba âm lịch hàng năm của địa phương. Ảnh: Internet

Ngày nay, bên cạnh cây cầu ngói có nhiều cây cầu đá được xây dựng nhưng người dân ở đây, nhất là các bạn trẻ lại luôn chọn cầu ngói là điểm hẹn vì nét cổ kính, thơ mộng của nó. Trải qua 500 năm, cầu ngói chợ Lương Nam Định vẫn giữ nguyên dáng vẻ vốn có thuở ban đầu. Với sự bào mòn của thời gian, cây cầu nhiều lần được duy tu, sơn sửa, nhưng nét kiến trúc độc đáo riêng có vẫn giữ được và không lẫn với bất cứ cây cầu ngói nào trên cả nước.

Theo sử sách ghi lại, cách đây 534 năm về trước, tứ tổ khai sáng gồm: Vũ Chi, Trần Vũ, Phạm Cập, Hoàng Gia và 9 dòng họ từ khắp mọi nơi đều hội tụ về sinh cơ để lập nghiệp. Và mảnh đất Quần Anh xưa chính là dấu tích cho cuộc khai hoang, lấn biển của "Tứ cửu tộc" đã nhìn ra thế đất để tụ dân.

Và để tưởng nhớ công ơn vĩ đại "Tứ tính Cửu tộc" có công khai hoang mở đất, xây làng, dạy nghề, dạy chữ thì hàng năm xã Hải Anh đã tổ chức lễ kỷ niệm Thủy Tổ đã khai sáng vào tiết Đông chí và mở thêm hội cầu phúc vào trung tuần tháng 3 tại đình Phong Lạc.

Năm 1804 Quần Anh đã phân xã: Quần Anh Thượng, Quần Anh Hạ, Quần Anh Trung và hình thức lễ hội chùa Lương Hải Hậu đã được mở rộng gồm cả phần lễ và phần hội. Bắt đầu từ ngày 14 rước truyền kinh vào chùa xã Trung, đến ngày 16 rước truyền kinh vào chùa xã Hạ.

Đến năm 1990 thì lễ hội đã được phục hồi tại Cầu Ngói - Chùa Lương - Đền thờ Thủy Tổ và đã được nhà nước cấp bằng di tích lịch sử văn hóa. Từ mảnh đất địa linh nhân kiệt này đã làm nổi bật tính truyền thống, sự đoàn kết máu thịt của tổ tiên cha ông ta để tạo lên mảnh đất huyện Hải Hậu phồn vinh, giàu mạnh với 4 lần vinh danh là anh hùng và nông thôn mới. 

Lễ hội chùa Lương (hay còn được gọi là lễ hội Quần Anh) được ra đời từ thế kỷ thứ XVI. Trải qua bao năm tháng thăng trầm của thời gian, lễ hội chùa Lương - đền thờ Thủy Tổ, Cầu ngói đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, hội tụ tinh thần đoàn kết của cả cộng đồng và đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Hải Hậu. Mục đích muốn nhắc nhở con cháu đời sau phải nhớ đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" với bậc tổ tiên và các bậc tiền nhân đã có công khởi nghiệp, mở đất lấn biển. 

  Lễ hội chùa Lương Hải Anh được tổ chức hàng năm từ ngày 13/03 - 16/03 âm llịch. Ảnh: Internet

Cứ đến ngày 13 - 16/3 âm lịch hàng năm thì lễ hội chùa Lương lại được tổ chức sôi động tại xã Hải Anh, huyện Hải Hậu. Lễ hội truyền thống chùa Lương được tổ chức văn minh, tiết kiệm và đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Hải Anh nói riêng và dân Hải Hậu nói chung.

Vào những ngày này hàng năm thì tại di tích chùa Lương thường diễn ra những nghi thức tế lễ sang trọng, tôn nghiêm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng thờ Phật và bày tỏ tấm lòng tri ân công đức của nhân dân Hải Anh đối với những vị thủy tổ có công tạo dựng cuộc sống ấm no cho nhân dân.

Lễ hội chùa Lương, được chia làm 2 phần chính: phần lễ và phần hội: Phần lễ chùa Lương sẽ bao gồm các lễ như: lễ Kỳ Yên, lễ cầu phúc, lễ Phật, rước kiệu...Đây là những phần lễ được nhà chùa tổ chức cực kỳ long trọng, tôn nghiêm. Riêng phần rước kiệu là một trong những phần lễ thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Đội rước kiệu chủ yếu đến từ khắp những xóm làng quanh xã của huyện, các hội tập phúc (nơi có thờ các bà Chúa). 

Tại sân đình chùa tổ chức cũng lễ và rước kiệu xung quanh làng với cờ trống nhộn nhịp, tấp nập trong nhiều màu sắc vàng, đỏ nổi bật một vùng trời. Đoàn rước kiệu cực kỳ đông và kéo dài tần mấy cây số và được tiến hành rước quanh xã Hải Anh. Người tham gia rước kiệu sẽ mặc quần áo cực kỳ trang nghiêm, tất cả đều được mặc những bộ đồ được thiết kế dành riêng cho nghi lễ rước kiệu. Mỗi đoàn tham gia đều được trang bị đầy đủ các loại kiệu tự: Nhang án, kiều võng, đội bảo vệ, đội kèn, đội cờ, đội trống, đội khênh các kiệu...rất đông vui và nhộn nhịp.

Phần hội chùa Lương chủ yếu là những hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian như: hát văn, hát chèo, trống hội, hát đối, nhạc kèn hay những trò chơi dân gian sôi động như: kéo co, đi kheo, chơi cờ, múa lân - sư – rồng... thu hút hàng trăm, hàng ngàn dân địa phương cũng như du khách thập phương, con em xa quê trở về đây tham dự.

Được biết, trong lễ hội chùa Lương năm nay: Phường rối nước cổ truyền Nam Chấn sẽ tham gia góp mặt 2 show diễn phục vụ bà con vào chiều và tối chủ nhật (13/3 âm lịch) tại sân khấu rối nước ( cạnh sân khấu chính) - về dự buổi biểu diễn có các nghệ nhân, nghệ sỹ và các chuyên gia hàng đầu của làng rối nước Nam Chấn xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Nhằm gìn giữ bảo tồn nét đẹp truyền thống của các cụ ngày xưa để lại.

Bên cạnh những hoạt động truyền thống hàng năm vẫn diễn ra như: Triển lãm cây cảnh – giao lưu nghệ thuật Bonsai, các tiết mục dân gian, hội diễn thể dục thể thao, giao lưu văn nghệ liên tục vào các buổi tối tại sân khấu chính. Năm nay có thêm sự góp mặt của các hoạt động đặc sắc chưa từng có trước đây: Triển lãm Ảnh nghệ thuật “Quần Anh – Hải Hậu Đất và Người” của các nhiếp ảnh gia VN, Biểu diễn rối nước truyền thống cạnh sân khấu chính, Gian hàng trưng bày và giới thiệu các đặc sản OCOP của tỉnh Nam Định và các tiết mục khác.

Về tham dự lễ hội chùa Lương Hải Anh du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mộc mạc, thanh bình của quê hương Hải Hậu với hình ảnh cây cầu ngói hơn 500 tuổi, chợ quê, giếng chùa...mà sẽ được đắm chìm trong các hoạt động văn hóa truyền thống dân gian, có các trải nghiệm rất mới và thú vị.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Bình đón 318.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Quảng Bình đón 318.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngày 2/5, thông tin từ Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024, tỉnh này đã đón khoảng 318.000 lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023, đạt doanh thu 365,7 tỷ đồng.

Biên phòng Quảng Ngãi tạm giữ 1.700 lít dầu DO không rõ nguồn gốc
Biên phòng Quảng Ngãi tạm giữ 1.700 lít dầu DO không rõ nguồn gốc

Thông tin từ Bộ Tư lệnh Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, đơn vị vừa phát hiện, tạm giữ 1.700 lít dầu D.O không rõ nguồn gốc xuất xứ tại địa bàn xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Bắc Giang: Hàng nghìn công nhân trong các KCN đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bắc Giang: Hàng nghìn công nhân trong các KCN đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong khi hầu hết người lao động được nghỉ dịp nghỉ lễ Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5 thì tại các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Bắc Giang vẫn có hàng nghìn công nhân làm việc, nhằm bảo đảm tiến độ sản xuất các đơn hàng.

Hôm nay, OECD xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo
Hôm nay, OECD xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo

Mặc dù "Nguyên tắc của OECD về AI" không có tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng đã được 46 quốc gia ký kết. Điều này có tác động đến việc các nước xây dựng chính sách về AI của riêng mình.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư tăng 9%
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư tăng 9%

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước nhờ sự đóng góp tích cực của ngành du lịch.

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ?
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ?

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí TIMES, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm.