Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hải Hậu hướng đến mục tiêu là trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch của tỉnh Nam Định

Hải Hậu là vùng đất trù phú, giàu nguồn tài nguyên, có đường bờ biển dài nhất tỉnh, nhiều tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh đi qua; có 3 cảng biển (cảng Hải Thịnh, cảng cá Ninh Cơ, cảng quân sự Thịnh Long)... Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành Khu kinh tế (KKT) Ninh Cơ, đô thị Thịnh Long và mở rộng giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng. Trong phương án quy hoạch phát triển, Hải Hậu xác định phấn đấu trở thành vùng trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch của tỉnh Nam Định

Trung tâm văn hóa huyện Hải Hậu. Ảnh: Internet

Từ định hướng quy hoạch phát triển, huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Để có căn cứ thu hút, triển khai đầu tư theo lộ trình dài hơi, huyện cũng chủ động nâng cao chất lượng công tác quy hoạch.

Cụ thể, huyện đã thực hiện lập quy hoạch chung xây dựng 29/29 xã, 2 xã Hải Hoà, Hải Châu nằm trong quy hoạch chung đô thị Thịnh Long; đã lập 2 quy hoạch chung xây dựng thị trấn Yên Định, Cồn; lập quy hoạch chi tiết các dự án khu tái định cư và khu dân cư tập trung xã Hải Hưng, Hải Xuân, khu dân cư xã Hải Quang, Hải Lộc, Hải Ninh.

Huyện cũng điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh theo Quyết định số 1659/QĐ-UBND ngày 6-9-2022. Đã phối hợp xây dựng Quy hoạch vùng liên huyện Hải Hậu - Giao Thuỷ đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070; đề xuất tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 các Khu công nghiệp (KCN) Nam Hải Hậu I quy mô 200ha tại xã Hải Đông, Hải Lý, KCN Nam Hải Hậu II quy mô 100ha tại xã Hải Đông và các cụm công nghiệp (CCN) Hải Đông, CCN làng nghề Hải Minh, CCN Hưng Thành, mở rộng CCN Hải Phương.

Trong năm 2023, huyện tập trung phối hợp với Ban Quản lý các KCN và các đơn vị liên quan thực hiện công tác lập Đề án thành lập KKT Ninh Cơ, khi hoàn thành sẽ là trung tâm giao thương quốc tế về công nghiệp, thương mại, du lịch và cảng biển của vùng Nam đồng bằng sông Hồng, tạo động lực trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hải Hậu và tỉnh Nam Định.

Sản xuất đồ chơi trẻ em xuất khẩu tại Công ty TNHH JY Plastic Nam Định, (CCN xã Hải Phương).

Trong các năm 2022, 2023, các ban, ngành liên quan và các xã, thị trấn đã bám sát yêu cầu các tiêu chí đô thị văn minh để tập trung chỉ đạo, thực hiện; đã xây dựng thị trấn Yên Định, Cồn và thị trấn Thịnh Long đạt chuẩn các tiêu chí đô thị văn minh. Bên cạnh đó, huyện đặc biệt chú trọng huy động, bố trí, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, nhất là hệ thống giao thông, các cơ sở dịch vụ và hạ tầng các khu, CCN.

Nhờ đó, một số dự án lớn, có tính chất trọng điểm, cải tạo diện mạo, gia tăng sức hút, thúc đẩy đầu tư, tạo vùng động lực cho phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ của huyện, đặc biệt là tạo tiền đề, động lực để thành lập, phát triển KKT Ninh Cơ. 

Bên cạnh đó, huyện đã triển khai đầu tư dự án xây dựng hạ tầng CCN làng nghề Hải Vân; đã trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục phát triển KCN Nam Hải Hậu trong giai đoạn 2021-2030. Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư phát triển Trường An đã được UBND tỉnh cho phép nghiên cứu khảo sát lập thủ tục đầu tư dự án xây dựng Tổng kho xăng dầu Trường An - Thịnh Long tại thị trấn Thịnh Long. Tập đoàn Xuân Thiện cũng đã đề xuất đầu tư khu du lịch thị trấn Thịnh Long...

Cùng với thu hút đầu tư mới, huyện tăng cường hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động phát triển 3 lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, chủ đạo gồm: du lịch - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khai thác - chế biến thuỷ sản. Sản xuất nông nghiệp, thủy sản có bước phát triển theo hướng hàng hoá gắn với thị trường và an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Đáng kể, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của ngành nông nghiệp, trong đó nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Trên địa bàn huyện có 14 cơ sở sản xuất giống thuỷ sản; có 740ha nuôi theo thâm canh và bán thâm canh, 248 mô hình ứng dụng kỹ thuật nuôi trong nhà bạt, ứng dụng công nghệ cao để nuôi trong bể. Có 15 vùng nuôi tập trung tổng diện tích 405ha tại các xã ven biển, ven đê với các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao.

Huyện có 630 phương tiện khai thác thủy sản, trong đó 182 tàu đánh bắt xa bờ, đã liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với 12 hợp tác xã và trên 20 tổ hợp tác thu mua, nuôi trồng thủy sản; 237 cơ sở đầu tư thiết bị công nghệ sơ chế, chế biến nông sản, thực phẩm, trong đó 104 cơ sở đã sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, VietGAP, HACCP.

Dịch vụ hậu cần nghề cá đang được đẩy mạnh hoàn thiện với 1 cảng cá loại I (cảng cá Ninh Cơ), 1 cảng loại III (cảng cá Công ty TNHH Thành Vui), 1 cơ sở đóng tàu vỏ gỗ, 12 cơ sở kinh doanh ngư lưới cụ... đáp ứng cơ bản nhu cầu của hoạt động nghề cá, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân khai thác hiệu quả, tránh trú bão an toàn, ổn động và nâng cao giá trị sản phẩm khai thác.

Nút giao Quốc lộ 21 và cầu Thịnh Long bắc qua sông Ninh Cơ thuộc xã Hải Châu (Hải Hậu) nằm trong Khu Kinh tế Ninh cơ trong tương lai.

Huyện có 35 doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh tại 3 CCN (Hải Phương, làng nghề Hải Minh, thị trấn Thịnh Long) giải quyết việc làm cho 11 nghìn lao động, và một số doanh nghiệp lớn đầu tư ở ngoài CCN.

Trên địa bàn huyện còn có 4.288 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoạt động chủ yếu trong các ngành sản xuất kim loại, may mặc, sản xuất giường tủ bàn ghế và đang ngày càng có bước phát triển vượt bậc. Thời gian tới huyện Hải Hậu ưu tiên thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch để thiết lập, mở rộng thêm không gian mới cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở Quy hoạch tỉnh và Quy hoạch vùng liên huyện Hải Hậu - Giao Thuỷ, huyện đề xuất phương án hình thành thêm các KCN Hải Nam 170ha, Phúc Hà 300ha, Hà Thanh 130ha, Hải An I 185ha, Hải An II 145ha, Phú Cường 200ha, KCN điện năng Hải Hậu 300ha, nâng cấp CCN Hải Phương thành KCN Hải Phương 100ha. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, sớm hình thành KCN ven biển nam Hải Hậu và các CCN quy mô 50ha/cụm gồm CCN làng nghề Hải Minh, CCN Hải Đông, CCN Hưng Thanh và mở rộng CCN Hải Phương từ 21,4ha lên 50ha.

Huyện tích cực huy động mọi nguồn vốn để thúc đẩy phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế; đẩy mạnh phát triển đô thị, phấn đấu giai đoạn 2021-2025 tiếp tục hoàn thiện tiêu chí còn yếu, thiếu và mở rộng đô thị Thịnh Long (đô thị loại IV), phát triển thị trấn Cồn là đô thị loại V; giai đoạn 2026-2030 ghép đô thị Thịnh Long (mở rộng) và với đô thị Rạng Đông (mở rộng), nâng cấp phát triển đạt tiêu chí đô thị loại III, tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí xây dựng mở rộng đô thị Yên Định đạt đô thị loại IV, nâng cao chất lượng đô thị thị trấn Cồn (giữ nguyên đô thị loại V), thành lập mới đô thị Hải Phú - đô thị loại V và đô thị Hải Đông (đô thị loại V).

Huyện ưu tiên mời gọi nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước đầu tư thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch - dịch vụ. Trước hết hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án phát triển các cơ sở hậu cầu nghề cá, cơ sở dịch vụ vận tải thuỷ, xây dựng hạ tầng CCN làng nghề Hải Vân, KCN Nam Hải Hậu. Xây dựng Tổng kho xăng dầu Trường An - Thịnh Long tại thị trấn Thịnh Long; xây dựng khu bảo tồn chứng tích biến đổi khí hậu Nhà thờ đổ Hải Lý; phát triển Khu du lịch Thịnh Long.

Chú trọng xây dựng và hình thành 5 tuyến du lịch trong huyện với các loại hình biển, tham quan khu di tích lịch sử, trải nghiệm làng nghề, cảnh quan nông thôn mới kiểu mẫu; 3 tuyến du lịch liên huyện và 3 tuyến du lịch liên tỉnh nhằm phát triển thị trường du lịch theo hướng lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm.

Huyện tiếp tục phát huy các thế mạnh về sản xuất, khai thác thủy sản và thúc đẩy nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung phát triển sản phẩm chủ lực. Bằng việc tập trung các phương án, nhiệm vụ trọng tâm kể trên, huyện Hải Hậu hướng đến đạt mục tiêu là vùng trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch của tỉnh Nam Định./.

Theo Báo Nam Định

Bài liên quan

Tin mới

Nhà giam hơn trăm tuổi trong bệnh viện
Nhà giam hơn trăm tuổi trong bệnh viện

Nằm sâu bên trong Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM có một khu nhà đã gần 150 năm tuổi, là nơi giam giữ nhiều chiến sĩ cách mạng

[Ảnh] Bình Thuận đón hơn 220.000 lượt khách trong dịp lễ 30/4 và 1/5
[Ảnh] Bình Thuận đón hơn 220.000 lượt khách trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Ngày 1/5, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, trong dịp lễ 30/4-1/5, tỉnh ước đón 220.000 lượt khách tham quan, lưu trú tăng khoảng 25% so với năm 2023, công suất phòng bình quân khoảng 75-95%, doanh thu ước khoảng 420 tỷ đồng.

Nối dài cảm hứng tự hào về lịch sử bằng ngôn ngữ xiếc
Nối dài cảm hứng tự hào về lịch sử bằng ngôn ngữ xiếc

Những ngày này, các nghệ sĩ Liên đoàn Xiếc Việt Nam đang nỗ lực tập luyện để kịp ra mắt khán giả những chương trình nghệ thuật ấn tượng, giúp nối dài cảm hứng tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Sức ép vĩ mô kéo giá kim loại suy yếu
Sức ép vĩ mô kéo giá kim loại suy yếu

Cùng xu hướng giảm khá mạnh, sắc đỏ cũng gần như áp đảo bảng giá kim loại. Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim đều quay đầu bởi sức ép vĩ mô. Chốt phiên, giá bạc để mất 3,59% xuống 26,39 USD/ounce. Giá bạch kim đóng cửa tại mức 948,2 USD/ounce sau khi giảm 1,38%.

Vì sao, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ tăng đột biến?
Vì sao, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ tăng đột biến?

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang khu vực châu Âu, châu Mỹ như Pháp, Cuba… trong những tháng đầu năm 2024 có sự tăng đột biến. Theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ nhận định, khu vực Âu Mỹ mặc dù không phải là thị trường xuất khẩu gạo trọng điểm, tuy nhiên khu vực này hứa hẹn sẽ có nhiều tiềm năng trong tương lai, nhu cầu của thị trường này ổn định, trong khi đó thị phần của Việt Nam mới chỉ chiếm một phần nhỏ và còn nhiều dư địa để tăng trưởng.

Hơn 500 vận động viên tranh tài tại giải đua thuyền truyền thống trên sông Gianh
Hơn 500 vận động viên tranh tài tại giải đua thuyền truyền thống trên sông Gianh

Ngày 30/4, trên sông Gianh, UBND huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức giải đua thuyền truyền thống với sự tham gia của hơn 500 vận động viên đến từ 19 đội thuyền đua nam thuộc 19 xã, thị trấn trên địa bàn.