Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương ven biển, tổ chức Tọa đàm “Vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững”. Thương hiệu & Công luận lược ghi một số ý kiến, xoay quanh vấn đề này.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: Tái cấu trúc ngành hàng thủy sản

Nguồn lợi thủy sản đang có sự suy giảm, cả về số lượng và chất lượng. Một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề này chính là tác động của con người, do đó cần phải tái cấu trúc ngành hàng thủy sản một cách mạnh mẽ, đồng thời có phương án để bà con ngư dân vào một quỹ đạo chung và xây dựng đề án chuyển đổi sinh kế cho người dân trong vùng không cho phép khai thác.

Về vấn đề chống khai thác IUU, đây là việc hết sức quan trọng vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích của người dân. Do đó, để ngành thủy sản phát triển bền vững, gỡ được thẻ vàng của EC, không chỉ có sự vào cuộc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mà cần sự chung tay của các bộ, ngành và địa phương.

Các đại biểu Quốc hội của các địa phương ven biển, cần tăng cường tiếp xúc cử tri chuyên đề với ngư dân nhằm nắm bắt tâm tư, nguyên vọng, từ đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời điều chỉnh cách quản lý - “ứng xử với ngư nghiệp, ngư dân và ngư trường”.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Phó chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam Chu Hồi: Phải “xem mình đang đứng ở đâu?”

Để ngành thủy sản phát triển xanh và bền vững, thì phải “xem mình đang đứng ở đâu?”. Thủy sản là ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp, đặc điểm của thủy sản là kinh tế hàng hóa, phụ thuộc vào 2 yếu tố quan trọng đó là thị trường và môi trường. 

Việt Nam xuất phát từ nghề cá nhỏ, manh mún và đã tiến lên - trở thành nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới; nhưng cho đến nay, chính sách vẫn còn “nhiều bất cập”. Ví dụ, từ Nghị định 67 - “từ ngư dân lái thuyền thúng được vay đóng tàu to theo quy định, nhưng lại không quen lái tàu to, định vị vệ tinh là gì? Đây là một bài học, chúng ta cần rút ra...

Về thị trường, vấn đề xây dựng chuỗi rất quan trọng, liên quan đến môi trường, truy xuất nguồn gốc. Do đó, chính sách, chương trình, đề án sắp tới, khi điều chỉnh, chúng ta phải có hành động cụ thể.

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân: Phát triển bền vững ngành thủy sản

Việt Nam tự hào là một quốc gia ven biển có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế thủy sản.

Đến năm 2022, ngành thủy sản đã đạt sản lượng trên 9 triệu tấn (trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 5,2 triệu tấn, sản lượng khai thác đat 3,8 triệu tấn); kim ngạch xuất khẩu thủy sản xếp thứ 3 thế giới, đạt 11 tỷ USD trong năm 2022; tạo việc làm cho trên 4 triệu người, đóng góp 25% GDP ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, thống kê số tàu cá hiện nay, Việt Nam có khoảng 86.820 chiếc, 83 cảng cá, 56 khu neo đậu tránh trú bão, 7.500 cơ sở nuôi biển.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng; song, ngành thủy sản vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, xâm nhập mặn diễn ra khốc liệt, cơ sở hạ tầng yếu kém, sản xuất manh mún, tự phát, suy thoái về môi trường và hệ sinh thái, rào cản kỹ thuật gia tăng từ các thị trường xuất khẩu…

Thời gian tới, để phát triển ngành thủy sản bền vững, chúng ta cần phải cấu trúc lại ngành này, chuyển từ khai thác thiếu bền vững sang phát triển kinh tế thủy sản bền vững; cân bằng giữa khai thác, nuôi trồng, bảo tồn, dựa trên xây dựng hệ sinh thái ngành hàng gồm có quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng ngư dân; giúp người dân tìm sinh kế cho phù hợp với điều kiện thực tế, chuyển từ khai thác sang nuôi trồng thủy sản và có thu nhập ổn định từ nuôi trồng thủy sản.

Ngành thủy sản cũng đang gặp khó khăn trong việc tổ chức lại sản xuất, các hợp tác xã, tổ hợp tác rất ít được quan tâm, hoạt động rời rạc, vì vậy, các địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa…

Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Quang Hùng: Tăng nuôi biển & giảm khai thác

Chống khai thác IUU - cũng là một trong những nội dung quan trọng để phát triển thủy sản bền vững, đặc biệt là đối với ngành khai thác thủy sản.

Trên cơ sở đó, Việt Nam cần tái cấu trúc lại ngành thủy sản, tăng nuôi biển, giảm khai thác, giảm áp lực lên nguồn lợi, kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học và triển khai đồng quản lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu và biến động thị trường rất phức tạp hiện nay.

Những thách thức lớn, ảnh hưởng đến việc gỡ thẻ vàng của Việt Nam là nguồn lợi thủy sản suy giảm, chất lượng khai thác suy giảm đặc biệt đối với các loài cá có giá trị kinh tế cao; số lượng tàu cá lớn; nghề cá quy mô nhỏ, ven bờ chiếm số lượng lớn…

Minh Anh(Lược ghi)

Bài liên quan

Tin mới

Gần 200 vận động viên tranh tài tại Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Son lần thứ VII
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Son lần thứ VII

UBND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Son lần thứ VII. Có gần 200 vận động viên tham dự tại lễ hội năm nay.

ĐHCĐ Nhựa Bình Minh: Khoản quỹ đầu tư phát triển hơn 1.100 tỷ đồng sẽ cân nhắc để mở rộng hoạt động kinh doanh
ĐHCĐ Nhựa Bình Minh: Khoản quỹ đầu tư phát triển hơn 1.100 tỷ đồng sẽ cân nhắc để mở rộng hoạt động kinh doanh

ĐHĐCĐ Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) đã diễn ra vào sáng 29/4, thông qua toàn bộ tờ trình về báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, kế hoạch năm 2024, các thay đổi về nhân sự cũng như kế hoạch phân phối lợi nhuận.

Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp
Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp

Sáng 28/4/2024, tại KS. Long Thuận thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024
Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 380/QĐ-QLTTNA về việc triển khai Kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kế hoạch kiểm tra sẽ được triển khai từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024
Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024

Ngày 29/4, thông tin từ Hội Vật lý Việt Nam cho biết: Tham dự Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic (NBPhO) năm 2024, cả 5 học sinh Việt Nam đều xuất sắc đoạt giải, trong đó có 1 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng và 2 giải Khuyến khích.

Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh
Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định vừa phối hợp Trung tâm Anh ngữ Ocean Edu tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ, chia sẻ kỹ năng, phương pháp học tiếng Anh cho học sinh.