Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vì sao Bộ GD&ĐT chưa tổ chức biên soạn được sách giáo khoa?

Không biên soạn được bộ sách giáo khoa theo Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) giải thích do không ký được hợp đồng với tác giả.

 Không ký được hợp đồng với tác giả nên Bộ GD&ĐT chưa tổ chức biên soạn được sách giáo khoaKhông ký được hợp đồng với tác giả nên Bộ GD&ĐT chưa tổ chức biên soạn được sách giáo khoa

Tại phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 16/5, báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT - Phùng Xuân Nhạ cho biết, theo quy định của Ngân hàng Thế giới (WB), việc tuyển chọn tác giả làm sách phải thông qua đấu thầu rộng rãi. Nhưng cả hai lần Bộ tổ chức đấu thầu đều không ký được hợp đồng với chuyên gia.

Bộ trưởng Nhạ cho biết, qua tìm hiểu hầu hết ứng viên nộp hồ sơ tuyển chọn đều đang thực hiện hợp đồng biên soạn SGK với các nhà xuất bản và đã hoàn thành bản mẫu SGK lớp 1, chuẩn bị hoàn thành bản mẫu SGK lớp 2, lớp 6. "Vì vậy, các ứng viên không thể ký hợp đồng với Bộ để biên soạn từ đầu một bộ SGK đầy đủ từ lớp 1 đến 12", ông Nhạ chia sẻ.

Đến tháng 7/2019, đã có 3 nhà xuất bản là Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm TP HCM và Giáo dục Việt Nam hoàn thành 49 bản mẫu của 5 bộ SGK của 8 môn học, hoạt động giáo dục lớp 1 để thẩm định. Bộ đã thẩm định, phê duyệt cho phép sử dụng 5 bộ SGK lớp 1 các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và 7 SGK môn học tự chọn do các nhà xuất bản tổ chức biên soạn.

Theo ông Nhạ, hiện các nhà xuất bản đang hoàn thiện bản mẫu SGK lớp 2 và lớp 6 để thẩm định trong năm 2020; tiếp tục biên soạn SGK các lớp còn lại để thẩm định trong các năm tiếp theo, đáp ứng lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. "Việc Bộ không trực tiếp tổ chức biên soạn một bộ SGK cũng sẽ thuận lợi hơn cho việc phát triển xã hội hóa biên soạn SGK, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà xuất bản", Bộ trưởng Nhạ nhìn nhận.

Trước thực tế này, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK. Trường hợp đã có ít nhất một bộ sách bảo đảm chất lượng được Bộ phê duyệt thì cơ quan này không tổ chức biên soạn một bộ sách sử dụng ngân sách nhà nước nữa.

Đại diện cơ quan thẩm tra, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rút kinh nghiệm khi thực hiện Nghị quyết 88 chậm hơn một năm và tới giờ Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thể xây dựng bộ SGK theo yêu cầu của Nghị quyết 88 dù 2 lần đấu thầu, tìm chuyên gia.

Bối cảnh hiện nay, Ủy ban này đề nghị cân nhắc việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chủ trì biên soạn SGK lớp 1, vì từ nay đến khai giảng năm học 2020-2021 còn rất ngắn để biên soạn, thực nghiệm và thẩm định một bộ SGK lớp 1 mới. Ngoài ra, việc tập hợp chuyên gia sẽ khó khăn khi các nhà khoa học có kinh nghiệm đã tham gia các nhóm biên soạn của 3 nhà xuất bản.

Cũng tại phiên thảo luận, đề cập tới khoản vay 16 triệu USD của WB làm SGK mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, khoản tiền này cùng một triệu USD vốn đối ứng vẫn trong tài khoản của WB, chưa sử dụng. Cơ quan này sẽ phối hợp cùng các bộ liên quan đề xuất phương án sử dụng đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, trường hợp chưa dùng tới 16 triệu USD vốn vay để làm SGK là quá tốt, đề nghị giao Chính phủ quản lý khoản tiền này, đảm bảo sử dụng hiệu quả, không trái mục đích.

Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm học 2020-2021 học sinh lớp 1 sẽ học chương trình mới và sách giáo khoa mới; năm học 2021-2022 áp dụng với lớp 2, 6; năm học 2022-2023 với lớp 3, 7, 10; năm học 2023-2024 với lớp 4, 8 và 11; năm học 2024-2025 với lớp 5, 9 và 12.

Hằng Vương

Bài liên quan

Tin mới

Thanh Hóa kỳ vọng thu hút thành công 30 tỷ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp
Thanh Hóa kỳ vọng thu hút thành công 30 tỷ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp

Thanh Hóa hiện có 161 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 14,65 tỷ USD, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ và đứng thứ 8 cả nước.

Ngân hàng Mỹ không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á
Ngân hàng Mỹ không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á

Ngân hàng Mỹ (BofA) khẳng định trong báo cáo mới nhất rằng: “Chúng tôi không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á”. Vậy, dự báo của BofA về các đồng tiền của Châu Á ra sao?

Việt Nam cam kết thúc đẩy hoàn thành đúng hạn các Mục tiêu phát triển bền vững
Việt Nam cam kết thúc đẩy hoàn thành đúng hạn các Mục tiêu phát triển bền vững

Tại Khóa họp thường niên lần thứ 80 của ESCAP, diễn ra ở Thái Lan, Việt Nam nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy hoàn thành đúng hạn Chương trình Nghị sự 2030 và các Mục tiêu phát triển bền vững.

Giá tiêu hôm nay 26/4: Giảm 500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 26/4: Giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4, giá tiêu giảm 500 đồng/kg tại một số tỉnh thành trên cả nước. Hiện mức giá dao động quanh ngưỡng 96.000 đồng/kg – 97.000 đồng/kg.

Hai phiên đấu thầu vàng bị hủy: Điều kiện chưa đủ hấp dẫn?
Hai phiên đấu thầu vàng bị hủy: Điều kiện chưa đủ hấp dẫn?

Hai phiên đấu thầu vàng đã bị hủy chỉ trong vài ngày do không đủ số lượng đơn vị tham gia. Chuyên gia cho rằng, nếu các điều kiện đấu thầu được NHNN sửa lại cho đủ hấp dẫn, doanh nghiệp có thể cân đối được rủi ro thì sẽ có nhiều tổ chức tham gia đấu thầu vàng hơn.

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Duy trì ổn định
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Duy trì ổn định

Giá heo hơi hôm nay 26/4, giá heo hơi đi ngang tại các tỉnh trên cả nước. Hiện giá heo dao động từ 60.000 - 64.000 đồng/kg.