Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam đứng thứ nhất Đông Nam Á về nguồn phát tán tấn công DDoS

Theo báo cáo của Nexusguard, Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 4 trên toàn cầu và đứng thứ nhất Đông Nam Á về nguồn tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).

Việt Nam đứng thứ nhất Đông Nam Á về nguồn phát tán tấn công DDoS - Hình 1

Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về nguồn phát tán tấn công DDoS. (Ảnh minh họa)

Tại hội thảo chuyên về tấn công DDoS do Cục An toàn Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 3/5/2019, công ty an ninh mạng Nexusguard cho biết Việt Nam đang có vị trí "đáng quan ngại" trong bức tranh DDoS toàn cầu.

Thông tin tại hội thải, ông Nguyễn Huy Dũng, Quyền Cục trưởng Cục An toàn Thông tin, cho biết trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng theo hàm số mũ, các cuộc tấn DDoS ngày càng dễ thực hiện, việc phòng thủ ngày càng khó khăn.

Số liệu thống kê từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cho thấy từ giữa năm 2018 cho đến hết quý 1/2019, số lượng cuộc tấn công mạng dẫn đến sự cố đã giảm so với giai đoạn trước. Đặc biệt số cuộc tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam và số địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma tiếp tục giảm mạnh trong quý 1/2019.

Tuy nhiên, theo báo cáo quý 1/2019 của Nexusguard,Việt Nam đứng vị trí thứ 4 trên toàn cầu, đứng thứ nhất Đông Nam Á về nguồn tấn công DDoS trên toàn cầu sau Trung Quốc, Mỹ, Pháp. Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 2 về nguồn tấn công DDoS với tỷ lệ 9,52% sau Trung Quốc.

Trước đó, trong báo cáo quý III/2018 của Nexusguard đã tiết lộ sự xuất hiện của hình thức tấn công DDoS phân tán vô cùng lén lút nhắm vào các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP) ví dụ như các nhà mạng viễn thông, công ty cung cấp dịch vụ Internet và trung tâm dữ liệu.

Sự phát triển không ngừng của các phương thức tấn công DDoS cho thấy các CSP cần tăng cường năng lực bảo đảm an toàn thông tin mạng và tìm ra những cách hiệu quả hơn để bảo vệ cơ sở hạ tầng và khách hàng quan trọng của họ. Việc tiếp tục phát hiện ra các kiểu tấn công mới cũng sẽ cảnh báo cho các doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ chống tấn công DDoS.

Ngọc Lan

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.