Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam khó tuyển dụng nhân lực trí tuệ nhân tạo

Theo Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030, mục tiêu là đưa trí tuệ nhân tạo trở thành công nghệ mũi nhọn, từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về trí tuệ nhân tạo trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo của Việt Nam chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu thị trường, dẫn đến khó khăn trong tuyển dụng.

Đó là thông tin được đưa ra tại Tọa đàm “Đầu tư cho trí tuệ nhân tạo: Cơ hội nào cho Việt Nam” diễn ra chiều 7/5, do Tạp chí Tia sáng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức.

Cụ thể, theo Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030, được ban hành theo Quyết định số127/QĐ-TTg ngày 26/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu là đưa trí tuệ nhân tạo trở thành công nghệ mũi nhọn, từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về trí tuệ nhân tạo trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo của Việt Nam chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu thị trường dẫn đến khó khăn trong tuyển dụng.

dddddddd
Để trí tuệ nhân tạo AI trở thành “trợ lý” của con người (Ảnh minh hoạ)...

Để thực hiện được mục tiêu cung cấp cho xã hội đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, giải pháp quan trọng là đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, thông qua các khóa học ngắn hạn hay đưa các môn học về chủ đề này vào chương trình đào tạo trong các trường đại học.

Theo Giám đốc Công ty Trí tuệ nhân tạo Torus AI, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng: Trí tuệ nhân tạo là ngành mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường tại nhiều cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong cuộc đua nghiên cứu phát triển AI, ngành dự đoán sẽ tạo ra hơn 15.000 tỷ USD (tương đương với hơn 10% sản lượng kinh tế thế giới hàng năm kể từ 2030), vậy quốc gia có tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ ở mức trung bình như Việt Nam, có những cơ hội nào?

“Với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, Việt Nam mới chỉ ưu tiên cho nhiều vấn đề trước mắt và cấp bách như giáo dục, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, giảm nghèo… Điểm mạnh lớn nhất hiện nay là Việt Nam có một đội ngũ nghiên cứu trẻ về AI được đào tạo bài bản ở nước ngoài, đứng thứ hai Đông Nam Á về số lượng bằng phát minh sáng chế về AI. Điểm yếu của Việt Nam chính là hạ tầng dữ liệu và tính toán mới đang ở mức sơ khởi, dữ liệu dù có rất nhiều, nhưng lại rải rác ở khắp nơi và nếu có dữ liệu thì chủ yếu chỉ ở dạng thô, chưa được xử lý và chuẩn hóa”, theo Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng.

Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh: “Muốn hưởng lợi nhiều từ AI, thì Việt Nam phải đầu tư lớn vào hệ sinh thái AI (gồm nhiều yếu tố, lĩnh vực khác nhau, trong đó có phần cứng và phần mềm máy tính, điện toán đám mây, dữ liệu, thuật toán học máy, ứng dụng AI, thị trường người sử dụng, hệ thống luật lệ...). Lĩnh vực nào cũng cần thiết và có nhiều cơ hội, nhưng từng cá nhân, tổ chức, quốc gia cần chọn lựa những lĩnh vực mà mình có lợi thế, ít rào cản, dễ tạo ra giá trị thặng dư nhất; đồng thời củng cố các lĩnh vực còn yếu qua học hỏi, hợp tác, nhập khẩu công nghệ”.

“Việc theo dõi, nắm bắt các công cụ và ứng dụng AI hiện đại, điều chỉnh chúng để đưa vào sử dụng cho các vấn đề thực tế - sẽ giúp tăng năng suất lao động. Một ví dụ là nền tảng AI xử lý ngôn ngữ tự nhiên như ChatGPT (hệ thống chatbot dựa trên AI xử lý ngôn ngữ tự nhiên để tạo các cuộc hội thoại) đã xuất hiện rất nhiều ứng dụng chuyên môn hóa dựa trên nền tảng này, cho nhiều công việc khác nhau từ dịch thuật cho đến kê đơn thuốc, lập trình, sáng tác nghệ thuật…”, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng nêu.

Minh An(Th)

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Xuất khẩu tôm hùm tại cửa khẩu Móng Cái trở lại bình thường
Quảng Ninh: Xuất khẩu tôm hùm tại cửa khẩu Móng Cái trở lại bình thường

Theo Ban quản lý cửa khẩu quốc tế Móng Cái, những ngày gần đây, lượng tôm hùm xuất khẩu sang Trung Quốc tại lối mở cầu phao tạm km3+4 Hải Yên khoảng 30 tấn/ngày, nhằm phù hợp với điểu kiện thông quan, tránh ùn ứ hàng tại cửa khẩu.

Quảng Ninh: Lực lượng QLTT tạm giữ 1.380 sản phẩm bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ
Quảng Ninh: Lực lượng QLTT tạm giữ 1.380 sản phẩm bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 26/9, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh cho biết, Đội Quản lý thị trường số 5 vừa tiến hành tạm giữ 1.380 sản phẩm bánh kẹo không có nhãn mác, thông tin nguồn gốc xuất xứ, tại địa bàn TP. Hạ Long.

Ngành công thương Hải Phòng đối thoại - giải đáp những vướng mắc cho DN
Ngành công thương Hải Phòng đối thoại - giải đáp những vướng mắc cho DN

Hôm nay, ngày 26/9/2023, tại Hội trường cơ quan Sở Công Thương , lãnh đạo Sở đã đối thoại, giải đáp những vướng mắc, xem xét, giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp trong lĩnh vực hội nhập quốc tế và xuất nhập khẩu.

Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dịch đau mắt đỏ để tăng giá thuốc
Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dịch đau mắt đỏ để tăng giá thuốc

Dịch bệnh đau mắt đỏ đang diễn biến gia tăng tại nhiều địa phương, như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh... và một số địa phương khác, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các thuốc điều trị đau mắt đỏ và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là lợi dụng dịch bệnh để tăng giá.

Nutifood Thụy Điển công bố sản phẩm Värna Colostrum với thành phần độc quyền từ Mỹ
Nutifood Thụy Điển công bố sản phẩm Värna Colostrum với thành phần độc quyền từ Mỹ

Mới đây, Nutifood Thụy Điển chính thức ra mắt sản phẩm Värna Colostrum được đặc chế phù hợp cho thể trạng người Việt với hệ dưỡng chất kép: phân đoạn sữa non phân tử lượng thấp (Immunel) và kháng thể IgG, giúp tăng đề kháng nhanh cho người lớn.

Long An: Phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà
Long An: Phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà

UBND tỉnh Long An đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các bon và khí mê tan của ngành giao thông vận tải.