Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam vượt kế hoạch xuất siêu năm 2022 nếu tận dụng tốt FTA

Đó là nhận định của ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.

Ông Trần Thanh Hải có nhận định như trên, dựa trên cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2021 và nhiều yếu tố khác, trong đó có sự biến đổi khó lường từ dịch bệnh Covid-19 dẫn đến thị trường xuất siêu có thể bị thu hẹp.

Tính chung 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt gần 300 tỷ USD (299,67 tỷ USD), tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 5,5%). Mục tiêu về đích giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu 600 tỷ USD, riêng xuất khẩu 300 tỷ USD và cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu năm nay cơ bản đã đạt và vượt kế hoạch đề ra.

 Một trong những mặt hàng xuất siêu của Việt Nam. Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Ảnh internet.

Năm 2021, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta trở nên đa dạng và các nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 86% giá trị xuất khẩu của cả nước và giảm tỷ trọng XK các mặt hàng nguyên liệu khoáng sản thô và tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến lên. Nhóm công nghệ chế biến này cũng tăng 18% và đấy cũng chính là động lực giúp cho tăng trưởng của chúng ta vẫn duy trì tốt trong thời gian vừa qua.

Về mặt thị trường thì chúng ta thấy thị trường xuất khẩu được mở rộng theo hướng đa dạng hóa và tận dụng hiệu quả thị trường các FTA. Ví dụ như các thị trường trong khối EU, Anh, rồi các thị trường mới trong CPTPP như: Mexico, Canada, Peru… đều cho thấy các con số tăng trưởng rất tốt

Về khách quan, cũng từ yếu tố dịch bệnh thì hiện nay các chi phí, đặc biệt là những chi phí về vận chuyển bằng đường biển, chi phí về nguyên liệu cũng có sự gia tăng, vì vậy đã tạo sức ép cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.

Một điểm nữa chúng ta cũng thấy, ví dụ với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc - thì hiện nay Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại cửa khẩu. Và đặc biệt là từ ngày 01/01/2022 tới thì Trung Quốc sẽ siết chặt các quy định về kiểm tra, nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm. Các doanh nghiệp cũng cần phải nắm bắt được những thông tin này để không bị ảnh hưởng trong quá trình XK sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, về cơ bản với cơ sở hạ tầng cũng như lực lượng lao động mà chúng ta vẫn đang duy trì được như hiện nay, và với đà như hiện nay thì chúng ta vẫn có thể tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng như trong thời gian vừa qua, đặc biệt là khi chúng ta có những hiệp định thương mại mới từ đầu năm 2022 - Hiệp định Thương mại tự do RCEP có hiệu lực thì cũng sẽ tạo thêm xung lực mới để các doanh nghiệp của chúng ta có thể đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường...

Giai đoạn năm 2020-2021 cho các doanh nghiệp thấy bài học rất lớn. Đó là việc quan tâm, chú trọng đến chuyện quản lý rủi ro, phòng ngừa rủi ro trước những yếu tố bất ổn tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - mà cụ thể thời gian vừa qua là dịch bệnh. Từ yếu tố dịch bệnh đã dẫn đến những yếu tố về mặt đứt gãy nguồn cung, đứt gãy chuỗi cung ứng và giá cả hàng hoá, logistics cũng gia tăng. Đây là những bài học mà doanh nghiệp của chúng ta cũng đã nhận thấy trong thời gian vừa qua.

 Thủy sản là mặt hàng xuất siêu của Việt Nam. Ảnh internet.

Bên cạnh đó còn là câu chuyện về phòng vệ thương mại. Các biện pháp bảo hộ của các thị trường nhập khẩu cũng có thể gây ra những khó khăn nhất định, các doanh nghiệp cần chuẩn bị để ứng phó và có các biện pháp thích hợp nếu chúng ta còn gặp những trường hợp mà bị tham gia vào những vụ kiện thương mại như vậy. Đây là hai điều doanh nghiệp cũng cần lưu ý thêm…

Thị trường tiềm năng trong năm 2022 cho xuất siêu có thể kể đến như: Thị trường ở Châu Đại Dương, Châu Phi, Trung Đông, Mỹ La Tinh…

FTA là Hiệp định thương mại tự do. Đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia, ký kết thực hiện 14 FTA có hiệu lực và 01 FTA đã chính thức ký kết, sắp có hiệu lực, hiện đang đàm phán 02 FTA. Trong số 14 FTA đã có hiệu lực và đang triển khai, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, tiếp theo đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA).

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam luôn có sức hấp dẫn và đầy tiềm năng đối với nhà đầu tư nước ngoài
Việt Nam luôn có sức hấp dẫn và đầy tiềm năng đối với nhà đầu tư nước ngoài

Để duy trì sức hấp dẫn, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thiểu thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là năng lượng xanh, và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo.

Tiền Giang nâng cao công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
Tiền Giang nâng cao công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Công văn số 2306/UBND-NC về nâng cao công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Thời tiết chiều 29/4: Cả 3 miền nắng nóng khắc nghiệt
Thời tiết chiều 29/4: Cả 3 miền nắng nóng khắc nghiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (29/4), khu vực Sơn La, Hòa Bình và từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39-42 độ, có nơi trên 42 độ.

Đồng Tháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản
Đồng Tháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản

UBND tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản yêu cầu các Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khoáng sản, đất đai, môi trường liên quan đến hoạt động khoáng sản.

Triệt xóa đường dây phát tán hơn 19 triệu nội dung đồi trụy
Triệt xóa đường dây phát tán hơn 19 triệu nội dung đồi trụy

Thông tin từ Công an Nghệ An, cơ quan này vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an triệt xóa thành công chuyên án, bắt 12 đối tượng truyền bá hơn 19 triệu nội dung văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet.

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc cao kỷ lục, EVN khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm
Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc cao kỷ lục, EVN khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm

Trong những ngày cuối tháng 4/2024, thời tiết nắng nóng gay gắt diễn ra ở cả 3 miền đã làm tiêu thụ điện toàn quốc tăng cao kỷ lục. Để chung tay góp phần đảm bảo cung cấp điện trong mùa hè nắng nóng , EVN rất mong nhận được sự chia sẻ và tích cực phối hợp của người dân và các khách hàng sử dụng điện thông qua việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm.