Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc: Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020

Ngày 28/9, tại Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VH-TT-DL phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020 (khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc). Cuộc thi hằm tôn vinh, quảng bá, bảo tồn và phát huy các giá trị của âm nhạc dân gian Việt Nam.

Tiết mục hòa tấu của đoàn nghệ thuật tỉnh Yên BáiTiết mục hòa tấu của đoàn nghệ thuật tỉnh Yên Bái

Ông Ngô Duy Đông - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc cho biết: Dự kiến cuộc thi sẽ diễn ra tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nhưng do tình hình Covid-19 nên Cục Nghệ thuật biểu diễn quyết định tổ chức cuộc thi tại 5 địa điểm là Hà Nội, TP. HCM, thành phố Buôn Ma Thuột, thành phố Thanh Hóa và thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) từ ngày 18/9 đến 2/10.

Đến với cuộc thi lần này, khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc có 4 đoàn nghệ thuật đến từ các tỉnh: Hà Giang, Sơn La, Yên Bái và đoàn chủ nhà Vĩnh Phúc với gần 200 nghệ sĩ, diễn viên tranh tài ở các nội dung thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc. Các tiết mục đều được các đơn vị nghệ thuật chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu với chất lượng cao theo màu sắc âm nhạc và không gian văn hóa của từng địa phương.

“Việc ban tổ chức chọn Vĩnh Phúc làm 1 trong 5 điểm tổ chức cuộc thi là vinh dự cũng là trách nhiệm đòi hỏi địa phương phải chuẩn bị và tổ chức cho tốt. Những năm qua, Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo tồn di sản văn hóa truyền thống nói chung trong đó có bảo tồn âm nhạc cổ truyền.

Để phát triển âm nhạc cổ truyền trên địa bàn mỗi năm ngành đều tổ chức Hội diễn nghệ thuật không chuyên. Ở các địa phương đều thành lập các câu lạc bộ, duy trì tổ chức các hội thi, hội diễn, ngày hội văn hóa... để tạo không gian sinh hoạt văn hóa. Thời gian tới, ngành văn hóa sẽ tham mưu cho tỉnh bảo tồn và quảng bá các di sản; nghiên cứu, xây dựng thêm một số di sản thành sản phẩm phục vụ hoạt động du lịch nhằm phát huy hiệu quả giá trị di sản; đưa các hoạt động biểu diễn, trình diễn di sản vào các tour/tuyến du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh”, ông Ngô Duy Đông khẳng định.

Đoàn Hà Giang mang đến cuộc thi nhiều tiết mục đặc sắcĐoàn Hà Giang mang đến cuộc thi nhiều tiết mục đặc sắc

Hội đồng giám khảo gồm các thành viên là các nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, quản lý nghệ thuật có uy tín, tài năng và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt là chuyên ngành biểu diễn nhạc cụ dân tộc.

Các tiết mục độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc được các đoàn nghệ thuật dàn dựng công phu và đặc sắc đã để lại trong lòng công chúng những ấn tượng khó quên. Từ những âm sắc, dáng điệu ấy đã vẽ nên bức chân dung chân thật, sinh động về mỗi cộng đồng, dân tộc giàu sắc thái và không lẫn lộn trong tiến trình phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc.

Đây cũng là dịp để các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc tại các đơn vị nghệ thuật, các giảng viên, học sinh, sinh viên đang giảng dạy, học tập chuyên ngành nhạc cụ dân tộc tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật thể hiện khả năng cá nhân; giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật; bảo tồn, gìn giữ, phát huy những tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam. Từ đó có những chính sách về công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển tài năng và thúc đẩy các loại hình âm nhạc truyền thống phát triển trong thời kỳ mới.

Lễ tổng kết, bế mạc và trao giải cuộc thi diễn ra tại Nhà hát Chèo Việt Nam (số 1 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội) vào 9h ngày 4/10. Ban tổ chức dự kiến trao các giải thưởng gồm: Giải Nhất, Giải Nhì, Giải Ba, Giải Khuyến khích, các giải phụ (nếu có) cho các nội dung dự thi.

Toàn bộ cuộc thi được phát trực tuyến trên kênh Youtube Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên Cục Nghệ thuật biểu diễn thực hiện phát trực tuyến cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp toàn quốc trên kênh Youtube.

Long Sơn

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.