Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc: Thị trường nước giải khát, nước đóng bình và nỗi lo mất an toàn VSTP

Bước vào mùa nắng nóng, thị trường nước giải khát, nước đóng bình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc lại nhộn nhịp hẳn lên do nhu cầu sử dụng của người dân tăng cao. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là mặc dù các ngành chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát song nhiều mặt hàng nước giải khát, nước đóng bình vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vĩnh Phúc: Thị trường nước giải khát, nước đóng bình và nỗi lo mất an toàn VSTP - Hình 1

Người tiêu dùng thận trọng khi chọn lựa nước giải khát (ảnh minh họa)

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có hàng trăm loại nước giải khát nội, ngoại nhập khác nhau được bày bán khắp nơi, từ siêu thị, các đại lý bánh kẹo cho đến các chợ nông thôn, quán nước vỉa hè. Bên cạnh các dòng sản phẩm nước ngọt của những hãng nổi tiếng như Pepsi, Coca cola, Sabeco... còn có hàng trăm nhà sản xuất khác, mỗi hãng lại có hàng chục nhãn hàng khác nhau.

Sự phong phú này khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi lựa chọn, nhất là trong thời buổi thị trường “vàng thau lẫn lộn” các loại hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan.

Thực tế, trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại nước ngọt có tên gọi gần giống với những sản phẩm nổi tiếng như: Nước tăng lực Red Bull, trà xanh Oton, Red Star, Red Dimo... Nếu chỉ nhìn qua, khách hàng rất dễ nhầm lẫn bởi có rất nhiều điểm giống nhau về màu sắc, hình ảnh in trên bao bì, lại cùng kích cỡ, dung tích. Tuy nhiên, các sản phẩm này đều được làm theo kiểu “ăn theo” tên của các dòng sản phẩm, thương hiệu đã tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng, nếu không chú ý kỹ, rất dễ bị mua phải những sản phẩm kém chất lượng này.

Bên cạnh đó, nhiều loại sản phẩm trôi nổi, không nhãn mác, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cũng được bày bán công khai, nhất là tại các cổng trường học, các vùng nông thôn với giá rẻ hơn hẳn các sản phẩm chính hãng nên hường thu hút người tiêu dùng có mức thu nhập thấp, nhất là học sinh, sinh viên.

Cùng với các mặt hàng nước giải khát đóng chai, đóng hộp, thị trường nước giải khát bình dân như nước dừa, trà xanh, nước mía, trà sữa, các loại chè đỗ đen, đỗ xanh, thập cẩm... cũng “tăng nhiệt”. Trên khắp các vỉa hè, ngõ phố, ở đâu cũng có hàng giải khát được dựng lên để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Qua quan sát của chúng tôi, trong những ngày nắng nóng vừa qua, các quán nước giải khát cạnh khu vực trường học, bệnh viện luôn đông kín khách. Do đây là mặt hàng nước uống bình dân, được chế biến đơn giản, chủ yếu từ nguyên liệu thiên nhiên và có giá thành phù hợp nên thu hút khá đông người tiêu dùng có mức thu nhập thấp.

Nhu cầu sử dụng các loại nước giải khát tăng cao đang là cơ hội tốt để hàng giả, hàng kém chất lượng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm trà trộn. Hiện nay, bên cạnh nhiều sản phẩm nước giải khát đóng chai, đóng lon chất lượng đã được kiểm định của các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu lớn như Vinamilk, Coca-cola, Pepsi... trên thị trường còn xuất hiện nhiều sản phẩm bị làm giả, nhái thương hiệu và không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác; sản phẩm được sản xuất thủ công không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng, nhất là các loại nước giải khát tự pha chế.

Tìm hiểu tại một số quán giải khát trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên nhận thấy, nhiều nguyên liệu để làm cocktail, trà sữa trân châu, chè thập cẩm với đủ màu sắc nhưng không có bất kỳ một thông tin nào về sản phẩm, được người bán đựng trong những hộp, can nhựa to và chỉ sau chưa đến 1 phút pha chế đã có 1 ly nước bắt mắt phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Còn tại các quán nước vỉa hè, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm còn cao hơn khi nhiều quán được dựng lên ngay gần cống rãnh, trên các tuyến đường bụi bặm, sau mỗi lần sử dụng âu, cốc đựng nước, chủ quán chỉ tráng qua loa trong cùng một chậu nước rồi lại đem ra sử dụng cho khách đến sau.

Được biết, trung bình mỗi năm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Vĩnh Phúc đã phối hợp với các ngành chức năng liên quan tiến hành kiểm tra 20 – 30 cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đóng bình, nước giải khát, qua đó xử phạt hành chính, yêu cầu tạm dừng sản xuất đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh không đảm bảo đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vấn đề mất an toàn vệ sinh trong lĩnh vực này vẫn luôn tiềm ẩn.

Đơn cử như năm 2017, Chi cục đã kiểm tra 24 cơ sở, qua đó, xử phạt vi phạm hành chính 2 cơ sở với lỗi vi phạm không có giấy khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, trang phục bảo hộ lao động không đầy đủ; yêu cầu tạm dừng hoạt động 3 cơ sở do chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý và các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo trong sản xuất nước đóng bình, chai.

Tuy nhiên trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh vẫn để xảy ra 1 vụ ngộ độc do uống nước đóng bình khiến 24 em học sinh tại một trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tam Dương phải nhập viện. Dù ngay sau đó, các ngành chức năng đã vào cuộc điều tra làm rõ; ra quyết định xử phạt hành chính số tiền 16 triệu đồng và buộc doanh nghiệp sản xuất nước này phải tạm dừng sản xuất song sự việc đã dóng lên hồi chuông cảnh báo về sự mất an toàn vệ sinh đối với những loại nước uống được sản xuất theo kiểu thủ công, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bước vào mùa nắng nóng năm 2018, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã chủ động lên kế hoạch, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh đá, nước uống đóng bình, đóng chai, thực phẩm chức năng… trong đó, chú trọng những cơ sở có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với kiên quyết xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh sự vào cuộc của các ngành chức năng, để tránh mua phải các loại nước uống sản xuất không bảo đảm an toàn, người tiêu dùng nên sử dụng những sản phẩm có xuất xứ, thành phần và ngày sản xuất cụ thể, đã công bố kết quả kiểm định rõ ràng; tuyệt đối không nên sử dụng loại sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc quá trình sản xuất không được bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bích Phượng 

Bài liên quan

Tin mới

Gần 500 cán bộ, đảng viên, người lao động Khối Doanh nghiệp tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện
Gần 500 cán bộ, đảng viên, người lao động Khối Doanh nghiệp tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện

Ngày 20/4, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện TP. Hải Phòng phối hợp với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp thành phố tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện của cán bộ, đảng viên, người lao động Khối Doanh nghiệp thành phố.

Hội Nhãn khoa TP. Hải Phòng tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2024 – 2029
Hội Nhãn khoa TP. Hải Phòng tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/4, tại Bệnh viện Mắt Hải Phòng, Hội Nhãn khoa thành phố tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Tesla đề nghị với nhân viên bị sa thải khoản trợ cấp thôi việc tương đương hai tháng lương
Tesla đề nghị với nhân viên bị sa thải khoản trợ cấp thôi việc tương đương hai tháng lương

Sa thải lúc nửa đêm, nhân viên checkin mới biết đã 'bay màu' khỏi hệ thống, Tesla đền bù trợ cấp thôi việc tương đương với hai tháng lương.

Bắt đối tượng vận chuyển động vật quý hiếm trái phép
Bắt đối tượng vận chuyển động vật quý hiếm trái phép

Ngày 20/4, Trạm Cảnh sát Giao thông (CSGT) Diễn Châu thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa bắt 2 đối tượng về hành vi vận chuyển động vật nguy cấp, quý hiếm, thu giữ 3 cá thể tê tê.

Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng với ô tô, xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng với ô tô, xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?

Đối với ô tô, xe máy khi tham giam giao thông mà vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị xử phạt ra sao? Sau đây là chi tiết mức phạt các lỗi trên với các tài xế vi phạm.

Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt, đột ngột qua đời ở tuổi 53 vì tai nạn
Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt, đột ngột qua đời ở tuổi 53 vì tai nạn

Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt đột ngột qua đời vì tai nạn