Giá xăng dầu thế giới
Ghi nhận vào lúc 7h (giờ Việt Nam) ngày 30/6, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng hơn 1,9% lên 39,22 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng gần 1,3% lên 41,52 USD/thùng.
Giá dầu tăng trở lại vào thứ hai (29/6) nhờ vào sự hỗ trợ giá từ việc cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Khi các trường hợp nhiễm Covid-19 mới đang tăng nhanh ở Mỹ và một số quốc gia khác và số liệu báo cáo hàng tồn kho của Mỹ tăng cao kỉ lục.
Tuy nhiên, các trường hợp nhiễm Covid-19 mới trên toàn cầu đã vượt quá con số 10 triệu vào Chủ nhật (28/6) khi Ấn Độ và Brazil chiến đấu với hơn 10.000 ca mỗi ngày. Các ca nhiễm mới được báo cáo ở một số quốc gia bao gồm Trung Quốc, New Zealand và Úc.
Tình trạng dịch Covid-19 đang lây lan rộng trên toàn cầu sẽ buộc chính phủ phải áp đặt một lần nữa các lệnh phong tỏa nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Điều này sẽ phá hủy đị sự phục hồi nhu cầu thị trường dầu trong khi nó vẫn còn đang rất yếu.
Bất chấp nỗ lực của OPEC+ - Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và cácđồng minh bao gồm Nga đã cắt giảm nguồn cung kỷ lục, số dầu tồn kho của Mỹ, nhà sản xuất và tiêu dùng lớn nhất thế giới vẫn đang đạt mức cao kỷ lục.
Ảnh minh hoạ
Giá xăng dầu trong nước
Chiều ngày 27/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường:
- Xăng E5RON92: tăng 868 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: tăng 893 đồng/lít;
- Dầu diesel 0.05S: tăng 599 đồng/lít;
- Dầu hỏa: tăng 428 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: tăng 581 đồng/kg.
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
- Xăng E5RON92: không cao hơn 14.258 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: không cao hơn 14.973 đồng/lít;
- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 12.114 đồng/lít;
- Dầu hỏa: không cao hơn 10.038 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 10.903 đồng/kg.
PV