Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xây dưng nông thôn mới không thể tách rời công cuộc chuyển đổi số

Đó là chia sẻ của ông Vũ Trọng Quế - Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định khi nói về công cuộc chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Ông Vũ Trọng Quế - Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định
Ông Vũ Trọng Quế - Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định

Công cuộc chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, hướng tới nông thôn mới thông minh tại tỉnh Nam Định trong thời gian qua được triển khai ra sao, thưa ông?

Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, tỉnh Nam Định xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, là cuộc vận động lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực với sự tham gia tích cực của người dân.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 15/10/2021 về “Chuyển đổi số tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 09 và Kế hoạch số 140/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 tỉnh Nam Định.

Nội dung chuyển đổi số nông thôn tập trung trên ba phương diện: Một là, phát triển chính quyền số ở nông thôn; Hai là, phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn; Ba là, phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn.

Trong đó, tỉnh Nam Định tập trung vào các nhiệm vụ chính sau: Phát triển, hoàn thiện hạ tầng số, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin cơ sở, từng bước chuyển các đài truyền thanh cấp xã sang sử dụng hệ thống truyền thanh ứng dung công nghệ thông tin – viễn thông.

Phát triển, duy trì các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính để làm hạ tầng cho thương mại điện tử và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các dịch vụ hành chính công của các cơ quan hành chính nhà nước 3 cấp của tỉnh.

Ngoài ra, triển khai gắn mã, cập nhật, thông báo địa chỉ số. Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ cấp xã và phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn.

Xin ông cho biết, tỉnh Nam Định đã rút ra được những bài học kinh nghiệm nào trong quá trình triển khai thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới?

Thứ nhất, chuyển đổi số cần sự tham gia trực tiếp của người đứng đầu. Người đứng đầu lựa chọn vấn đề cần được ưu tiên giải quyết, là người đưa ra các bài toán cần giải quyết, ngoài ra cần có cơ chế giám sát thường xuyên, liên tục, kịp thời để phát hiện sự chệch hướng; họp ban chỉ đạo định kỳ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Trong xây dựng nông thôn mới, người đứng đầu ở đây là đồng chí Bí thư Đảng ủy, đồng chí Chủ tịch HĐND, UBND xã.

Thứ hai, chuyển đổi số cần chú trọng thực chất, hiệu quả, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Đầu tư cho hệ thống cần chú trọng tính bền vững. Dự án đầu tư phải làm rõ hiệu quả mang lại lớn hơn giá trị bỏ ra, phương án quản lý vận hành hệ thống sau đầu tư, mua sắm. Do đó, vai trò định hướng, hỗ trợ, tư vấn của Sở Thông tin và truyền thông cho các xã trong chuyển đổi số nói chung và hướng dẫn, xây dựng các tiêu chí thông tin và truyền thông trong trong Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 là rất quan trọng.

Thứ ba, thách thức lớn nhất trong chuyển đổi số đó là kỹ năng số của người dân. Do đó, để thực chuyển đổi số thành công thì mỗi công chức, viên chức, cán bộ thôn, xóm, cán bộ, nhân viên các tổ chức chính trị ở địa phương, tổ công nghệ số cộng đồng… phải thường xuyên bổ sung kiến thức, kỹ năng số. Mỗi cán bộ công chức, viên chức, các cán bộ lòng cốt trong tổ công nghệ số cộng đồng phải là một tuyên truyền viên, hướng đạo viên cho người dân, đặc biệt người dân trong độ tuổi lao động.

Phương hướng, giải pháp thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nam Định những năm tới là gì, xin ông chia sẻ thêm?

Với quan điểm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, lâu dài, chỉ có điểm khởi đầu và không có điểm kết thúc. Các tiêu chí nông thôn mới thì ngày càng phải đi vào chiều sâu, tăng cả lượng và chất của các tiêu chí. Song song nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, Nam Định sẽ tập trung chỉ đạo và hướng đến nông thôn thông minh. Do đó, trong những năm tới, Nam Định cần triển khai theo các phương hướng và giải pháp sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạng tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn thông minh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền và người dân. Để từ đó tích cực, chủ động học hỏi và mạnh dạn ứng dụng công nghệ số vào xây dựng chính quyền số, vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp số và phát triển xã hội số ở nông thôn.

Hai là, đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới; tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ các cấp. Số hóa dữ liệu, xây dựng các kho dữ liệu sống ở cấp xã, hướng đến việc ra quyết định dựa trên dữ liệu thay vì dựa trên cảm tính.

Ba là, nâng cao kỹ năng số cộng đồng cho người dân (kỹ năng thiết lập và cài đặt các thiết bị số, sử dụng smartphone, khai thác internet, sử dụng các phần mềm ứng dụng và các nền tảng số, đặc biệt phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ nông sản, bán hàng trực tuyến...), hình thành đội ngũ nông dân số gắn liền với quá trình chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn.

Bốn là, thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn; đưa các ứng dụng của khoa học kỹ thuật để làm thay đổi phương thức sản xuất của người dân nông thôn tạo ra giá trị gia tăng cao, sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm lãng phí, thất thoát và giảm tối đa lượng chất thải trong sản xuất, bảo vệ môi trường.

Năm là, đẩy mạnh quá trình số hóa, xây dựng bản đồ số nông nghiệp, nông thôn, cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực hiện quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Bản đồ số nông nghiệp có vị trí quan trọng, bởi qua đó người dân, doanh nghiệp có thể biết được vị trí, chất đất, khí hậu, thời tiết phù hợp với giống cây trồng nào, nguồn sản lượng ra sao... Đây chính là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp người dân và doanh nghiệp triển khai, quy hoạch cây trồng, vật nuôi phù hợp.

Sáu là, tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã tiêu thụ nông sản trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Mỗi địa phương cần đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận phương thức mua bán nông sản an toàn, hiện đại dưới sự quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý.

Xin cảm ơn ông!

Văn Chiến

Bài liên quan

Tin mới

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Hướng tới sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Qua đó, người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.