Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được xem là nền tảng vững chắc xây dựng nông thôn mới. Mang trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các cá nhân và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ thể. Trong thời gian qua, bằng sự nỗ lực không ngừng việc thực hiện các chương trình OCOP đã đạt được nhiều kết quả cao, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương nói riêng và kinh tế cả nước nói chung.
Thuỷ sản Hoà Bình không chỉ được biết đến bởi cá sông đà, những con ‘thủy quái’, mà còn được biết đến cá lăng, cá trắm nặng vài chục cân được nuôi rộng rãi, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng khắp miền Bắc. Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hướng tới trở thành các sản phẩm OCOP của tỉnh, nhiều gia đình ở đây còn đầu tư và nâng cấp quy trình chăn nuôi để sản phẩm cá đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Trong 13 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2023, Hòa Bình rất chú trọng phát triển nuôi cá lồng vùng Hồ Hòa Bình, đến nay đã có trên 4000 lồng nuôi cá trên hồ Hòa Bình. Trong đó, cá lăng và cá rô phi sông Đà là 2 sản phẩm OCOP nổi bật của tỉnh.
Trong số các sản phẩm thuỷ sản nổi bật của tỉnh Hoà Bình, phải kể tới thương hiệu "Cá sông Đà – Cường Thịnh Fish". Với chất lượng sản phẩm ưu việt, Cường Thịnh Fish đã vào được các siêu thị như Big C, Vinmart, Lottemart… Năm 2019, sản phẩm cá lăng đen sông Đà file và cá rô phi sông Đà file của Cường Thịnh Fish được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Đây là sản phẩm OCOP tiềm năng của tỉnh.
Tỉnh Sơn La cũng mang nhiều lợi thế về phát triển nghề đánh bắt và chế biến các sản phẩm từ thủy sản. Hiện nay, huyện Quỳnh Nhai duy trì trên 250 ha lòng hồ nuôi thủy sản với hơn 4.500 lồng cá. Sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt hằng năm đạt trên 1.800 tấn, trong đó, sản lượng cá nuôi đạt trên 1.200 tấn.
Nhằm phát triển hơn nữa về chất lượng và số lương sản phẩm, nhiều hộ đã liên kết thành các chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm với trên 20 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nuôi và chế biến thủy sản. Các sản phẩm thủy sản tại Sơn La khá đa dạng, đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để chế biến các sản phẩm mang đặc trưng của vùng sông nước.
Trong đó, cá tép dầu là sản phẩm thuỷ sản tiềm năng của tỉnh Tuyên Quang. Sản phẩm cá tép dầu của hợp tác xã (HTX) Thái Tuấn, xã Mường Giàng khi chế biến thành cá tép dầu khô nhận được sự đón nhận nhanh chóng từ thị trường trong nước nhờ chất lượng tốt, sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên, và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Năm 2019, sản phẩm cá tép dầu sấy khô này vinh dự nhận danh hiệu sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.
Bên cạnh đó, một số HTX và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La cũng đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chế biến từ thủy sản như: Tôm chao, chả cá lá lốt, cá ngão rút xương, cá mương sấy khô, mắm tép… Đa phần các mô hình sản xuất hiện nay đang ở mức nhỏ lẻ, quy trình kỹ thuật thủ công nhưng sản phẩm đã bước đầu đạt được những thành quả nhất định khi được thị trường đón nhận. Với những phương thức chế biến vừa mang tính kinh nghiệm, vừa áp dụng kỹ thuật, các sản phẩm đang dần được hoàn thiện để đáp ứng các tiêu chí về sản phẩm OCOP trong tương lai.
Xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP từ thủy sản là giải pháp hữu hiệu để nâng cao giá trị của sản phẩm ngư nghiệp tại tỉnh Hoà Bình và tỉnh Sơn La . Phát triển thuỷ sản cũng kéo theo sự phát triển của kinh tế địa phương nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung. Đồng thời, tạo ra việc làm cho người dân. Cùng với sự đầu tư đúng hướng, có chính sách khuyến khích, chế biến các sản phẩm từ cá lòng hồ sẽ thúc đẩy phát triển thủy sản, tăng thu nhập cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
PV (T/h)