Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xử lý nợ xấu 2016 - 2020: Vận hành thị trường mua bán nợ thứ cấp

Thời gian qua, hàng loạt văn bản pháp quy đã được ban hành (Thông tư 14/2015/TT-NHNN, Thông tư 08/2016/NHNN, NĐ 69/NĐ-CP, QĐ 618/QĐ-NHNN...) nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện “phá nghẽn”… Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu của cả VAMC và các NHTM vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

THCL Thời gian qua, hàng loạt văn bản pháp quy đã được ban hành (Thông tư 14/2015/TT-NHNN, Thông tư 08/2016/NHNN, NĐ 69/NĐ-CP, QĐ 618/QĐ-NHNN...) nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện “phá nghẽn”… Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu của cả VAMC và các NHTM vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Xử lý nợ xấu 2016 - 2020: Vận hành thị trường mua bán nợ thứ cấp - Hình 1

Nợ xấu cuối 2016 tăng lên 2,7%

Theo các chuyên gia, xử lý nợ xấu chỉ có thể được coi là triệt để và hiệu quả khi nợ xấu được bán cho các nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài để có dòng tiền thực sự trả lại cho các tổ chức tín dụng (TCTD). Chỉ như vậy, các TCTD mới có thể phục hồi được vị thế tài chính, khả năng cho vay, đồng thời mở ra khả năng giải chấp đối với tài sản đảm bảo và tiếp cận vay vốn của các DN đang có nợ xấu.

Từ cuối năm 2014, VAMC đã tiến hành bán nợ xấu để thu hồi vốn, nhưng hiện nay đã sắp hết năm 2016, vẫn chưa có thông tin chính thức về thời điểm, phương thức bán và các chủ thể tham gia mua nợ xấu. Theo số liệu báo cáo của các đơn vị có liên quan, nợ xấu của các NHTM năm 2012 là 4,2%, sau khi thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu thì đến cuối năm 2015, đã giảm xuống 2,55%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đến tháng 6/2016, có xu hướng tăng lên tới 2,7%.

TS. Nguyễn Đức Kiên và PGS. TS. Đặng Ngọc Đức cho rằng, việc xử lý bán nợ xấu của VAMC hoàn toàn không phải là điều dễ dàng nếu không có những giải pháp mang tính đột phá và với sự hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ.

Các chuyên gia NH nhận định, những DN đang có nợ xấu phần lớn là các DNNN, các DNNVV, hiện không có khả năng trả nợ, thậm chí một số DN đã ngừng hoạt động hoặc phá sản. Tài sản đảm bảo phần lớn là BĐS (70%) và những tài sản khác, khó có thể phong tỏa và bán để thu hồi nợ.

Do vậy, việc áp dụng các biện pháp hành chính cứng rắn chỉ làm cho tình hình thêm xấu đi, vì khách hàng không có khả năng trả nợ và không thể thu hồi được vốn cho các TCTD. Trái lại, nếu áp dụng phương thức xử lý nợ xấu qua thị trường thứ hai - xử lý theo thị trường, có thể thấy các điều kiện của Việt Nam đều chưa đáp ứng, cả về cơ sở pháp lý, kinh tế - xã hội và thị trường tài chính nói chung, thị trường mua bán nợ nói riêng.

PGS. TS. Đặng Ngọc Đức cho rằng, đã đến lúc phải chấp nhận chi phí cơ hội để xử lý nợ xấu, giảm bớt gánh nặng nợ xấu cho các TCTD, củng cố vốn khả dụng để có thể tiếp tục cho vay, duy trì và củng cố hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN.

Xử lý nợ xấu cần có sự phối hợp của cả 3 chủ thể chính: Chính phủ; các NHTM; các DN nợ xấu. Đồng thời, có sự kết hợp cả 2 phương thức đó là xử lý nợ xấu trực tiếp và gián tiếp qua thị trường. Tính chất trực tiếp được phản ánh trên khía cạnh xây dựng cơ chế hợp tác của các DN có nợ xấu với các NHTM chủ nợ và ngược lại, cần có sự hỗ trợ của các NHTM đối với các DN có nợ xấu. Tính chất gián tiếp là dưới sự hỗ trợ của Chính phủ để chứng khoán hóa nợ xấu thành “trái phiếu chính phủ” và đưa vào giao dịch trên thị trường.

Kiên quyết xử lý vấn đề sở hữu chéo

Theo TS. Võ Trí Thành, cho đến thời điểm này, nhìn vào quá trình xử lý nợ xấu thì thấy đó là một bức tranh 2 màu sáng - xám. Bên cạnh những việc Chính phủ, NHNN và cả hệ thống NH đã làm được, vẫn còn không ít thách thức phải đối mặt.

VAMC đã được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7/2013. NHNN cũng ban hành một số văn bản tăng cường chức năng, quyền hạn cho VAMC. Dù có những ý kiến chưa hài lòng về kết quả hoạt động của VAMC, nhưng thực tế VAMC cũng có những tác động tích cực nhất định. Việc mua nợ xấu của các NH giúp giảm áp lực gánh nặng chi phí, thay vì phải trích 50% đến 100% dự phòng rủi ro trong năm, NH có thể “chia đều” cho 5 năm.

Một việc làm tích cực nữa (dù trong phạm vi hạn hẹp) đó là VAMC đã phối hợp với các NH tạo điều kiện thuận lợi cho DN tái cơ cấu, thoát khỏi cơn hoạn nạn.

Những vướng mắc về pháp lý như quyền sở hữu và quyền tài sản, chuyển đổi sở hữu, room cổ phần… đang trở thành rào cản không nhỏ đối với các nhà đầu tư. Thị trường mua bán nợ vẫn chưa được định hình. Vì vậy, nợ VAMC mua về vẫn khó xử lý, điều này dễ khiến các NH nản lòng, không muốn bán tiếp nợ xấu cho VAMC. Đó là còn chưa nói đến nợ xấu, cũng rất lớn, của DNNN.

VAMC chỉ xử lý nợ xấu của NH có tài sản đảm bảo. Đối với DNNN, câu chuyện lại khác, nhiều khoản nợ không có tài sản đảm bảo. Việc xử lý nợ xấu ở đây gắn chặt với tái cơ cấu DNNN, thoái vốn, sở hữu chéo… đòi hỏi Bộ Tài chính, Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) phải có những bước triển khai quyết liệt hơn. Nếu không giải quyết mạnh mẽ những vấn đề trên đây, thì nợ xấu khó có thể thuyên giảm.

Theo TS. Vũ Đình Ánh, để xử lý dứt điểm nợ xấu, Chính phủ, NHNN đã nỗ lực sử dụng hệ thống các công cụ đã được hình thành trong hơn 2 năm qua, đặc biệt là hoạt động tích cực của VAMC với gần 250.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua nhằm vượt qua thách thức khi quy mô nợ xấu đã được VAMC xử lý chỉ mới chiếm hơn 7% tổng số nợ xấu đã mua.

Bên cạnh việc tăng tiềm lực tài chính cho VAMC, trọng tâm giai đoạn 2016 - 2020 là tạo dựng và vận hành thị trường mua bán nợ thứ cấp với trung tâm là VAMC đi đôi với hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua, bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm, xác định rõ trách nhiệm của người đi vay và quyền hạn của chủ nợ, qua đó khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua, bán nợ xấu.

Kiều Hoa

Bài liên quan

Tin mới

Học sinh Trường THPT Chuyên Lam Sơn giành Huy chương đồng kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev
Học sinh Trường THPT Chuyên Lam Sơn giành Huy chương đồng kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev

Tại cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev (IMChO) lần thứ 58 tổ chức tại Thâm Quyến (Trung Quốc) mới đây, Việt Nam lần đầu tiên cử thí sinh dự thi và cả 10/10 học sinh đều đoạt giải. Trong đó, Lê Thành Đạt, lớp 12 chuyên Hoá, Trường THPT Chuyên Lam Sơn đã xuất sắc giành Huy chương đồng.

Áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa theo quyết định
Áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa theo quyết định

Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ đối với tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng) và tiền gửi của cá nhân.

Xúc động: Người lao động không nghỉ lễ thi công đường vành đai 4 dưới nắng nóng gay gắt
Xúc động: Người lao động không nghỉ lễ thi công đường vành đai 4 dưới nắng nóng gay gắt

Trong khi, chúng ta có những ngày nghĩ lễ bên gia đình, được nghỉ ngơi, thư giãn thì hàng trăm người lao động đang làm việc miệt mài giữa cái nắng gay gắt tại dự án vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

4 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra hơn 8.500 vụ tai nạn giao thông
4 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra hơn 8.500 vụ tai nạn giao thông

Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung bốn tháng đầu năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 8.548 vụ tai nạn giao thông. Trong đó, bình quân 1 ngày trong bốn tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 70 vụ tai nạn giao thông.

Hàng ngàn du khách lênh đênh trên vùng biển Vân Đồn - Quan Lạn
Hàng ngàn du khách lênh đênh trên vùng biển Vân Đồn - Quan Lạn

Theo phản ánh của các chủ tàu khách tuyến Vân Đồn - Quan Lạn tỉnh Quảng Ninh, hiện đang có gần 2.000 du khách phải lênh đênh trên biển vì thủy triều xuống thấp khiến tàu không thể cập được cảng.

Quý I/2024, DXG lãi trước thuế 132 tỷ đồng
Quý I/2024, DXG lãi trước thuế 132 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG), quý I/2024, doanh thu thuần đạt 1.064 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước.