Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xuất khẩu gỗ và lâm sản tháng 07/2022 có xu hướng "giảm tốc"

Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản tháng 07/2022 ước đạt 1,4 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng 06/2022 và giảm 2% so với cùng kỳ năm 2021. Viforest dự báo xuất khẩu gỗ và lâm sản những tháng cuối năm tiếp tục gặp khăn do giá nguyên liệu sản xuất và sản phẩm tăng cao.

Xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm tốc

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), trong tháng 07/2022 giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 1,4 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng 6 và giảm 2% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tháng thứ 2, xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm tốc.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Lũy kế 07 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,72 tỷ USD, tăng 1,2%.

Về thị trường, 07 tháng đầu năm 2022, gỗ và lâm sản xuất khẩu sang 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, 5 thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường xuất khẩu chính, tổng giá trị xuất khẩu tại 5 thị trường ước đạt 9,38 tỷ USD, chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.

Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt trên 5,84 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2021 trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 5,58 tỷ USD, giảm 5,1%; lâm sản ngoài gỗ 0,25 tỷ USD, giảm 0,6%.

Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 1,04 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 999 triệu USD, tăng 20,4%; lâm sản ngoài gỗ 36 triệu USD, giảm 2%.

Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 1,161 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 1,15 tỷ USD, tăng 22,9%; lâm sản ngoài gỗ 15 triệu USD tăng 164,2%.

Xuất khẩu sang thị trường EU đạt 726 triệu USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 549 triệu USD, giảm 2,0%; lâm sản ngoài gỗ 177 triệu USD, tăng 10,6%.

Xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đạt 623 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 604 triệu USD, tăng 13,1%; lâm sản ngoài gỗ 19 triệu USD, tăng 7,9%.

Dự báo xuất khẩu gỗ và lâm sản những tháng cuối năm sẽ tiếp tục gặp khăn

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) nhận định xuất khẩu gỗ và lâm sản những tháng cuối năm sẽ tiếp tục gặp khăn do giá nguyên liệu sản xuất và sản phẩm tăng cao.

Ngoài ra, lạm phát và chính sách thắt chặt tín dụng ở một số nền kinh tế khiến hàng hóa đắt đỏ, nhu cầu về các sản phẩm không thiết yếu như gỗ lao dốc.

Hiện, các đơn hàng từ thị trường Mỹ, châu Âu, Anh đang sụt giảm mạnh, tác động tiêu cực trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành hiện nay.

Bên cạnh đó, ngành gỗ cũng đang đối diện với vụ việc khởi xướng điều tra của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đối với mặt hàng tủ gỗ và bàn trang điểm.

Mới đây, Hiệp hội gỗ phối hợp với tổ chức Forest Trends đã khảo sát 52 doanh nghiệp ngành về tình hình đơn hàng, sản xuất kinh doanh.

Kết quả cho thấy trong 45 doanh nghiệp hiện xuất khẩu đi Mỹ có 33 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu giảm gần 40% so với các tháng đầu năm. Chỉ có 10 doanh nghiệp cho biết doanh thu tăng so với các tháng trước đó, tuy nhiên mức tăng chỉ khoảng 11%.

Điều này xảy ra tương tự với thị trường EU. Cụ thể, trong số 38 doanh nghiệp tham gia thị trường này có tới 24 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu giảm trên 41% so với các tháng trước đó. Chỉ có 4 doanh nghiệp cho biết nguồn thu tăng, ở mức 14%.

Khoảng 71% doanh nghiệp cho biết tình hình đơn hàng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục giảm. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, với tình hình thị trường như hiện nay, 44% doanh nghiệp cho rằng nguồn thu của doanh nghiệp sẽ giảm khoảng 44% trong cả năm 2022.

“Các con số này cho thấy một bức tranh về thị trường rất ảm đạm. Các doanh nghiệp hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn về vốn, chi phí cho người lao động, nguyên liệu đầu vào.

Nhiều doanh nghiệp cũng đang tiến hành các biện pháp giảm thiểu khắc phục, bao gồm giảm quy mô sản xuất, chuyển đổi mặt hàng, chuyển đổi thị trường và một số biện pháp khác”, ông Lập nói.

Do đó, đại diện Viforest kiến nghị cơ quan chức năng như giãn nợ, giảm lãi suất; gia hạn các khoản vay đến hạn; tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Bên cạnh đó, giảm, chậm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, giảm tiền thuê đất...

Các giải pháp tháo gỡ những khó khăn

Trong bối cảnh nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường châu Âu giảm mạnh, cụ thể: Đức giảm 2,2%, Pháp giảm 6,9%, Italy giảm 10,1%, Thuỵ Điển giảm 42,1%, nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine, dẫn đến vận chuyển gặp khó khăn. Nhập khẩu nguyên liệu từ một số quốc gia tăng cao như Nga, Phần Lan, Bỉ… do phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu bổ sung do nguồn cung giảm tại các thị trường khác.

Nguồn cung nguyên liệu từ gỗ rừng trồng trong nước vẫn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Hiện nay, do nhu cầu sản xuất dăm gỗ và viên nén tăng, dẫn đến giá thu mua tăng cao, trên 30% nên các chủ rừng có xu hướng chặt rừng non (rừng trồng 3-4 tuổi), dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu gỗ cho chế biến các loại sản phẩm gỗ.

Để tháo gỡ những khó khăn cho chế biến xuất khẩu gỗ và lâm sản những tháng cuối năm, Tổng cục Lâm nghiệp khuyến nghị các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh; kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường; thực hiện nghiêm quy định về hồ sơ nguồn gốc lâm sản và các quy định khác có liên quan trong hoạt động sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản, tiếp tục phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thường xuyên nắm bắt thông tin, kịp thời xử lý những yêu cầu của DOC trong vụ điều tra ván dán, tủ gỗ, bàn trang điểm.

Cùng với đó, ngành sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư chế biến gỗ và lâm sản vào các tỉnh khu vục miền núi phía bắc vào Quý III năm 2022 và Hội thảo Thúc đẩy thương hiệu gỗ Việt tại TP Hồ Chí Minh, Quý IV năm 2022 để mở rộng cơ hội tiếp cận khách hàng cho các doanh nghiệp.

Về phía Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cần tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm; kịp thời phát hiện và thông báo đến các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước trong việc ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại.

Lê Pháp (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều đường bay nội địa có tỷ lệ đặt chỗ cao và kín chỗ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Nhiều đường bay nội địa có tỷ lệ đặt chỗ cao và kín chỗ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Các chuyến bay từ hai thành phố trung tâm ở hai đầu đất nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến các địa phương có tỷ lệ đặt chỗ cao trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Hai doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Quảng Ninh ​
Hai doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Quảng Ninh ​

Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Quảng Ninh vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án mới tại KCN Sông Khoai gồm sản xuất, kinh doanh các linh kiện đúc nhựa, lắp ráp khuôn đúc và hệ thống cơ điện.

Huyện Hoài Đức đã đạt 27/31 tiêu chí phát triển huyện thành quận
Huyện Hoài Đức đã đạt 27/31 tiêu chí phát triển huyện thành quận

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận Nguyễn Mạnh Quyền vừa làm việc với huyện Hoài Đức về rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.

Thành phố Hạ Long tiếp đoàn công tác của Đại sứ Cộng hòa Séc
Thành phố Hạ Long tiếp đoàn công tác của Đại sứ Cộng hòa Séc

Sáng nay 20/4, lãnh đạo TP. Hạ Long đã đón tiếp, làm việc với đoàn công tác của Đại sứ Cộng hòa Séc tại Việt Nam đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại thành phố cho các doanh nghiệp của Cộng hòa Séc hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm.

Gói 125.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội mới giải ngân chưa tới 1% với 6 dự án
Gói 125.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội mới giải ngân chưa tới 1% với 6 dự án

Ngân hàng Nhà Nước cho biết, đến nay gói 125.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội mới giải ngân được 415 tỷ đồng, chưa tới 1% với 6 dự án.

Thành phố Móng Cái tổ chức chương trình “Biển đảo nơi địa đầu Đông Bắc”
Thành phố Móng Cái tổ chức chương trình “Biển đảo nơi địa đầu Đông Bắc”

Ngày 20/4, tại đảo Vĩnh Thực, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh tổ chức khai mạc chương trình “Biển đảo nơi địa đầu Đông Bắc” với chuỗi hoạt động trọng tâm tại hai xã đảo Vĩnh Thực, Vĩnh Trung và các hoạt động sôi nổi tại các phường ven biển Bình Ngọc, Trà Cổ, thu hút hàng ngàn người tham gia.