Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xuất khẩu rau quả tăng tốc

Tháng 1/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của nước ta đạt hơn 5,1 tỷ USD, tăng gần 80% so với cùng kỳ năm trước. Rau quả là ngành hàng có nhiều lợi thế.

Xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng trưởng

Với 2,1 tỉ USD trong năm 2023, sầu riêng là mặt hàng có nhiều cơ hội để gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong năm mới 2024. Như tại nhà máy của Công ty TNHH WesternFarm, dù chưa đến giữa tháng 2, thế nhưng đơn vị đã kí kết được nhiều đơn hàng cho cả quý II.

Bà Phan Thị Thùy - Giám đốc Công ty TNHH WesternFarm cho biết: "Miền Tây đang là nghịch vụ của sầu riêng. Bên Thái Lan cũng đứt lứa sầu riêng nên sầu riêng của miền Tây hiện nay đang rất hút hàng và giá đang rất cao nên mình không có đủ sản lượng cho các đơn hàng xuất khẩu".

Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dư địa thị trường Trung Quốc hiện nay tiêu thụ sầu riêng rất mạnh. Có thể nói con số sầu riêng hiện nay của vùng Đông Nam Á nhân gấp ba lần cũng chưa thỏa mãn nhu cầu của thị trường Trung Quốc.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2024, sầu riêng, dừa, chuối, xoài, thanh long vẫn là những mặt hàng chiến lược của Việt Nam. Trong đó, sầu riêng được đánh giá là thế mạnh, khi có đến 708 vùng trồng và 168 cơ sở đóng gói được phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, để đón đầu cho các sản phẩm sẽ được kí Nghị định thư như chanh dây, dừa và sầu riêng đông lạnh, các doanh nghiệp đã có bước chuẩn bị.

"3 năm đến 5 năm nữa, sản lượng sầu riêng của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi, tôi nghĩ phải sớm tìm giải pháp, chính vì vậy chúng tôi cũng nhanh chóng đầu tư nhà máy, đặc biệt đầu tư trong linh vực chế biến sâu thời gian tới để ổn định hơn cho đầu ra cho bà con nông dân cũng như nâng cao giá trị sản phẩm" - chị Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, chia sẻ.

Ông Nguyễn Khắc Huy - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit, Long An nhận định, Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt hơn. Muốn tăng trưởng tốt thì phải mở cửa nhiều mặt hàng ra thị trường, như sắp tới, Việt Nam sẽ xuất khẩu trái bưởi đi Hàn Quốc.

Xuất khẩu rau quả nước ta trong tháng đầu tiên năm 2024 đạt hơn 0,5 tỉ USD, tăng 112% so với cùng kì năm trước. Việc đi bằng con đường chính ngạch, với các sản phẩm ngon, chất lượng đã và đang mở ra nhiều cơ hội bứt phá cho ngành rau quả nước ta.

Thay đổi tư duy canh tác

Có một tin vui trong ngày cuối cùng năm Quý Mão, lô vú sữa của miền Tây đã được xuất khẩu thành công sang Mỹ. Sự đón nhận trái cây Việt Nam từ các thị trường như Mỹ hay châu Âu sẽ giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Điều quan trọng hơn cả là khẳng định được chất lượng nông sản của Việt Nam, từ chuyện thay đổi tư duy canh tác của bà con nông dân.

Đối với bà con nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long, năm nay là một cái Tết sung túc, đủ đầy bởi chính những đổi thay trên mảnh vườn của người dân. Diện tích trồng có thể nhỏ, cây trồng có thể chưa bán được giá cao nhưng chính tư duy kinh tế nông nghiệp sẽ giúp bà con thay đổi.

Điển hình như tại vườn vú sữa của chị Nguyễn Thị Trúc Ngân - xã Thới An Hội, Kế Sách, Sóc Trăng. Những ngày gần Tết cũng là lúc vườn vú sữa nhà chị Ngân hái ra tiền. Nhờ làm rải vụ, trái gần như có quanh năm nên nguồn cung đáp ứng vừa đủ cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Điều quan trọng là nhờ mạnh dạn chuyển đổi qui trình canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm làm ra lúc nào cũng cháy hàng.

Chị Ngân chia sẻ: "Khi áp dụng hữu cơ, cây ở vườn mình tươi tốt hơn, trái năng suất cao hơn lúc trước, trái to, trọng lượng đạt theo quy trình".

Ông Trần Văn Phương - Giám đốc HTX Nông nghiệp Xóm Đồng 2, Sóc Trăng cho biết, cây tốt và năng suất cao là một phần lợi nhuận. Thứ hai là hạn chế chi phí phân bón, giúp người nông dân tiết kiệm được nhiều tiền.

Những năm qua, Hợp tác xã Nông nghiệp Xóm Đồng 2 đều đặn cung ứng cho thị trường 250 tấn vú sữa mỗi năm, trong đó có 65% là xuất khẩu sang Mỹ, số còn lại được doanh nghiệp thu mua với giá cả cao hơn thị trường từ 10 - 15%. Câu chuyện liên kết theo chuỗi sản phẩm lại được nhắc đến.

Anh Bùi Văn Thảo - Phó trưởng Vùng Kinh doanh miền Tây, Tập đoàn Quế Lâm - cho biết: "Chuyển giao công nghệ cho hợp tác xã rất dễ. Khi làm hữu cơ và làm theo đúng quy trình thì tạo ra sản phẩm tốt, sạch, ngon. Tất cả những sản phẩm này sẽ được tập đoàn bao tiêu và người tiêu dùng đón nhận".

Theo ông Nguyễn Hồng Lam - Chủ tịch Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam, cần xây dựng chuỗi giá trị. Khi xây dựng được chuỗi giá trị sẽ bình ổn được giá cả đầu vào và đầu ra. Do vậy, người nông dân và đặc biệt là doanh nghiệp phải tiên phong lo đầu vào, đầu ra cho nông dân.

Từ khi chuyển đổi tư duy canh tác, trái vú sữa mang về mức lợi nhuận khó tưởng cho bà con là 250 triệu đồng/ha. Điều quan trọng hơn là chưa bao giờ nhà vườn Sóc Trăng lo lắng về đầu ra sản phẩm.

Hướng đến mục tiêu 6,5 tỷ USD

Câu chuyện của trái vú sữa ở miền Tây được hy vọng sẽ là niềm cảm hứng cho hướng đi bền vững của các loại nông sản hàng hóa khác. Khi đó, nông dân mới thực sự làm giàu từ chính mảnh vườn, thửa ruộng của mình. Mục tiêu 6,5 - 7 tỉ USD cho ngành rau quả trong năm mới 2024 mới sớm trở thành hiện thực.

Ông Nguyễn Văn Bơi - xã Tân Thới, Phong Điền, TP Cần Thơ nhận định, quan trọng là chất lượng phải đạt theo quy định để xuất khẩu được ra các nước.

"Tiêu dùng nhanh, tiện lợi và mang lại sức khỏe cho con người là những chìa khóa mà các doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ phải đầu tư" - chị Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Đình Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam: "Khi người ta bắt buộc đầu tư thì sẽ có được mã số, có cơ hội xuất khẩu. Nếu quản lý lỏng lẻo, vẫn còn sơ hở thì họ sẽ luồn lách, không cần thiết đầu tư vào vùng trồng. Do đó, hàng hóa Việt Nam về thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng nhiều".

Ông Nguyễn Minh Cảnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho rằng, để cạnh tranh tốt, các doanh nghiệp Việt phải cải tiến mẫu mã bao bì, cải tiến chất lượng, sản xuất theo quy trình GAP, sản xuất theo quy trình hữu cơ, cố gắng xây dựng thương hiệu sản phẩm sản xuất tại Bến Tre, sản xuất tại Việt Nam.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc
Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội vừa kiểm tra, tạm giữ hàng trăm hộp kẹo có xuất xứ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán
Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán

Bộ Tài chính vừa chủ trì Hội nghị thảo luận về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Trường Sa hướng về một nhân cách lớn
Trường Sa hướng về một nhân cách lớn

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân
Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng tình cảm của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là thước đo công bằng và chuẩn mực nhất.

Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng
Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng

Trong tháng Tám, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 56 lô đất trên địa bàn.

Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.
Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích gần 215 ha. Quy mô dân số khoảng 30.681 người. Tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.