Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xuất nhập khẩu hàng hóa sụt giảm, còn nhiều khó khăn trong ngắn hạn

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 5 tháng cuối năm được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, với việc Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 mở ra cơ hội rất lớn cho hàng hóa và doanh nghiệp của Việt Nam.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2020 ước tính đạt 285,12 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước (Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2019 đạt 289 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước).

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sụt giảm

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7/2020 ước tính đạt 23 tỷ USD, tăng 1,9% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 2,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 14,5 tỷ USD, tăng 1,5%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7 tăng 0,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 10,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 4,9%.

So với tháng 7/2019, ngoại trừ nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt mức tăng trưởng 0,8% thì các nhóm hàng còn lại đều sụt giảm. Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực vẫn còn khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Cụ thể: kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản giảm 9,9% so với tháng 7/2019, đạt 2,01 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sụt giảm ở hầu hết các mặt hàng như: Thủy sản giảm 1,3%; rau quả giảm 1,8%; hạt điều giảm 23,2%; cà phê giảm 12,1%; hạt tiêu giảm 16,2%; chè các loại giảm 13,8%; gạo giảm 29,7%; cao su giảm 7,1%. Trong khi đó, sắn và sản phẩm từ sắn là mặt hàng duy nhất trong nhóm này ghi nhận sự tăng trưởng, tăng 13,5% về lượng và 6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm mạnh 46,3% so với tháng 7/2019, chỉ đạt 187 triệu USD trong tháng 7/2020. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu dầu thô - mặt hàng có kim ngạch lớn nhất trong nhóm này giảm 33,5%, đạt 109 triệu USD. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu than đá giảm 59,1%, xăng các loại giảm 68,3%.

Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến dù chưa thể trở lại trạng thái trước khi xảy ra dịch Covid-19 nhưng xu hướng phục hồi vẫn tiếp diễn, với mức tăng 2,5% so với tháng 6/2020 và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 19,5 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng trong nhóm công nghiệp chế biến tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2019 như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 18,5%, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 30,3%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 20,7%, sắt thép các loại tăng 18%...

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Mặc dù vậy, nhiều mặt hàng xuất khẩu chính trong nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn đang gặp nhiều khó khăn do các đơn hàng sụt giảm bởi dịch Covid-19 như: Điện thoại các loại giảm 7,1% so với tháng 7/2019; hàng dệt và may mặc giảm 8,9%; giày dép các loại giảm 13,6%; xơ, sợi dệt các loại giảm 22,4%, túi xách, vali, mũ, ô dù giảm 11%...

Tính chung kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 7 tháng đầu năm 2020 ước đạt 145,79 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 7,8%), trong đó khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 50,76 tỷ USD, tăng 13,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 95,03 tỷ USD (chiếm 65,2% tổng kim ngạch xuất khẩu), giảm 5,7%.

Trong 7 tháng có 23 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 87% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 7 tháng, hầu hết xuất khẩu các nhóm hàng đều sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm hàng nông, lâm thủy sản 7 tháng ước đạt 13,7 tỷ USD, giảm 5,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 6,4%). Tính tới thời điểm hết tháng 7/2020, kim ngạch xuất khẩu của đa số các mặt hàng nông sản đều giảm so với cùng kỳ năm trước: thủy sản đạt 4,4 tỷ USD, giảm 6,4%; rau quả đạt 2 tỷ USD, giảm 12,3%; cà phê đạt 1,8 tỷ USD, giảm 0,5% (lượng giảm 0,1%); hạt điều đạt 1,7 tỷ USD, giảm 4% (lượng tăng 10,4%); cao su đạt 855 triệu USD, giảm 20,3% (lượng giảm 15,1%); hạt tiêu đạt 405 triệu USD, giảm 20,6% (lượng giảm 6,5%). Riêng sản phẩm gạo đạt 1,9 tỷ USD, tăng 10,9% (lượng giảm 1,4%); sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 541 triệu USD, tăng 2,9% (lượng tăng 15,2%).

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 122,6 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,8%).

Thông thường quý III là thời điểm xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên với việc chưa có đơn hàng mới tại thời điểm hiện tại, xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghiệp chế biến như dệt may, da giày, túi xách, đồ gỗ… vẫn gặp nhiều khó khăn và sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.

7 tháng năm 2020, đối với dệt may: xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại giảm 20,9%; vải mành, vải kỹ thuật giảm 40%; hàng dệt và may mặc giảm 12,1%. Đối với da giày: xuất khẩu giầy, dép các loại giảm 7,9%; túi xách, vali, mũ ô dù giảm 13,3%. Nguyên phụ liệu, dệt may, da, giày giảm 19,1%. Sắt thép các loại giảm 2,7%; Điện thoại các loại và linh kiện giảm 6,6%; Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 47,7%. Tuy nhiên, một số nhóm hàng vẫn duy trì đà tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019 là gỗ và sản phẩm gỗ tăng 6,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh 24,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 27,1%. Nhờ tốc độ tăng trưởng ấn tượng của hai mặt hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đã phần nào bù lại sự sụt giảm của các mặt hàng chủ lực khác trong nhóm này

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản sụt giảm mạnh nhất, ước đạt 1,7 tỷ USD, giảm 36%. Trong nhóm hàng này, dầu thô là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất với 2,7 triệu tấn, trị giá 915 triệu USD, tăng 18,7% về lượng nhưng giảm 25,2% về trị giá do giá giảm.

Về thị trường xuất khẩu: Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia EU, Hoa Kỳ, Ấn Độ… Một số nước khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, mở cửa biên giới lại phải đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ hai quay trở lại đã ảnh hưởng bất lợi tới các hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại.

Trong 7 tháng năm 2020, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 37,9 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 23,5 tỷ USD, tăng 18,4%. Thị trường EU đạt 19,5 tỷ USD, giảm 5,9%. Thị trường ASEAN đạt 12,8 tỷ USD, giảm 15,2%. Nhật Bản đạt 10,9 tỷ USD, giảm 5%. Hàn Quốc đạt 10,7 tỷ USD, giảm 0,4%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa giảm mạnh

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2020 ước tính đạt 22 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 10,2 tỷ USD, tăng 5,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11,8 tỷ USD, tăng 6,5%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu tháng 7/2020 ước tính giảm 2,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 8,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 10,9%.

Tính chung 7 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 139,33 tỷ USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 61,86 tỷ USD, tăng 1,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 77,47 tỷ USD, giảm 6,2%.

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu: chiếm 88,3% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2020 là nhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước) với kim ngạch đạt 123 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, trong tháng 7/2020, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này có tăng trưởng dương với mức tăng 5,7% so với tháng 6/2020.

Kim ngạch nhập khẩu của nhiều loại nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất trong nước sụt giảm mạnh trong 7 tháng năm 2020 như: Vải các loại giảm 14,9%; thép các loại giảm 14,1%; chất dẻo nguyên liệu giảm 12,4%; kim loại thường giảm 12,8%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày giảm 15,5%; hóa chất giảm 9%; bông giảm 16,8%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 9,5%...

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng giảm 17,9% trong 7 tháng năm 2020, đạt 8,5 tỷ USD, với sự sụt giảm ở các mặt hàng như: Rau quả giảm 37,7%; ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ giảm 48,8%; xe máy và linh kiện phụ tùng giảm 10,3%…

Về thị trường nhập khẩu: Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 41,6 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 24,3 tỷ USD, giảm 9,2%; ASEAN đạt 16,7 tỷ USD, giảm 11,3%; Nhật Bản đạt 11,2 tỷ USD, tăng 5,1%; Hoa Kỳ đạt 8,3 tỷ USD, tăng 2,5%; EU đạt 8,3 tỷ USD, tăng 6%.

Cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu

Tháng 7, Việt Nam ước tính xuất siêu 1 tỷ USD. Tính chung 7 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu 6,5 tỷ USD cao hơn nhiều so với con số xuất siêu 1,98 tỷ USD của 7 tháng năm 2019. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,1 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 17,6 tỷ USD.

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 5 tháng cuối năm được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, với việc Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2020, mở ra cơ hội rất lớn cho hàng hóa và doanh nghiệp của Việt Nam. Nếu dịch bệnh được kiểm soát tại châu Âu, Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn từ việc giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới với dân số hơn 508 triệu người, GDP khoảng 18.000 tỷ USD. Với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế trong EVFTA sau một lộ trình ngắn, cơ hội gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang EU là rất lớn, nhất là đối với những mặt hàng lợi thế như dệt may, da giày, nông, thủy sản, đồ gỗ...

Ngày 28 tháng 7 năm 2020, tại Hà Nội, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá, tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), với hơn 500 doanh nghiệp tham gia. Tại diễn đàn này, Bộ Công Thương đã khai trương nền tảng hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam (ECVN) phiên bản 2020 nhằm hỗ trợ tối đa hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến, kết nối giao thương giữa doanh nghiệp khối EU và Việt Nam. Trong đó, chú trọng quảng bá, nâng cao thương hiệu, phát triển các chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt có kim ngạch xuất khẩu lớn cũng như lợi thế của Việt Nam sang EU, bao gồm: dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, gạo, đường, gỗ và sản phẩm gỗ, các sản phẩm rau quả tươi và chế biến; điện thoại, máy móc, máy vi tính…

Anh Minh

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp
Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp

Ngày 26/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.