Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

13 mặt hàng xuất khẩu nào nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại trong Quý II/2020?

Bộ Công Thương vừa đưa ra cảnh báo 13 mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại trong Quý II/2020.

Gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng (hardwood plywood) xuất khẩu sang Mỹ

Mặt hàng gỗ dán đang bị đang bị thị trường Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm của Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm mạnh từ 1,1 tỷ USD năm 2016 xuống còn 215,6 triệu USD năm 2019.

Trong cùng giai đoạn, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng nhanh từ 33,4 triệu USD năm 2016 lên 322,2 triệu USD năm 2019. Riêng trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 63,7% so với năm 2018.

Tháng 10/2019, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ thông báo chính thức điều tra trốn thuế phòng vệ thương mại đối với một số công ty Mỹ nhập khẩu gỗ dán từ Việt Nam.

Tháng 1/2020, Bộ Thương mại Mỹ đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với toàn bộ sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam.

Tháng 6/2020, Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với toàn bộ sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam.

Đệm mút (mattress) xuất khẩu sang Mỹ

Mặt hàng đệm mút đang bị thị trường Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm của Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm mạnh từ 436 triệu USD năm 2017 xuống 167 triệu USD năm 2019.

Trong cùng giai đoạn, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng từ 64.000 USD năm 2017 lên tới 166 triệu USD năm 2019. Đặc biệt, kim ngạch tăng nhanh kể từ giữa năm 2019. Quý I/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 72,6 triệu USD so với 10 triệu USD cùng kỳ năm 2019.

Tháng 3/2020, một số công ty sản xuất đệm mút của Mỹ đã nộp hồ sơ đề nghị Bộ Thương mại Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm đệm mút nhập khẩu từ 7 nước, trong đó có Việt Nam. Hiện tại, Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định khởi xướng điều tra vụ việc.

Đá nhân tạo (quartz surface products) xuất khẩu sang Mỹ

Mặt hàng này đã bị thị trường Mỹ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm của Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với Trung Quốc, sau khi bị áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp từ tháng 5/2019, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đã giảm mạnh, từ mức trung bình khoảng 58,5 triệu USD/tháng xuống chỉ còn vài trăm ngàn USD mỗi tháng trong quý III và quý IV năm 2019.

Trong năm 2019, nhập khẩu đá nhân tạo của Mỹ từ Việt Nam tăng gấp 2,5 lần so với năm 2018, từ 46,3 triệu USD lên 118,2 triệu USD. Đặc biệt từ thời điểm tháng 6 năm 2019 sau khi biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức được áp dụng với sản phẩm của Trung Quốc, nhập khẩu đá nhân tạo từ Việt Nam đã tăng mạnh.

Quý I/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 75 triệu USD so với 12,7 triệu USD cùng kỳ năm 2019.

Gạch men (ceramic tile) xuất khẩu sang Mỹ

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạch men của Việt Nam sang Mỹ đang có xu hướng tăng nhanh trong cùng giai đoạn, từ 269 nghìn USD năm 2018 lên tới 2,8 triệu USD năm 2019. Quý I/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 2,5 triệu USD so với 46.000 USD cùng kỳ năm 2019.

Dự báo xuất khẩu gạch men của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng nhanh trong giai đoạn tới. Vì vậy, cần tiếp tục theo dõi nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh thuế và các biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng này.

Tủ gỗ (Wooden cabinets and vanities) xuất khẩu sang Mỹ

Mặt hàng tủ gỗ vừa bị thị trường Mỹ áp dụng thuế chống bán phá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm của Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm từ 4 tỷ USD năm 2018 xuống còn 2,5 tỷ USD năm 2019.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh từ 913 triệu USD năm 2018 lên 1,37 tỷ USD năm 2019 (tăng 50%). Xu hướng tăng đặc biệt thấy rõ kể từ tháng 3/2019 khi Mỹ bắt đầu điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm của Trung Quốc.

Khớp nối bằng thép (Forge steel fittings) xuất khẩu sang Mỹ

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không lớn và không có tăng trưởng đột biến, tuy nhiên qua công tác giám sát, cơ quan chức năng xác định sản phẩm này có thể có nguy cơ bị điều tra trốn thuế phòng vệ thương mại.

Khớp nối bằng thép có nguy cơ bị điều tra trốn thuế phòng vệ thương mại tại thị trường MỹKhớp nối bằng thép có nguy cơ bị điều tra trốn thuế phòng vệ thương mại tại thị trường Mỹ

Lốp xe tải và xe khách (Tyres for buses or lorries) xuất khẩu sang Mỹ, EU

Trước năm 2017, kim ngạch xuất khẩu lốp xe khách và xe tải của Việt Nam sang các thị trường này rất nhỏ (khoảng dưới 300.000 USD/năm). Kể từ năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng nhanh. Kim ngạch xuất khẩu lốp xe khách và xe tải sang thị trường Hoa Kỳ năm 2019 đạt 85,9 triệu USD, sang thị trường EU đạt 69 triệu Euro.

Tháng 6/2020, Bộ Thương mại Mỹ đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với lốp xe khách và xe tải hạng nhẹ nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Việt Nam.

Xe đạp điện (Electric bicycles) xuất khẩu sang Mỹ, EU

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng từ 74 triệu Euro năm 2018 lên 87,5 triệu Euro năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng từ 4,5 triệu USD năm 2018 lên 18,6 triệu USD năm 2019.

Ống đồng (Seamless refined copper pipe and tube) xuất khẩu sang Mỹ

Từ năm 2015 trở đi, kim ngạch nhập khẩu mỗi năm chỉ còn từ 2 đến 5 triệu USD so với kim ngạch trên 150 triệu USD trước khi biện pháp chống bán phá giá được áp dụng. Cùng với thời điểm kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc giảm mạnh, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam tăng nhanh.

Kim ngạch nhập khẩu ống đồng của Mỹ từ Việt Nam đã tăng từ 38 triệu USD năm 2015 lên 146 triệu USD năm 2019. Quý I/2020, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 43,3 triệu USD so với 27,5 triệu USD cùng kỳ năm 2019.

Ngày 30/6/2020, Bộ Công Thương nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Mỹ thông báo nhận đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với ống đồng từ Việt Nam. Hiện nay, Mỹ vẫn đang xem xét đơn kiện để quyết định có khởi xướng điều tra vụ việc hay không.

Bánh xe thép (Steel wheels) xuất khẩu sang Mỹ

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 7,1 triệu USD năm 2018 lên 35,1 triệu USD năm 2019 (tăng gần gấp 4 lần). Kim ngạch bắt đầu tăng nhanh từ tháng 9/2018 sau khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Quý I/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 6,3 triệu USD, giảm nhẹ so với mức 6,6 triệu USD cùng kỳ năm 2019.

Thép tiền chế (Fabricated structural steel) xuất khẩu sang Mỹ

Mỹ đã áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm tương tự nhập khẩu từ Trung Quốc kể từ tháng 9/2019. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm từ 1,2 tỷ USD năm 2018 xuống còn 711 triệu USD năm 2019.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 29 triệu USD năm 2018 lên 52,4 triệu USD năm 2019 (tăng 80%). Quý I/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 13,6 triệu USD so với 8,5 triệu USD cùng kỳ năm 2019.

Vỏ bình ga (Steel propane cylinders) xuất khẩu sang Mỹ

Mỹ đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tương tự nhập khẩu từ Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm từ 96 triệu USD năm 2018 xuống còn 71,7 triệu USD năm 2019.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 30.000 USD năm 2018 lên 3 triệu USD năm 2019. Quý I/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục gia tăng lên 1,7 triệu USD so với 4.200 USD cùng kỳ năm 2019.

Ghim đóng thùng (Carton-closing staples) xuất khẩu sang Mỹ

Hoa Kỳ đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tương tự nhập khẩu từ Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm từ 95 triệu USD năm 2018 xuống còn 79 triệu USD năm 2019.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 98.000 USD năm 2018 lên 1,9 triệu USD năm 2019. Quý I/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 2 triệu USD, vượt kim ngạch của cả năm 2019.

Huy Trung

Bài liên quan

Tin mới

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.