Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cà Mau: Cần làm rõ vụ việc "vừa mất đất, lại bị án tù vì chống người thi hành công vụ"

Một bản án mang nhiều “nỗi niềm” đối với dư luận, khi mà chỉ vì quyền lợi của gia đình, bà Phạm Thị Đẹp (TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau) cùng với con và cháu trai đã phản ứng lại chi cục thi hành án, để rồi vướng vào vòng lao lý khi chưa có bản án cuối cùng từ TAND Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh.

 

“Bỗng nhiên” bị mất đất

Tòa soạn nhận được đơn thư kêu cứu của bà Phạm Thị Đẹp (SN 1960, ngụ ấp Hòa Đông, xã Hòa Tân, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau) về việc bị TAND TP. Cà Mau “xử ép” gia đình, cũng như tuyên bản án gây nhiều “nỗi niềm” khiến gia đình bà bỗng nhiên bị mất một phần đất do cha ông để lại.

Tiếc của, tiếc công…, trong quá trình thi hành cưỡng chế, bà cùng với con và cháu trai đã có những phản ứng để đòi lại công bằng. Tuy nhiên, một lần nữa, gia đình lại phải đứng trước vành móng ngựa khi bị xử về tội danh "chống người thi hành công vụ", gây bức xúc trong dư luận tại địa phương trong thời gian dài.

 Cà Mau: Cần làm rõ vụ việc

Đơn thư kêu cứu của bà Phạm Thị Đẹp gửi cơ quan báo chí

Cụ thể, theo như đơn thư gửi Thương hiệu & Công luận, bà Đẹp cho biết: Bà lập gia đình với ông Trần Văn Hoàng, được bố mẹ để lại cho 2 thửa đất số 318 và 320, Tờ bản đồ số 02, theo Quyết định cấp đất QSDĐ số 312341 ngày 5/9/1990, do UBND TX. Cà Mau cấp, có tổng diện tích đất là 15.660 mét vuông. Thời điểm đó, gia đình bà về sinh sống, có con kênh là đường kéo lúa nhỏ cạn dùng cho các hộ dân phía trong kéo lúa ra ngoài kênh lớn. Sau đó, gia đình bà đã mở rộng đường kéo lúa nhỏ đó thành con kênh chiều ngang 1 m, chiều dài 99,10 m, cũng để kéo lúa và cho các hộ dân phía trong sử dụng chung.

Sau năm 1982, những hộ dân phía trong đã tự động đào đất, nối vào đường nước do gia đình bà Đẹp đào để lấy nước làm lúa. Năm 2001, gia đình bà chuyển đổi trồng lúa sang làm vuông (nuôi thủy hải sản – PV) phía đầu kênh Giòng Nổi nên đắp con kênh lại về phía đất của gia đình bà, nhưng bị 11 nhà phản ứng - yêu cầu khui lại con kênh.

Tại thời điểm đó, GCNQSDĐ của gia đình bà Đẹp đang thế chấp trong ngân hàng nên không rõ sơ đồ của thửa đất, vì vậy gia đình bà Đẹp đã khui ra (mương) để các hộ dân cùng sử dụng chung. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, các hộ dân bên trong chạy xuồng máy làm sạt lở đất, khiến cho khu vực giáp kênh Tư Ngọc bị lấn vào 5,2 m, phía trong gần 3 m. Chính vì thế, gia đình bà Đẹp đã chủ động lấp 2 đầu kênh lại, không cho các hộ dân sử dụng để tránh đất đai bị sạt lở, ảnh hưởng đến việc làm vuông của gia đình.

Sau khi trả hết các khoản nợ trong ngân hàng, hiện bà Đẹp đã lấy lại được GCNQSDĐ và nắm bắt được rõ sơ đồ của thửa đất, biết chính xác con kênh đó nằm trong phần đất mà Nhà nước đã cấp cho gia đình bà. Vì thế, bà yêu cầu 11 hộ dân, nếu muốn sử dụng đường kênh phải thuê đất của gia đình bà với giá 15 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, do chưa tìm được “tiếng nói chung” giữa gia đình bà Đẹp và 11 hộ dân dẫn tới có khiếu kiện lên TAND TP. Cà Mau.

Cà Mau: Cần làm rõ vụ việc

Bà Đẹp bên cạnh dòng kênh hiện có tranh chấp với 11 hộ dân sống gần khu vực

Sự việc tưởng chừng “rõ như ban ngày”. Nhưng tại Bản án số 86/2015/DS-ST ngày 16/7/2015 của TAND TP. Cà Mau, cũng như HĐXX phiên tòa phúc thẩm của TAND tỉnh Cà Mau tuyên Bản án số 84/2016/DSPT ngày 26/4/2016, buộc gia đình bà phải trao trả lại con kênh cho 11 hộ dân, mà không hề căn cứ vào các chứng cứ pháp lý gia đình bà cung cấp tại phiên tòa.

Ngay sao đó, ngày 23/12/2016, bà Đẹp đã có đơn thư gửi TAND Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh về bản án của TAND TP. Cà Mau, đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm và được bà Trần Thị Minh thụ lý, cũng như có giấy xác nhận đơn. Tuy nhiên, vụ việc chưa được “ngã ngũ” thì gia đình bà tiếp tục rơi vào “vực thẳm” khi bà cùng với con và cháu trai rơi vào vòng lao lý vì bảo vệ quyền lợi chính đáng của gia đình.

Lao lý “bủa vây”

Ngày 4/1/2017, Chi cục Thi hành án dân sự TP. Cà Mau và các cơ quan chức năng đã tổ chức cưỡng chế theo Quyết định cưỡng chế số 2079/QĐ-CCTHADS ngày 20/5/2016 của Chi cục Thi hành án dân sự TP. Cà Mau về việc thi hành cưỡng chế giao đường nước và tháo dỡ 2 con đập.

Trước những bất bình trên, gia đình bà Đẹp cùng với con trai là là Trần Văn Vĩnh (SN 1988) và cháu ruột là Trần Văn Chơn (SN 1990) đã có những phản ứng để bảo vệ tài sản hợp pháp của mình. Cũng vì lý do đó, bà Đẹp cùng với con, cháu trai đã bị buộc tội "chống người thi hành công vụ" và "cố ý gây thương tích" với lực lượng cưỡng chế.

Tiếp đó, ngày 28/12/2017 và ngày 2/1/2018, TAND TP. Cà Mau mở phiên tòa xét xử bà Đẹp cùng với Trần Văn Chơn và Trần Văn Vĩnh. Tại phiên tòa, HĐXX nhận định: “Các bị cáo thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ hoàn toàn không có sự câu kết chặt chẽ với nhau, không có sự phân công sắp xếp nhiệm vụ từng bị cáo phải làm gì cụ thể đối phó với người thi hành công vụ; không có bị cáo nào chủ mưu cầm đầu vạch kế hoạch chống đối.

Ở đây, các bị cáo được thông báo cưỡng chế ngay từ đầu đã không đồng ý thi hành bản án có hiệu lực của Tòa án. Điều đáng nói là các bị cáo không phải là một băng nhóm tội phạm tổ chức chống lại lực lượng thi hành công vụ nên hành vi của các bị cáo chưa đủ cơ sở xem xét là có tổ chức, mặc dù hành vi của các bị cáo là đồng phạm”.

Tuy nhiên, bà Đẹp và Trần Văn Chơn vẫn bị tuyên 6 tháng tù giam về tội chống người thi hành công vụ, con trai bà là Trần Văn Vĩnh phạm 12 tháng tù giam về tội chống người thi hành công vụ và cố ý gây thương tích.

Là vợ của một gia đình có truyền thống cách mạng (bà nội chồng là Mẹ Việt Nam Anh hùng và bố chồng là liệt sỹ, đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ), lại không biết chữ, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, bên cạnh đó là việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của gia đình, bà Đẹp cho rằng bản án tuyên quá nặng đối với bà cùng với con và cháu trai.

Cà Mau: Cần làm rõ vụ việc

Giấy chứng nhận Bà mẹ Việt Nam Anh hùng của mẹ chồng bà Đẹp

Cà Mau: Cần làm rõ vụ việc

 Giấy chứng nhận liệt sỹ của bố chồng bà Đẹp

Với việc phạm tội lần đầu, cũng như vì mục đích bảo vệ quyền lợi chính đáng của gia đình trong khi chờ đợi phiên tòa giám đốc thẩm của TAND Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, bà Đẹp mong muốn các cơ quan chức năng giảm nhẹ tội để bà cùng với con và cháu trai có thể chuyển sang án treo hoặc cải tạo tại chỗ theo quy định của pháp luật.

Luật sư nhìn nhận vụ án ra sao?

Trao đổi với PV, luật sư Lại Huy Phát - Đoàn Luật sư Hà Nội nhận định: “Bản án số 01/2018 /HSST ngày 2/1/2018 của TAND TP. Cà Mau đã tuyên mức án quá nặng với 3 bị cáo, bởi  hoàn cảnh và điều kiện phạm tội của 3 bị cáo do bộc phát nhất thời bảo vệ tài sản của gia đình - đó là Nhà nước công nhận Quyết định cấp đất QSDĐ số 1208/QĐUB - do UBND TX. Cà Mau cấp ngày 5/9/1990”.

Luật sư Phát nêu: “Nguyên nhân phạm tội của các bị cáo còn do lạc hậu, không biết chữ và tiếc công sức, tiền bạc hợp pháp đã bị các cơ quan pháp luật tước bỏ quyền tài sản được quy định tại Điều 32 - Hiến pháp năm 2013. Hoàn cảnh gia đình 3 bị cáo rất khó khăn, Vĩnh là lao động chính của gia đình, trong khi vợ yếu, con nhỏ, mẹ của Vĩnh là bà Đẹp bị bệnh nặng và đã hết tuổi lao động”.

Bên cạnh đó, luật sư Phát cho rằng: “Theo lời khai của bị cáo Trần Văn Vĩnh trong thời gian nằm tại bệnh viện để điều trị vết  thương, cán bộ Cảnh sát Điều tra TP. Cà Mau đến lấy lời khai đã bảo bị cáo và bảo cứ ký vào biên bản ghi lời khai không sao đâu, khỏi bệnh sẽ được về.

Do không biết chữ, không biết đọc, bị cáo Vĩnh đã ký vào biên bản, nhưng nội dung không đúng với sự thật  đã diễn ra trong buổi cưỡng chế. Trong biên bản khám nghiệm hiện trường, bị cáo không có mặt tại thời điểm đó, nhưng vẫn ghi bị cáo có tên trong thành phần lúc lập biên bản.

Theo  quy định của Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc có lợi cho bị cáo thì, Bản án số 01/2018 /HSST ngày 2/1/2018 của HĐXX TAND TP. Cà Mau đã tuyên với các bị cáo là quá nặng. Bởi các bị cáo đã bị oan vì bảo vệ tài sản hợp pháp của mình nên nhất thời phạm tội và các bị cáo phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do Bản án số 84 của HĐXX tỉnh Cà Mau tuyên gây tranh cãi khiến các bị cáo không chấp nhận dẫn đến các bị cáo phạm tội.

Các bị cáo Đẹp, Vĩnh mới học lớp 1 nên nhận thức pháp luật hạn chế, lạc hậu.

HĐXX đã áp dụng với 3 bị cáo các tình tiết giảm nhẹ: Điểm h, p khoản 1 Điều 46 và khoản 2 Điều 46, nhưng HĐXX chưa áp dụng hết các tình tiết giảm nhẹ khác cho các bị cáo như điểm đ (phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của bị người hại hoặc do người khác); điểm g (phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn); điểm k (phạm tội do lạc hậu) khoản 1 Điều 46 BLHS 1999, các bị cáo là con cháu liệt sỹ và mẹ Việt Nam Anh hùng), do đó các bị cáo chỉ bị hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc án treo là thỏa đáng.

Hành vi của bị cáo Trần văn Vĩnh có dấu hiệu  phạm tội: “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” - được quy định tại Điều 105 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 (nay là Điều 135 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).

Lẽ ra, với các hành vi phạm tội nói trên của các bị cáo, Bản án số 01/2018 /HSST ngày 2/1/2018 mà HĐXX TAND TP. Cà Mau nên cho các bị cáo hưởng cải taọ không giam giữ, để các bị cáo có điều kiện lao động nuôi bản thân và giúp đỡ gia đình”...

Cao Huyền – Quang Nam

         

Tin mới

Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia
Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia

Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) thông tin, hôm 26/4, họ đã tịch thu ngân hàng Republic Bank có trụ sở tại Philadelphia, Mỹ với tài sản trị giá khoảng 6 tỷ USD và tiền gửi trị giá 4 tỷ USD tính đến ngày 31/1.

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2024, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.654 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận ngân hàng đưa ra cho năm 2024 ở mức 10.600 tỷ đồng, tăng 10% so với mức thực hiện của 2023.

Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024
Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024

Sáng 27/4, Sở VH,TT&DL Thanh Hóa phối hợp với UBND TP. Sầm Sơn tổ chức lễ khai mạc Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn - Cúp Thabrew Silver Beer năm 2024.

Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao
Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao.

Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan
Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan

Đoàn công tác tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch Nha Trang - Khánh Hòa vào chiều 26/4 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Dự hội nghị có ông Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa; ông Phạm Việt Hùng, Tân Đại sứ Vệt Nam tại Thái Lan.