Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hàng nhái, hàng giả trên Internet: Bài toán khó giải

Mạng xã hội đang là kênh được nhiều DN áp dụng TMĐT thông qua các website để khuyến mại, quảng cáo, bán hàng. Tuy nhiên, đây cũng là kênh bị nhiều đối tượng lợi dụng để rao bán, quảng cáo, khuyến mại hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...

Hàng nhái, hàng giả trên Internet: Bài toán khó giải - Hình 1

Tràn lan các fanpage bán hàng nhái, hàng giả trên mạng xã hội facebook

“Thiên đường” rao bán hàng giả

Theo Văn phòng thường trực BCĐ 389/QG, những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của CNTT, thương mại điện tử ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể, các hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến - đã và đang đem lại những giá trị, lợi ích không nhỏ cho DN, người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động này đang phát sinh nhiều rủi ro, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đời sống cộng đồng. Nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng phương thức thương mại điện tử để thực hiện các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, cung cấp thông tin sai lệch để lừa dối NTD, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các tổ chức, cá nhân.

Facebook được coi là “thiên đường” của giới buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng lậu thậm chí bị cấm. Không khó để có thể tìm kiếm trên Facebook một trang bán hàng online nhái hàng hóa của các nhãn hiệu lớn của thế giới như Gucci, Louis Vuitton, Calvin Kein, HM, Vertu…; từ đồng hồ, túi xách, giầy dép đến quần áo nhái của các hãng thời trang đắt đỏ được bán trên Facebook với giá chỉ vài triệu đồng (trong khi hàng chính hãng từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng).

Facebook còn là nơi giao dịch của nhiều người buôn bán động vật hoang dã như ngà voi, móng hổ, móng gấu, vẩy tê tê, da hổ, da báo...

Tại Hội nghị "Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam - nguy cơ, thách thức và giải pháp" diễn ra tại TP. HCM mới đây, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết, tình trạng hàng giả, hàng nhái đang ở mức báo động. Đặc biệt, tình trạng bán hàng giả trên internet bùng nổ và khó quản lý.

“Một chiếc đồng hồ rolex thật có giá bán 200 triệu đồng, nhưng với hàng nhái bán trên mạng xã hội chỉ… 200.000 đồng. Những chiếc túi hàng hiệu giá bán vài triệu đồng, hàng nhái chỉ hơn 100.000 đồng, nhưng khó kiểm soát là bởi các cơ sở kinh doanh không công khai kho chứa hàng, hàng hóa thì phân tán nên khó bắt”, bà Huyền thông tin.

Chế tài xử phạt quá nhẹ

Mặc dù, hiện nay, có các chế tài xử lý như Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009; Luật SHTT 2005 (điều 129 Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý), NĐ 92/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, NĐ 124/2014/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ NTD...

Nhưng tình trạng vi phạm vẫn gia tăng, do nhận thức của không ít người dân còn hạn chế, tâm lý thích dùng hàng nhái thương hiệu nổi tiếng; công tác phối hợp giữa các đơn vị liên quan chưa đồng bộ; trang thiết bị chưa đáp ứng công tác thực thi công vụ...

Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng, ngoài việc làm giả các mặt hàng những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, các đối tượng còn làm giả cả hàng được tiêu thụ tốt do trong nước sản xuất, giả xuất xứ hàng hóa Việt Nam để đưa hàng giả từ nước ngoài vào trong nước tiêu thụ. Các vụ việc, phần lớn vẫn chỉ được xử lý hành chính, xử lý hình sự ở mức độ hạn chế.

Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho rằng, Nhà nước cần có chế tài xử phạt mạnh hơn với những đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái. Hiện các chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, chủ yếu vẫn chỉ xử phạt vi phạm hàng chính, quá ít vụ việc xử lý hình sự. Do đó, cần xây dựng lại văn bản luật và chính sách để người bị xử phạt không tái phạm.

"Có những DN, đơn vị, biết nơi làm hàng giả nhưng không dám làm to chuyện vì sợ thương hiệu bị ảnh hưởng khiến các nơi làm hàng giả càng lộng hành", ông Linh nói.

Để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái ngày càng tràn lan, theo các DN, ngoài việc phối hợp với cơ quan chức năng, nhiều DN chọn cách dùng tem truy suất nguồn gốc cho các sản phẩm. Đồng thời, quảng bá và hướng dẫn NTD chọn mua sản phẩm thật tại những địa điểm uy tín của công ty.

Phan Chinh

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp
Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp

Ngày 26/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.