Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hoá giải mặt trái của thứ giáo dục “cá ăn kiến, kiến ăn cá”

Để không còn những biểu hiện của thứ giáo dục quỳ gối, giáo dục bạo hành, ăn miếng trả miếng, cá ăn kiến, kiến ăn cá, thì chỉ với người thầy thôi, là chưa đủ và không công bằng.

Những sự cố giáo dục lặp lại

Trong vài tháng lại đây, liên tiếp những sự cố giáo dục, khiến xã hội giật mình, bất an. Chưa hết dư âm vụ cô giáo ở Long An bị phụ huynh bắt quỳ gối, lại vụ phụ huynh ở Nghệ An tấn công cô giáo đang mang thai, khiến cô phải quỳ xuống xin tha để bảo vệ bào thai. Cũng ở Nghệ An, một phụ huynh đã tấn công một giáo viên dạy thể dục đến mức phải nhập viện chỉ vì trước đó, người thầy đã tát học trò vì đốt giấy trong trường học. 

Hoá giải mặt trái của thứ giáo dục “cá ăn kiến, kiến ăn cá” - Hình 1

Thầy cô có thể la mắng, trách phạt học sinh, nhưng đằng sau đó phải cho các em thấy được tình yêu thương vô bờ bến của mình! Ảnh minh hoạ: Tuổi trẻ.

Chuyện cô giáo ở Hải Phòng phạt trò nói chuyện riêng trong lớp bằng hình thức bắt uống nước giặt giẻ lau bảng, còn đang nóng, thì lại xảy ra vụ bảo mẫu nhà trẻ ở Quảng Bình bạo hành, trói chân, nhét dẻ vào miệng trẻ. Xã hội đang ồn ào vụ cô giáo ở một trường PTTH huyện Nhà Bè, tp HCM suốt 4 tháng liền lên lớp chỉ ghi bảng mà không “mở miệng” vì sợ trò ghi âm phát tán trên mạng, thì lại rùng mình vì vụ học trò lớp 12 ở Quảng Bình cầm dao phục trước cổng trường đâm thầy trọng thương, chỉ vì thầy nhắc xoá hình xăm trên cổ...

Trong khi đó, ở huyện Krông Pách, tỉnh Đắc Lắc, hơn 500 giáo viên được mấy đời chủ tịch huyện này ký hợp đồng, phút chốc mất việc, với bao nghi vấn về nạn chạy hợp đồng, chạy việc, tham nhũng...Mà hiện tượng này, mấy năm lại đây, không còn là cá biệt, khi nó xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành, khiến người ta xót xa với hình ảnh người thầy trong mặt trái của cơ chế thị trường...

Không hề thái quá khi có nhận xét rằng, sự cố giáo dục đang xảy ra theo hướng lặp lại, ngày một dày đặc hơn và mức độ ngày một nghiêm trọng hơn. Phải chăng đấy là biểu hiện tâm lý xã hội thường trực trạng thái nóng nảy, bức xúc, thiếu kiềm chế, cả giận mất khôn. Đó là hệ quả tất yếu từ những sức ép môi trường xã hội khi mà những thang bậc giá trị đang bị đảo lộn, đạo đức xã hội xuống cấp, những chuẩn mực đạo đức vốn hình thành lâu đời và từng chứng tỏ sự bền vững trong đời sống xã hội và nơi nhà trường, thì nay bị xô lệch, gãy vụn, méo mó.

“Cá ăn kiến, kiến ăn cá”: Biểu hiện mặt trái của nền giáo dục

Những ai quan tâm đến hoạt động giáo dục, nhìn vào những sự cố xảy ra liên tục này, không thể không nhận ra bức tranh giáo dục nước nhà đang rất có vấn đề. Thầy đang không ra thầy, trò càng không ra trò.

Vai trò nhà trường, gia đình và xã hội đối với giáo dục đang thiếu đi tính tích cực và luôn ở thế bị động, chỉ mới chú trọng can dự giải quyết hậu quả, xử lý phần ngọn. Vụ việc này xử lý chưa xong, lại bùng phát vụ việc khác. Vụ việc sau dẫm đúng vết trượt vụ việc trước.

Sau mỗi sự cố, nhìn lại, vẫn mồn một mối xung đột giữa thầy với trò, giữa người thầy với bậc làm cha làm mẹ. Chưa bao giờ tình trạng thầy cô mang tâm lý sợ hãi, sợ trò và cha mẹ trò, lại nặng nề đến vậy! Và cũng chưa bao giờ phương pháp xử lý tình huống và lối ứng xử của thầy cô giáo lại thiếu chuyên nghiệp, gây nhiều sự cố đến vậy!

Các sự cố giáo dục xảy ra gần đây, tuy không gian có khác, thời gian có khác, nhưng hình thức, nội dung cho tới bản chất vụ việc không mấy khác.

Vẫn là bảo mẫu bạo hành khiến con trẻ tổn thương thể chất lẫn tinh thần. Vẫn là thầy cô mắc lỗi khi xử lý tình huống sư phạm khiến học trò cảm thấy bị xúc phạm, làm nhục, và trò, và cả phụ huynh, tìm cách trả thù thầy cô, như cái cách mà giới xã hội đen vẫn thường làm ngoài xã hội. Đây lại thêm một biểu hiện tiêu cực của giáo dục nước nhà, với những biểu hiện bạo hành, thua đủ, ăn miếng trả miếng, cá ăn kiến, kiến ăn cá.

Một nhà giáo có gần 40 năm trong nghề, chuyên gia trong ngành giáo dục, đã có nhận xét: “Cô bắt trò uống nước giẻ lau bảng. Thầy bị học sinh đâm dao. Hai việc khác nhau, nhưng hình như có mối quan hệ nhân quả”. 

Không phải là hình như, mà là đúng thế.

Xử lý trong hệ thống

Có chuyên gia giáo dục đã lên tiếng: Nhà trường sư phạm nơi đào tạo đội ngũ thầy cô giáo phải chịu trách nhiệm về những sản phẩm lỗi của mình. Điều này không sai. Đổi mới, cải cách giáo dục, phải bắt đầu bằng đổi mới tuyển chọn, đào tạo và sử dụng, đãi ngộ người thầy. Người thầy chưa ra thầy, gồm cả nhân cách và trí tuệ, thì không thể có sức cảm hoá và hoá giải mọi sự cố, xung đột.

Một khi người thầy còn phải chạy chọt, đút lót để có một chỗ dạy; một khi đồng lương chưa đủ trang trải cuộc sống; một khi môi trường giáo dục nơi nhà trường sư phạm còn chưa hết bộn bề nhếch nhác, thì còn lâu mới có người thầy cho ra thầy, người thầy có tâm thế, quyền uy với học trò, cha mẹ học trò và xã hội.

Nhưng, để không còn những biểu hiện của thứ giáo dục quỳ gối, giáo dục bạo hành, ăn miếng trả miếng, cá ăn kiến, kiến ăn cá, thì chỉ với người thầy thôi, là chưa đủ và không công bằng. Nhà trường, không thể khác, là một phần của đời sống xã hội, là sản phẩm của xã hội. Xã hội thế nào thì nhà trường thế ấy. Những tác động tiêu cực từ bên ngoài xã hội vào nhà trường, dù thường chậm, nhưng khi nó hiện hữu, thì sự lan truyền và sức công phá của nó không thể lường hết.

Vậy thì sau mỗi sự cố giáo dục, những công văn, chỉ thị từ chính quyền hay ngành giáo dục, xem ra cũng cần, nhắm xử lý tình huống, trấn an dư luận. Nhưng như thế chưa đủ. Kể cả những quyết định kỷ luật nghiêm khắc nhất hay biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự, thì cũng không thể giải quyết tận gốc vấn đề. Bằng chứng là đã có những bảo mẫu bạo hành con trẻ bị truy tố, kết án tù, nhưng nạn bạo hành nơi nhà trẻ, lớp mẫu giáo vẫn xảy ra.

Với giáo dục, quốc sách hàng đầu, nơi mang thiên chức tối hệ trọng là đào tạo nguồn lực con người cho đất nước, cần đặt trong mối quan hệ nhân quả, giữa xã hội- đất nước với giáo dục và tiến hành một cuộc mổ xẻ nghiêm túc để nhận rõ thực trạng, căn nguyên. Vị thế của giáo dục, thực trạng quá nóng bỏng hiện nay rất đáng để tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, tiếp nhận trí tuệ và ý chí toàn dân nhằm hoá giải thứ giáo dục quỳ gối, giáo dục bạo hành, cá ăn kiến, kiến ăn cá...

Nhân những sự cố giáo dục tai tiếng xảy ra liên tiếp gần đây, Quốc hội cần có phiên chất vấn, giải trình, làm rõ trách nhiệm của xã hội và cá nhân, từ đó có những quyết sách phù hợp hoá giải mặt trái của nền giáo dục nước nhà.

Theo Vietnamnet

Bài liên quan

Tin mới

“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động
“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động

Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh có tổng mức đầu tư gần 3.900 tỷ đồng, công suất thiết kế hàng hóa thông quan khoảng 530.000 TEU/năm. Hiện dự án đã đi vào hoạt động giai đoạn 1.

Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách
Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách

Tháng 4/2024 là tháng khởi động mùa du lịch biển, đồng thời trong tháng có nhiều dịp nghỉ lễ nên lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh. Dự ước trong tháng 4/2024, lượng khách du lịch đạt 1,05 triệu lượt, tăng 16,6%.

VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ
Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an vừa có Thư khen, biểu dương thành tích xuất sắc của các đơn vị, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, làm giả thực phẩm chức năng chống đột quỵ quy mô lớn.

Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023
Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023

Số liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Mỹ (NCHS) thể hiện, số ca sinh tại nước này đã giảm từ 3.667.758 ca vào năm 2022 xuống còn 3.591.328 vào năm 2023.

Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024
Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024

Sáng ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024 của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (mã PET) đã không đủ điều kiện tổ chức. Theo quy định, PET sẽ tổ chức đại hội lần 2 sau 30 ngày kể từ ngày hôm nay.