Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khóa Việt Tiệp: Chủ động bảo vệ thương hiệu

Cứ sản phẩm nào được người tiêu dùng ưu chuộng, tiêu thụ mạnh thì ngay lập tức xuất hiện tình trạng làm giả, làm nhái để trục lợi. Lên tiếng bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ nền sản xuất chân chính, bảo vệ thương hiệu Việt, rất cần có sự chủ động, vào cuộc quyết liệt của doanh nghiệp.

THCLCứ sản phẩm nào được người tiêu dùng ưu chuộng, tiêu thụ mạnh thì ngay lập tức xuất hiện tình trạng làm giả, làm nhái để trục lợi. Lên tiếng bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ nền sản xuất chân chính, bảo vệ thương hiệu Việt, rất cần có sự chủ động, vào cuộc quyết liệt của doanh nghiệp.

Khóa Việt Tiệp: Chủ động bảo vệ thương hiệu - Hình 1

Doanh nghiệp khốn khổ

Nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước đang phải đối phó với nạn hàng giả, hàng nhái. Thủ đoạn và cách thức của các đối tượng ngày càng tinh vi, phức tạp. Cho dù có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng nhưng với nhiều doanh nghiệp Việt, cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái vẫn lắm cam go.

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan chưa lúc nào hết thời sự. Vấn nạn đó không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn là sự bất công với doanh nghiệp đã có thương hiệu đứng vững trên thị trường suốt thời gian dài; không chỉ làm giảm uy tín các thương hiệu chính phẩm, làm giảm sút lợi nhuận của nhà sản xuất chân chính, mà còn triệt tiêu động lực sáng tạo của doanh nghiệp và xã hội. 

Hệ thống pháp luật liên quan phát sinh không ít bất cập, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe; các lực lượng chưa kết hợp được với nhau, hoặc kết hợp không chặt chẽ; việc xử lý chống hàng giả của một số cơ quan chức năng còn thiếu quyết liệt...là một số nguyên nhân khiến cho công tác chống hàng giả vẫn chưa thực sự hiệu quả do còn gặp phải không ít khó khăn.

Qua hơn 40 năm phát triển, sản phẩm Khóa Việt Tiệp đã xây dựng được thương hiệu và niềm tin trong lòng người tiêu dùng cả nước. Tuy nhiên, khóa Việt Tiệp cũng trở thành mục tiêu mà những đối tượng làm hàng giả nhắm tới.

Ông Lương Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty chia sẻ: “Hàng giả bắt chước kiểu dáng, mẫu mã rất nhanh với thủ đoạn tinh vi và rất khó phân biệt với hàng thật. Với giá bán rẻ hơn, họ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Thời gian qua, Khóa Việt Tiệp đã phối hợp với các cơ quan chức năng triệu phá nhiều đường dây làm giả, thu hồi tang vật.

Cũng giống như nhiều DN Việt, để tuyên chiến với hàng giả, mỗi năm ngoài các khoản chi thường xuyên để đổi mới dấu hiệu nhận biết thì doanh nghiệp còn phải bỏ tiền để tiến hành các đợt tự điều tra, phát hiện hàng giả, làm hồ sơ thủ tục và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc. Ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh là một lẽ nhưng doanh nghiệp cũng vô cùng mệt mỏi vì phải tìm cách cứu thương hiệu của mình thoát khỏi ma trận của hàng giả, hàng nhái.

Chủ động tìm biện pháp

Cuối năm 2015, công ty đã phối hợp cùng Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển (IDE), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nghiên cứu và thử nghiệm Quy trình xác thực chống hàng giả.

Khóa Việt Tiệp: Chủ động bảo vệ thương hiệu - Hình 2

Về bản chất, sáng chế bao gồm phần mềm (application) kiểm tra (check) trên điện thoại thông minh và cổng thông tin xác thực hàng hóa. Theo đó, phần mềm và cổng thông tin sẽ kết nối với một con tem xác thực hai lớp. Lớp thứ nhất được tạo ra bởi chuỗi số ngẫu nhiên giúp hiển thị thông tin hàng hóa, lớp thứ hai cũng được tạo bởi chuỗi số ngẫn nhiên không thể làm giả và lớp này giúp xác định thông tin hàng hóa có chính hãng hay không. Hiện, sáng chế quy trình này đã được bảo hộ quốc tế về sở hữu trí tuệ.

Quy trình xác thực chống hàng giả giúp hỗ trợ người tiêu dùng tự truy xuất nguồn gốc hàng hóa để trả lời cho nghi vấn-sản phẩm muốn mua có chính hãng hay không. Với tính bảo mật cao cùng một quy trình chặt chẽ, an toàn được bảo hộ quốc tế, đưa đến người tiêu dùng những sản phẩm đảm chất lượng, đúng nguồn gốc xuất xứ của Khóa Việt Tiệp.

Chính sự chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của Công ty, hỗ trợ thông tin nhận biết, phân biệt hàng giả, hàng nhái… đã góp phần tạo nên làn sóng chống hàng giả cho người tiêu dùng.

Sẵn sàng hội nhập

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế quốc tế, DN VN phải đối mặt với rất nhiều thách thức từ vốn, công nghệ, quản trị doanh nghiệp, nguồn nhân lực… để cạnh tranh sản xuất sản phẩm cùng loại có chất lượng tương đồng. 

Khóa Việt Tiệp: Chủ động bảo vệ thương hiệu - Hình 3

Theo ông Lương Văn Thắng Để chuẩn bị hội nhập, Công ty Khóa Việt Tiệp đã có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng, trong đó tập trung đầu tư khoa học công nghệ để thay đổi mẫu mã sản phẩm, không chỉ tốt, bền mà còn phải đẹp. Ngoài các yếu tố như vốn, tài chính, khoa học công nghệ, mỗi năm Công ty đầu tư từ 35-40 tỷ đồng để giảm tiêu hao năng lượng, ổn định năng suất, đảm bảo dung sai trong sản xuất là rất tốt. 

“Thị trường chúng tôi cũng đang dần dần phát triển. Chúng tôi tự tin so với những doanh nghiệp khác, trong vòng 5 năm gần đây, các sản phẩm của Việt Tiệp không hề tăng giá, trong khi chi phí khác tăng lên rất nhiều. Công ty khoá Việt Tiệp quyết tâm, quyết liệt để làm mới mình để giữ vững vị trí của mình trong lòng người tiêu dùng Việt Nam”, ông Thắng nhấn mạnh.

Trong bối cảnh hội nhập với không ít thách thức, khó khăn, việc doanh nghiệp đảm bảo tốt mọi chế độ, chính sách cho người lao động, vì người lao động là việc không hề đơn giản. Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cũng nỗ lực không ngừng cải thiện môi trường làm việc, quan tâm tới đời sống người lao động, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp, quyền lợi của người lao động.

Tháng 10 vừa qua, Công ty đã được trao giải thưởng “Doanh nghiệp vì người lao động”. Lãnh đạo Công ty luôn thấu hiểu: Thành công của doanh nghiệp chính là thành công của người lao động và ngược lại cuộc sống đủ đầy về vật chất lẫn tinh thần của người lao động sẽ là động lực giúp doanh nghiệp trường tồn và phát triển.

Thảo Nguyên

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp
Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp

Ngày 26/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.