Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kiểm toán BOT: Nhiều sai phạm trong hợp tác công - tư

Việc kêu gọi vốn tư nhân để đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng là hướng đi đúng. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực tế lại có nhiều sai phạm nghiêm trọng khiến chủ trương này chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Kiểm toán BOT: Nhiều sai phạm trong hợp tác công - tư - Hình 1

Ảnh minh hoạ

Bộc lộ nhiều nhược điểm

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đánh giá: Ngoài các hạn chế sai sót trong quá trình đầu tư, công tác quản lý các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT và các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn khác còn bộc lộ nhược điểm, sai phạm, tùy tiện, lãng phí, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Cụ thể, đối với các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, chưa có tiêu chí lựa chọn dự án được đầu tư theo hình thức BOT; hầu hết các dự án BOT áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư và chỉ định nhà thầu thi công mà không thực hiện đấu thầu; xác định tổng mức đầu tư của dự án còn sai sót…

Ngoài ra, xác định lưu lượng phương tiện giao thông không phù hợp với thực tế. Nhiều đơn vị dựa trên số liệu thống kê của tư vấn khảo sát trong 2 - 3 ngày để nội suy lưu lượng phương tiện 365 ngày hoặc căn cứ kết quả khảo sát lưu lượng phương tiện của Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã cũ để nội suy.

Đặc biệt, KTNN phát hiện việc nghiệm thu, thanh toán còn sai sót.

Kết quả kiểm toán các dự án BOT trong năm 2016, đã giảm trừ chi phí đầu tư thực hiện hơn 1.150 tỷ đồng. Lý do là sai khối lượng 180 tỷ đồng; sai định mức trên 41 tỷ đồng; sai đơn giá 143 tỷ đồng; sai khác hoặc chưa đủ điều kiện nghiệm thu, thanh toán 785 tỷ đồng.

KTNN cũng chỉ ra thực tế chưa có cơ chế kiểm tra, kiểm soát quá trình thu phí để xác định lưu lượng phương tiện giao thông thực tế qua trạm thu phí; khoảng cách một số trạm thu phí không đảm bảo quy định tối thiểu 70 km.

Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 27 dự án được kiểm toán (riêng năm 2016 là 21 dự án) so với phương án tài chính ban đầu tới hơn 100 năm. Trong đó, dự án giảm nhiều nhất là 13 năm 1 tháng, 12 ngày (Dự án công trình mở rộng QL1, đoạn qua tỉnh Khánh Hòa).

Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (QL14) đoạn qua tỉnh Đắk Nông cũng giảm tới 12 năm 3 tháng 22 ngày. Dự án xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào KCN Phú Hữu, quận 9 (TP. HCM) giảm 11 năm. Hàng loạt dự án khác cũng giảm 5 - 9 năm thu phí.

Hợp tác tư nhân cũng… dính

Đối với các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, KTNN cho biết, một trong những sai phạm là giao dự án BT cho nhà đầu tư, chỉ định nhà đầu tư đàm phán trực tiếp hợp đồng dự án không đúng quy định; ký hợp đồng trước khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư; hợp đồng BT chưa quy định cụ thể việc thanh toán khi nhà đầu tư nhận được tiền hoàn trả, cơ cấu vốn đầu tư trong hợp đồng không đảm bảo quy định; xác định giá trị hợp đồng còn sai sót; có dự án không lập phương án tài chính.

Đơn cử, Dự án đầu tư xây dựng NM Xử lý nước thải Yên Sở, KTNN phát hiện: Nhà đầu tư tính chi phí lãi vay không phù hợp với quy định 24,4 triệu USD (tương đương 534,6 tỷ đồng). Công tác lập dự án đầu tư xây dựng NM này còn chưa chính xác, theo đó, tổng mức đầu tư lập sai 81,6 triệu USD.

Việc đền bù GPMB nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành cũng còn nhiều sai sót. Cụ thể: Dự án đầu tư xây dựng NM Xử lý nước thải Yên Sở, chi phí đầu tư giảm 147,7 triệu USD (tương đương 3.235 tỷ đồng); Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - QL1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa 31,3 tỷ đồng…

Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn khác, theo KTNN, chưa bố trí đầy đủ, kịp thời theo cơ cấu vốn trong quyết định đầu tư được phê duyệt, đặc biệt là vốn đối ứng, vốn chủ sở hữu làm tăng chi phí đầu tư; chưa chuyển đổi chủ thể hợp đồng vay khi chuyển đổi chủ đầu tư theo quy định làm tăng chi phí đầu tư; sử dụng vốn của dự án sai mục đích, không đúng đối tượng.

Chẳng hạn, Dự án đầu tư xây dựng NM Nhiệt điện Vũng Áng 1 dùng vốn thanh toán cho Dự án Sân phân phối 500 kV 73,2 tỷ đồng…

Bài liên quan

Tin mới

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2024, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.654 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận ngân hàng đưa ra cho năm 2024 ở mức 10.600 tỷ đồng, tăng 10% so với mức thực hiện của 2023.

Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024
Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024

Sáng 27/4, Sở VH,TT&DL Thanh Hóa phối hợp với UBND TP. Sầm Sơn tổ chức lễ khai mạc Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn - Cúp Thabrew Silver Beer năm 2024.

Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao
Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao.

Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan
Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan

Đoàn công tác tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch Nha Trang - Khánh Hòa vào chiều 26/4 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Dự hội nghị có ông Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa; ông Phạm Việt Hùng, Tân Đại sứ Vệt Nam tại Thái Lan.

CTCP GELEX Electric (GEE) nộp hồ sơ niêm yết 300 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE
CTCP GELEX Electric (GEE) nộp hồ sơ niêm yết 300 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã có thông báo nhận hồ sơ đăng ký niêm yết 300 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Điện lực GELEX (GELEX Electric – mã GEE – sàn UPCoM).