Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Syria tàn cuộc, Nga mưu lược trước Mỹ

Các bên âm thầm dồn lực lượng, toan tính nước cờ hiểm nhằm thủ lợi. Sự yên lặng như cây cung đã giương hết đà và chỉ đợi đối thủ sập bẫy.

Cung giương hết đà

Cuộc chiến Syria đang bước vào giai đoạn kết thúc. Hầu như tất cả các nhóm phiến quân còn lại đang dồn tại Idlib và mặt nạ của các nước lớn đã rơi xuống.

Mỹ và đồng minh bây giờ không còn lý do gì để can dự vào tình hình Syria ngoài cái cớ bảo vệ “dân chủ”, “nhân quyền” nhắm vào tổng thống Bashar al-Assad.

Đây là giai đoạn mà các nước tham gia chiến sự như Mỹ và phương Tây đang toan tính để giành lấy miếng bánh cho riêng mình, hoặc ít nhất có một vị trí ngồi tại bàn tròn giải quyết các vấn đề hậu chiến Syria.

 Syria tàn cuộc, Nga mưu lược trước Mỹ - Hình 1

Ván cờ Syria đã tàn cuộc?

Riêng Mỹ muốn kết thúc một cuộc chiến trong danh dự và giữ được vị thế, trấn an các đồng minh của mình trong khu vực.

Thổ Nhĩ Kỳ thì muốn tạo ra một vùng đệm an toàn ngoài biên giới quốc gia và nhân cơ hội tiêu diệt, làm suy yếu lực lượng người Kurd thù địch.

Israrel thì bất chấp luật pháp quốc tế lên tục không kích nhằm giảm ảnh hưởng của Iran và Hezbollah tại Syria.

Còn người Kurd, sau khi đã đứng dậy cùng đánh đuổi IS đang chiếm đóng một vùng lãnh thổ rộng lớn, đang có ý định lập quốc gia tự trị.

Quan sát tình hình chiến sự gần đây, lợi thế có vẻ như đang nghiêng nhiều về phía liên minh Nga, Syria và Iran nhưng thực tế có phải như vậy không? Liệu liên minh này có thực sự dễ dàng đập tan các nhóm phiến quân cuối cùng để thống nhất Syria? Liệu Mỹ, phương Tây, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ có ngồi yên cho phe thắng thế định liệu mọi thứ?

Syria tàn cuộc, Nga mưu lược trước Mỹ - Hình 2

Máy bay Su-34 của Nga ném bom mục tiêu tại Syria

Các động thái gần đây không cho thấy một điều như vậy. Mỹ và đồng minh đang tăng cường viện trợ cho HTS và người Kurd, không phải là các loại vũ khí hạng nặng mà là các loại vũ khí chiến thuật hiện đại sát thương cao như Javelin, pháo và UAV cảm tử,... cùng với đó là động thái liên tục đe dọa sẽ có đòn trừng phạt nếu tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học.

Mặc dù đã quá cũ, nhưng đây vẫn là lá bài quan trọng để Mỹ kiếm mọi cớ để khuấy đảo tình hình. Đặc biệt sau vụ IL-20, bằng sự ranh mãnh hai mặt của Israel, Mỹ và liên minh đang rất muốn cho “gấu” Nga nổi điên và đánh mất sự bình tĩnh, sáng suốt.

Idlib có thể đang yên lặng, cường độ cuộc chiến có thể đang giảm nhiệt nhưng không khí thì đang căng thẳng hơn. Các bên đang tích cực dồn tích lực lượng và vũ khí, toan tính những nước cờ hiểm nhằm thủ lợi. Sự yên lặng giống như cây cung đã giương hết đà, các bên chỉ đợi đối thủ sập bẫy.

Trong thời điểm này, Nga cần tỉnh táo và khôn khéo nhất và có vẻ như Tổng thống Putin đã nhận ra mình nên làm như thế nào để giải quyết cuộc chiến ít tốn kém một cách triệt để với “lợi nhuận” cao nhất.

Syria tàn cuộc, Nga mưu lược trước Mỹ - Hình 3 

Nga quyết định cung cấp S-300 cho Syria sau vụ IL-20 bị bắn rơi

Sau vụ IL-20, mặc dù cực kỳ phẫn nộ khi nhận ra Israel và phương Tây đã chơi sỏ nước Nga, phản ứng của Tổng thống Putin là cực kỳ tiết chế nếu so với vụ Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.

Vụ việc xảy ra ngay khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vừa thiết lập một lệnh ngừng bắn, vẽ ra vùng đệm nhân đạo để hạ nhiệt tình hình ngày 17/9. Có vẻ như Tổng thống Putin nắm chắc phần thắng và Syria sẽ thống nhất chỉ cần không cho phương Tây một cái cớ để tiếp tục đảo lộn mọi thứ.

Ngay sau vụ 17/9, Nga đã cung cấp S-300 cho Syria và tập trận thiết lập vùng cấm bay. Đây là một nước cờ quyết liệt của Nga, đẩy các bên tham chiến vào tình huống phải đưa ra các lựa chọn cuối cùng khó khăn nhưng có lợi cho Nga và đồng minh.

Với những diễn biến hiện tại, Nga được xem là có nhiều lựa chọn chủ động hơn cả. Sau thỏa thuận về Idlib với Thổ Nhĩ Kỳ, Nga hoàn toàn có thể đi theo hai kịch bản sau để giải quyết cuộc chiến Syria.

Kịch bản thứ nhất, Nga cùng đồng minh Syria tăng cường dồn tích quân sự, tạo thế trận vây hãm, phong tỏa tại Idlib bằng lực lượng áp đảo. Bắt tay với Thổ Nhĩ Kỳ để gây sức ép, kí hòa ước dần vô hiệu hóa lực lượng người Kurd; kiềm chế tham vọng của Iran và lực lượng Hezbollah để thỏa thuận với đối tác Do Thái vừa mắc lỗi vượt rào; dồn ép và ra tối hậu thư cho các lực lượng đối lập như HTS, IS … các lực lượng đã chịu quá nhiều thiệt hại và đang rệu rã để bức hàng.

 Syria tàn cuộc, Nga mưu lược trước Mỹ - Hình 4

Quân đội Syria nã pháo vào một mục tiêu ở Idlib

Bóc tách và vô hiệu hóa từng lực lượng, Nga sẽ dồn Mỹ vào chân tường vì mất dần các lý do để hiện diện tại Syria. Đây sẽ là kết cục ít đổ máu nhất nhưng cần thời gian không ngắn trong khi cuộc chiến đã diễn ra hơn 7 năm.

Với kịch bản này, tại Syria vẫn sẽ tồn tại một số lực lượng đầy mâu thuẫn bị ràng buộc, kiềm chế bởi các thỏa thuận mong manh mà giải quyết vấn đề người Kurd có lẽ là đau đầu và nhạy cảm nhất.

Kịch bản thứ hai, Nga và Syria sẽ bí mật tạo thế, nghi binh ru ngủ đối phương trên mặt trận ngoại giao, bất thần ra đòn hạ gục đối thủ bằng cách tấn công dồn dập của không quân Nga, Syria và lực lượng Hổ Syria, đánh sập mọi lực lượng phiến quân đối lập tại Idlib trong thời gian ngắn nhất trước khi Mỹ và đồng minh kịp trở tay.

Biến mọi thứ thành sự đã rồi, Nga sau đó sẽ bắt tay với Thổ Nhĩ Kỳ dồn ép người Kurd phân tán về các khu vực Đông Bắc như trước khi bắt đầu cuộc chiến.

Trong trường hợp này Nga chắc chắn không thể không để ý đến cái gai mà Mỹ đã cắm trên chiến trường Syria tại al-Tanf. Đó chính là căn cứ đồn trú của hàng ngàn lính Mỹ đang tham chiến trực tiếp hoặc đang huấn luyện các lực lượng “dân chủ” thân Mỹ, được phòng thủ cực mạnh và được yểm lá bùa “lằn ranh đỏ” của Tổng thống Trump.

Syria tàn cuộc, Nga mưu lược trước Mỹ - Hình 5

Tàu USS Porter của Mỹ phóng tên lửa Tomahawl tấn công Syria ngày 14/4/2018

Cái giá phải trả sẽ cực cao nếu Nga và Syria, Iran không kết thúc mọi thứ trong thời gian ngắn đủ để biến phản ứng của các bên thành sự lỗi thời hoặc không xử lý hiệu quả vấn đề người Kurd. Cuộc chiến sẽ lại giằng co ác liệt và Mỹ lại kiếm cớ để biến Syria thành vùng không kích tự do.

Liệu người Kurd có cam tâm trả lại vùng lãnh thổ rộng lớn cùng các mỏ dầu hay không? Khi bị dồn ép liệu có trở nên thân Mỹ hơn hay không? Đây sẽ là tình huống hết sức khó đoán và khó kiểm soát đối với liên minh Nga, Syria, Iran. Như vậy kịch bản thứ nhất là khả thi hơn và có vẻ như đã được lựa chọn.

Nhưng liệu những bộ não chiến lược của ông Trump có biết điều này hay không? Liệu Mỹ có ngồi yên để Nga nhổ đi nốt những cái rễ cuối cùng đang bám vào mảnh đất Syria hay không?

Khi mọi con mắt đang đổ dồn mọi sự chú ý vào Idlib, làm sao chắc chắn Mỹ đang không âm thầm mở ra một mặt trận mới với một con bài mang danh lực lượng dân chủ nào đó trên đất Syria?

Không gì là không thể đối với Mỹ khi họ biết Nga và đồng minh Syria đang cố nhẫn nại kết thúc cuộc chiến mà lãnh thổ của Syria thì không phải nhỏ. Nhiều lực lượng tôn giáo đã bị cực đoan hóa trong cuộc chiến vẫn đang tồn tại không chỉ ở Idlib.

Quan trọng hơn là trữ lượng dầu mỏ tại Syria cũng rất nhiều!

Theo Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, quá khổ quá tải,...
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, quá khổ quá tải,...

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024, Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma tuý; chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn; điều khiển xe chạy không đúng tốc độ quy định,...

Công dân có được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Công dân có được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?

Bộ Công an trả lời người dân về quyền khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.

Độc đáo Lễ rước và dựng Cây đình liệu khổng lồ tại Đền Lộng Khê
Độc đáo Lễ rước và dựng Cây đình liệu khổng lồ tại Đền Lộng Khê

Theo thông lệ, sáng ngày 18/3 âm lịch hàng năm, tại xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, sẽ diễn ra tục rước và dựng Cây đình liệu Đền Lộng Khê. Đây là điểm độc đáo của Lễ hội tại Di tích lịch sử Quốc gia Đền Lộng Khê, được người dân và chính quyền địa phương lưu giữ cho đến ngày nay.

Thêm đối tượng được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội
Thêm đối tượng được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội

Ngoài đối tượng người có công với cách mạng, tại Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014, Điều 76 Luật Nhà ở năm 2023 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025) còn quy định các nhóm đối tượng khác như người thu nhập thấp tại khu vực đô thị nếu đáp ứng điều kiện theo quy định sẽ được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội.

Khai trương tuyến xe buýt Đà Nẵng – Quảng Nam trong dịp lễ 30/4
Khai trương tuyến xe buýt Đà Nẵng – Quảng Nam trong dịp lễ 30/4

Được biết, dự kiến giá vé toàn tuyến cho lộ trình xe buýt từ TP. Đà Nẵng đi TP. Tam Kỳ có giá vé từ 39.000 đồng và 35.000 đồng cho lộ trình từ TP. Đà Nẵng đi TP. Hội An, được nhiều người dân đánh giá là hợp lý, hấp dẫn và hứa hẹn sẽ được nhiều người ủng hộ.

Sinh viên Trường Đại học Phan Thiết nhận học bổng Năng lượng tương lai năm 2024
Sinh viên Trường Đại học Phan Thiết nhận học bổng Năng lượng tương lai năm 2024

AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với Trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.